VNCH CÓ NHÀ THƯƠNG-CHXHCNVH CÓ NHÀ GHÉT
Nhà thương là tiếng của người miền nam dùng trước 1975 để nói đến nơi chửa trị và khám bệnh. Không ai biết nguồn gốc của cụm từ "nhà thưong", cũng chẳng biết ai đã dịch ra tên gọi nhà thương? Lại còn có cụm từ " nhà thương thí", đó là những nơi trị bệnh không lấy tiền nữa. Chữ “thương” nơi đây chắc hẳn là nghĩa của từ thương yêu, thương cảm, vì các hoạt động chữa bệnh trong nhà thương có thể hiểu trùng nghĩa với sự cứu tế, giúp người. Cho nên cả hai phía, người chữa bệnh cho bệnh nhân và bệnh nhân, cùng cư xử với nhau trên nền tảng chữ “thương” ấy.
Hai tiếng “nhà thương” vẫn còn được nghe khá phổ biến ở dân tình trong Nam, đặc biệt những nơi quê mùa chân chất. Người miền Nam vẫn quen gọi, quen hiểu các danh xưng nhà thương Chợ Rẫy, nhà thương điên Biên Hòa ( chuyên khao thần kinh)… trước 1975 miền nam, các nhà thương hầu hết là nhà thương thí, tức là bệnh nhân vào khám và trị bệnh không mất tiền, thuốc cũng miển phí ngọai trừ một số thuốc được liệt kê theo toa bác sĩ là phải bỏ tiền ra mua ở nhà thuốc tây bên ngoài nhà thương.
Vùng Sài Gòn và Chợ Lớn có rất nhiều bệnh viện công ( nhà thương thí) lớn để chửa trị cho dân thủ đô không phân biệt giai cấp nghèo giàu, cán bộ hay dân. Một vài nhà thương ( Bệnh Viện) lớn ở SG như Chợ Rẩy, Vì Dân, Sài Gòn, nhà thương Hùng Vương, Chợ Quán, Từ Dủ, Cơ Đốc, Hùng Vương, Grall xây dựng năm 1879, người thành phố quen gọi là bệnh viện Đồn Đất, dành cho người giàu có và Pháp kiều, nhà thương Nhi Đồng ( dành cho trẻ em). Ngoài ra còn có một số nhà thương của người Hoa quản lý Như Bệnh Viện Triều Châu, An Bình, Sùng Chính, Phúc Kiến, Quảng Đông. Gia Đình thì có BV Ung thư Nguyễn Văn Học -Gia Định...... Xem:https://sggdpost.wordpress.com/…/…/26/saigon-nha-thuong-thi/
Ngoài ra còn phải kể hệ thống Nhà Thương THÍ của giáo hội Công Giáo như : Bệnh viện lao , SanPaul ,Ung thư ,Thánh Mẫu (khu Ông Tạ) , Thánh Tâm Hố Nai...những Nhà Thương này chữa trị cho tất cả mọi người ,nhất là người nghèo khó...và được sự chăm sóc của các Soeur rất ân cần và yêu thương .
Ngoài ra còn phải kể hệ thống Nhà Thương THÍ của giáo hội Công Giáo như : Bệnh viện lao , SanPaul ,Ung thư ,Thánh Mẫu (khu Ông Tạ) , Thánh Tâm Hố Nai...những Nhà Thương này chữa trị cho tất cả mọi người ,nhất là người nghèo khó...và được sự chăm sóc của các Soeur rất ân cần và yêu thương .
Đặc biệt tại Sài Gòn còn có một nhà thương mang tên là "Bệnh Viện Vì Dân" https://www.youtube.com/watch?v=7Sv61eKbHVw
Bệnh viện Vì Dân được thành lập vào ngày 04/09/1971 do bà Nguyễn Thị Mai Anh phu nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia…
Bệnh viện Vì Dân (BVVD) của VNCH là một Bệnh viện tư, nhưng được điều hành như một Bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn.
Đến khi quân cướp nước vào miền nam chúng lấy ngay cái bệnh viện này để chửa trị cho giai cấp bóc lột và thống trị cho tầng lớp trung cấp và cao cấp, còn nhân dân thì mặc kệ. Vì dân của cộng sản là thế, "giải phóng" xong là tất cả bệnh viện đều thu phí, không còn chế độ miên phí như thời của ngụy quyền VNCH từ đó" nhà thương" trở thành "nhà ghét".
Đáng lý nhà thương là nơi chứa đầy những trái tim nhân ái, yêu thương đồng loại và nhất là phải hết mình vì dân như thời ngụy VNCH chăm sóc bệnh nhân. Người dân bước vào bệnh viện là gặp ngay đám bảo vệ hách dịch của cửa BOT số 1, tiếp đến là đám y tá đây là cửa BOT số 2 phải có phong bì, qua được 2 cửa BOT 2 này, rồi mới đến cửa BOT chót là vào gặp quan lớn tức ông Bác Sĩ, nơi đây người bệnh nặng phải chi thêm phong bì, thì người thân của mình mới được chăm sóc tận tình hơn. BOT Bệnh Viện, là những trạm thu phí đúng qui trình trong các bệnh viện vì dân của nước CHXHCNVN. "Giải phóng" của thời đồ đểu là như thế! Nhà thương không tiếp nhận những người nghèo không có tiền để chửa trị, vì nơi đây tiền trao cháo múc, không có nhân ái không còn yêu thương, không làm từ thiện như VNCH, thương bây giờ được người cs giải phóng thành ghét. Tuy vậy đám Mafia csVN vẩn luôn miệng tuyên truyền cái gì cũng vì dân (?!?). Để bịp dân, chúng khoát lên người bộ áo mang hai chử nhân dân: UBND, CAND, QDND..v.v..trong nước CHXHCNVN tuyệt đối không có "nhà thương" nào hết chỉ có "nhà ghét" mà thôi,lương y thì như dì ghẻ. Và cũng không có một bệnh viện nào "vì dân" chỉ "vì cán bộ đảng viên" mà thôi. Bởi thế người dân gọi chế độ cộng sản là tà quyền không ngoa chút nào. Dân nghèo không có tiền thì nàm chờ chết, hoặc kêu gọi lòng thương của đồng bào hảo tâm." Vì dân" của cộng sản chỉ trong lý thuyết, giống như Karl Marx đã từng mơ về thiên đàng XHCN vào đầu thế kỷ 19. Dân VN đã từng sống qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt nhưng chưa có thời nào khốn nạn như thời kỳ đồ đểu, bắt đầu từ ngày 30.4.1975 cho đến nay, dân được đảng ưu ái trao từng cái bánh vẽ để ăn từ năm này qua năm kia.
TỪ "BỆNH VIỆN VÌ DÂN" THÀNH NƠI CỦA GIAI CẤP THỐNG TRỊ
Bệnh Viện Vì Dân của VNCH xây dựng cho dân nghèo ở Sài Gòn, sau khi cướp xong miền nam phe gọi là thắng cuộc biến thành " Bệnh viện K71 Quân Giải phóng Miền Nam" sau cùng đổi thành Bệnh viện Thống Nhất - có nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, nhân dân các tỉnh phía Nam và khu vực lân cận. Đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe Trung ương.Tới nay 43 năm chiếm đóng miền nam đảng và nhà nước chưa bao giờ xây dựng được hệ thống y tế hoàn hảo như VNCH đã làm trước đó nửa thế kỷ. Bệnh Viện Vì Dân từ ngày đó miễn tiếp dân.
Ngoài BVVD Sài Gòn ngày xưa còn có một bệnh viện lớn khác là Bệnh Viện Chợ Rẩy, một BV với nhiều phương tiện y khoa tối tân vào thời đó. Đây cũng là một nhà thương công, không lấy tiền khám và chửa trị của bệnh nhân.
Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm 1900, lúc đó có tên chính thức tiếng Pháp là Hôpital Municipal de Cholon (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895.
Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m² với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.
Bệnh viện Chợ Rẫy trước 1976 là cơ sở điều trị và còn là trường sở của Trường Đại học Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Chợ Rẫy là bệnh viện thực tập các môn nội khoa, ngoại khoa, tai-mũi-họng, nhãn khoa cùng là nơi giảng dạy môn cơ thể học. Năm 1971, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (qua hình thức bồi thường chiến tranh) để tái xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m² cùng với những trang bị tối tân trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng 6 năm 1974 với tòa nhà 11 tầng.
SỰ TỆ HẠI CỦA NGÀNH Y TẾ CHXHCNVN.
Buồn cười nhất cho cái tệ hại về chất lượng của nhân viên thuộc BYT: VN là một trong 14 quốc gia nhận tài trợ 1 tỷ USD của PEFFAR cho phòng chống HIV/AIDS, nhưng trong các hội nghị gần đây nhất về HIV/AIDS khu vực châu Á-Thái bình dương, đoàn VN dù tham gia với số lượng đông nhưng gần như không bao giờ làm chủ tọa một phiên họp toàn thể nào, và hầu hết thông qua phiên dịch.
Hồi giữa năm 2016, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) công bố số liệu đã được khảo sát, cho thấy chỉ trong vòng 2 năm có đến gần 16.000 nhân viên y tế bị bệnh nhân và người nhà phản ảnh qua đường dây nóng về thái độ phục vụ. Nguồn: https://www.rfa.org/…/current-medical-situation-in-vietnam-…
Và gần 3.700 cơ sở y tế và dược phẩm trong số 20.000 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y dược được thanh tra trong năm 2014 đã vi phạm nghề nghiệp. Vụ rình rang nhất của BYT là việc nhập thuốc trị ung thư giả từ cơ quan đầu nảo về y tế của CHXHCNVN. Nguồn: https://nld.com.vn/…/chu-muu-nhap-thuoc-chua-ung-thu-gia-ph…. Tong năm 2014, một số cơ sỏ y tế sau khi thanh tra, đã có có 114 cơ sở bị đình chỉ hoạt động, 44 cơ sở khác bị cảnh cáo, một bác sĩ bị tước bằng cấp. Nguồn:https://www.rfa.org/…/3700-medical-facilities-n-pharmacies-…
Mượn nhận định của MS Nguyễn Trung Tôn để thay đoạn kết: "Thực trạng về ngành y – ngành thay vì được ví như “Người Mẹ Hiền” – bây giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.
Hy vọng với bài viết này giới trẻ và đồng bào đang sống trong nước sẽ thấy rỏ được bộ mặt thật của người cs để có một quyết định chính chắn cho mình và tương lai con em mình. Đó cũng là trách nhiệm chúng ta ngày hôm nay nhằm để giải thể một chế độ quá bẩn thỉu về đũ mọi mặt, để VN còn có thể sánh cùng với bè bạn khắp năm châu.
Nguyễn thị Hồng 25.4.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét