Powered By Blogger

 CỘNG SẢN VN ĐÃ MUA CÁC VŨ KHÍ QUÂN SỰ  TỪ ISRAEL 

Trong khi nhiều nước phương Tây dè chừng về việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam vì “lằn ranh đỏ” do Mỹ dựng lên, Israel đã biết lựa chọn những vũ khí có mức độ liên quan vừa phải đến những công nghệ nguồn của Mỹ để bán lại cho csvn.

Hiện nay Israel là nước bán vũ khí lớn thứ hai cho Việt Nam, chỉ sau Nga, vào năm 2019, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhoml (SIPRI). Ngoài hợp tác quân sự, Israel còn là một trong những nước hiếm hoi bán công nghệ sản xuất vũ khí tối tân cho Việt Nam, như dây chuyền sản xuất súng bộ binh Galil ACE 31/32 tại Nhà máy Z-111 thuộc Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng.

Binh chủng Hải quân lính thủy đánh bộ (tiếng vc) của Hải quân Nhân dân Việt Nam sử dụng phần lớn các vũ khí Israel . Hợp đồng thiết bị quân sự Việt Nam - Israel tập trung chủ yếu dưới ba hình thức : 

Thứ nhất: VN mua các vũ khí quốc phòng thủ như: đã đặt mua 5 Hệ thống hỏa tiễn phòng không SPYDER ; tổ hợp radar  ELM-2288ER và ELM-2022 ; một số loại súng của hãng Israel Military Industries (IMI), súng tấn công Tavor, súng chống tăng Matador, hệ thống pháo phản lực bắn loạt tối tân như Extra, Accular.

Thứ hai: VN mua một số các trang bị tối tân của Israel tân trang cho các máy bay trinh Israel thỏa thuận bán cho Việt Nam 3 máy bay không người lái loại  tấn công, tức máy bay có khả năng mang võ khí cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, trị giá $160 triệu, theo báo Globe online. Tính ra mỗi chiếc lên tới $53 triệu, tương đương với giá một chiếc khu trục đa năng Sukhoi SU-30MK2 Việt Nam mua của Nga. Nó có thể bay cao hơn 14,000 mét trong tầm hoạt động tới hơn 7,000km và ở trên không liên tục suốt 30 giờ.

Thứ ba: Chuyển giao từ A-Z dây chuyền sản xuất súng bộ binh tối tân như Galil ACE 31/32 tại Nhà máy Z111 thuộc Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng. Chính dây chuyền này đã giúp Việt Nam tự sản xuất nhiều dòng súng “Made in Vietnam” thích ứng với nhu cầu của Việt Nam : sản xuất súng tiểu liên AK, súng máy PKMS, súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm. Ngoài ra, Việt Nam tự cho ra đời hai mẫu súng trường tấn công thực sự “Made in Vietnam” đầu tiên, mang tên GK1 và GK3, dựa trên sự kết hợp những ưu điểm của hai dòng súng Galil ACE và AK ; chuyển giao công nghệ nâng cấp xe tăng T-54/55 và một số loại xe thiếp giáp...

Theo báo chí gia nô trong nước loan tin, đây chính sự “đi tắt đón đầu” để làm chủ công nghệ thiết bị quốc phòng vì không phải quốc gia nào cũng sẵn sàng chia sẻ cho các đối tác chiến lược như Israel. Trong khi nhiều nước phương Tây dè chừng về việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam vì “lằn ranh đỏ” do Mỹ dựng lên. Tuy vậy Israel cũng biết lựa chọn những vũ khí có mức độ vừa phải để cung cấp cho VN.

Theo nhận điịnh của nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, chuyên gia về Việt Nam, giám đốc khu vực châu Phi - châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Tính từ khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Hà Nội vào năm 2016. Vào thời điểm đó, một mối quan hệ tay ba được hình thành giữa các nhà cung cấp vũ khí lớn của Israel, mối quan hệ của những công ty này với các tập đoàn Mỹ và khả năng xuất khẩu cho Việt Nam những trang thiết bị nhạy cảm.

Một vấn đề quan trọng khác cho việc phòng thủ của VN là xu huớng công nghệ điện tử trang bị trong các vũ khí vũ khí quốc phòng. Hiện tại, Quân đội  Việt Nam đã thỏa thuận được với Israel  ba loại trang bị cho quân đội VN về các lĩnh vực như: an ninh mạng, máy bay không người lái và các công nghệ  do thám và không ảnh. Đây là 3 lãnh vực mà VN đang cần trong việc phòng thủ trước sự gia tăng cường độ áp lực quân sự của Tàu cộng trên biển đông cũng như áp lức bất chợt đánh úp vn.

Trong thời điểm hiện tại ngành công nghiệp quốc phòng Nga bị cấm vận trên thế giới từ vài năm nay nên phần nào đó hạn chế mối quan hệ truyền thống vững mạnh giữa Nga và Việt Nam về mặt trao đổi vũ khí. Nói rõ hơn là Việt Nam hiện không còn mua của Nga những trang thiết bị thực sự đáp ứng được nhu cầu của họ. 

Một điểm khác, cũng rất quan trọng, đó là việc Hà Nội dè chừng việc các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nga đã xích lại gần Trung Quốc rất khắn khít từ nhiều năm qua.


Được biết sau khi sản xuất được loại súng Galil ACE 31, năm 2019 cộng sản VN đã bắt đầu bán lại cho Lào.

Những năm qua Israel cũng đã giúp Việt Nam tân trang cải tiến một số xe tăng T-55. 

CÁC KHÍ TÀI KHÁC ĐANG CÓ MẶT TRONG QĐND

Ngoai các vũ khí của Israel, trong vài năm gần đây cộng sản VN cũng mua  64 chiếc loại T-90S/SK, để phục vụ trong biên chế Lữ đoàn xe tăng 201. Được biết, xe tăng T-90S và T-90SK mới được phía Nga bàn giao cho Binh chủng Tăng – Thiết giáp từ cuối năm 2018.

Trước khi mua khí tài của Israel, Việt Nam trong hai thập niên vừa qua đã đã tích cực, trong việc chủ động mua dây chuyền chuyển giao công nghệ và tự mua thiết kế để đóng được những tàu quân sự được cho là tối tân.

Theo nhận định của Chuyên gia quân sự Andrei Bykov, chủ trang chuyên phân tích quân sự chính trị Kính Tiềm Vọng 2 (Periscope 2) của Nga mới đây có một bài viết nói về những chiến lược hợp tác đóng tàu quân sự linh hoạt, mạnh mẽ và những kinh nghiệm, thành tựu của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam trong thời gian gần đây.

Chiếc tàu trang bị hỏa tiễn duy nhất BPS-500 thuộc dự án KBO 2000 được Việt Nam - đóng dưới sự hổ trợ của Nga 

KBO 2000 là một dự án hợp tác đóng tàu quân sự giữa Nga và Việt Nam, trong đó đại diện phía Nga là Cục thiết kế phương Bắc (SPKB). Trong dự án này, SPKB đã tham gia thiết kế ra đề án tàu hộ tống tên lửa BPS-500 theo yêu cầu của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Chiếc tàu hỏa tiễn BPS-500 đầu tiên được đóng tại nhà máy đóng tàu ở thành phố Hồ Chí Minh (xưởng Ba Son cũ của VNCH) với sự hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp trang thiết bị, linh kiện phụ tùng từ Nga. Tàu trang bị hỏa tiễn  BPS-500 có chiều dài 62,2 m, tải trọng 609 tấn, được trang bị với động cơ diesel MTU, làm cho con tàu có thể tăng tốc độ tới 32,5 hải lý/giờ, hệ thống vũ khí bao gồm được trang bị với 8 hỏa tiễn chống tàu Kh-35 Uran. Ban đầu, dự án này đã được Việt Nam lên kế hoạch để đóng tới 10 tàu, nhưng cuối cùng chỉ có một chiếc, mang số hiệu HQ-381 được đóng hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1999. Dự án này sau đó bị dừng hẳn vì là công nghệ cũ lỗi thời của Nga được Nga gạ bán cho các tham quan trong BQP. Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/HQ-272

Sáng 9/10/2017, Tổng Công ty Ba Son đã bàn giao cặp tàu có trang bị hỏa tiễn Molniya mang số hiệu 382 và 383 cho Hải quân Việt Nam.

Hai chiếc tàu trang bị hỏa tiễn mới nhất đã được bàn giao cho Lữ đoàn 167, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Cặp tàu tên lửa M5, M6 (mang số hiệu 382, 383) nằm trong lô 6 chiếc đầu được Quân chủng hải quân ký hợp đồng đóng mới với Tổng Công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) từ năm 2009 dưới hình thức chuyển giao công nghệ từ Nga. Nguồn: https://baonghean.vn/hai-quan-viet-nam-dua-2-tau-molniya-moi-vao-trang-bi-155126.html

Tóm lại các vũ khí mà các trạng nổ của Bộ Quốc Phòng CHXHCNVN nói là do VN sản xuất súng cá nhân, là từ việc mua bản quyền từ Israel, còn các tàu chiến trang bị hỏa tiển cũng mua bản quyền từ Nga. Như xe Vinfast gọi là Ma Dzê in VN nhưng đó hệ thống sản xuất lỗi thời của BMW Đức bán lại cho tỉ phú mì tôm Phạm Nhật Vượng. Hiện tại khả năng sản xuất khí tài của VN chỉ mới ở giai đoạn lắp ráp, chưa có thể gọi là tự sản xuất được . Tuy nhiên các tham quan lãnh đạo trong BQP đều cầm đèn chạy trước Ô Tô, để thoát được cái ngu truyền thống của các đỉnh cao trí tuệ  tự tôn Pắc Bó.

Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 30.03.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét