ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI DO THÁI (ISRAEL)
Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống được ghi nhận hiện hữu vào khoảng 1800 TCN bằng những câu chuyện được ghi lại trong Kinh Thánh, và về sự ra đời của đạo Do Thái. Tấm bia Merneptah, có niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, một tôn giáo đầu tiên được thấy xuất hiện và phát triển tại khu vực này. Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng được những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Vương quốc Israel và Judah Thống nhất và từ đó cai quản Mười hai chi tộc Israel.
Vào năm 970 TCN, con của vua David là vua Solomon trở thành vua của Israel. Trong vòng mười năm, Solomon bắt đầu xây dựng Đền thờ thiêng liêng được biết đến như là Đền thờ Đầu tiên. Khi Solomon chết (khoảng 930 TCN), mười chi tộc phía bắc tách ra để thành lập Vương quốc Israel.
DO THÁI BỊ CHIẾM ĐÓNG VÀ LƯU VONG
Vào năm 722 TCN người xứ Assyria chinh phục vương quốc Israel, làm người Israel phải sống lưu vong khắp các nơi, và bắt đầu cho sự hình thành một cộng đồng Do Thái hải ngoại, người Do Thái trở thành những người dân tỵ nạn đầu tiên trên thế giới.
ĐỀN THỜ DO THÁI BỊ PHÁ HỦY LẦN NHẤT
Giai đoạn Đền Thờ thứ nhất kết thúc vào khoảng 586 trước Công Nguyên, khi vua nước Babylon là Nebuchadnezzar II thân chinh đốc suất đại binh phạt Vương quốc Judah và phá hủy đền thờ Do Thái.
Ông ta cướp bóc sạch các kho báu trong đền thờ, và còn đày ải nhiều người Do Thái. Những người Do Thái khác từ đó cũng phải đi tha hương rồi đến định cư ở các nước khác.
Vào năm 538 trước Công Nguyên, vua nước Ba Tư là đại đế Cyrus thân chinh điều động binh mã tinh nhuệ phạt nước Babylon và lật đổ Belshazzar, tiêu diệt luôn cả Đế quốc của Nebuchadnezzar II. Cyrus sau diệt được đế quốc Nebuchadnezza II, ông liền tuyên bố:
“Cyrus, vua Ba Tư, nói : Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã ban cho ta các nước thế gian, và biểu ta xây cất cho Ngài một ngôi đền tại Jerusalem trong xứ Judah. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Jerusalem; nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người !”
Thế rồi, không những dân Do Thái mà tất cả các dân tộc tù đày trong Đế quốc Babylon đều được vua Cyrus Đại Đế ban bố tự do cho trở về cố hương. Khác xa với cách đối xử của các vua Ai Cập và Babylon trước đây.
DÂN DO THÁI VỀ LẠI CỐ HƯƠNG
Quan Tổng đốc tỉnh Judah là Sheshbazzar - người có dòng dõi vua David - dẫn nhóm người Do Thái đầu tiên trở về thành Jerusalem. Hai năm sau, tức năm 536 trước Công Nguyên, người cháu của David là Zerubabbel dẫn thêm một nhóm người Do Thái thứ hai trở về cố hương, chấm dứt kiếp tù đày của họ. Trở về, trước cảnh hoang tàn của thành Jerusalem họ hết mực đau buồn. Kể từ triều đại Cyrus Đại Đế, dân Do Thái cũng xuất hiện ở Iran. Ông cũng ban của cải và vật liệu xây dựng đền thờ cho vị quan Tổng đốc này. Từ năm 538 TCN cho đến năm 535 TCN, quan Tổng đốc Zerubabbel đã dẫn dắt nhóm người Do Thái đầu tiên về quê hương. Với chính sách tự do tôn giáo, triều đình Cyrus Đại Đế còn bỏ ra tiền của ngân khố quốc gia Ba Tư giúp nhân dân Do Thái xây dựng lại đền thờ.
Việc xây dựng Đền thờ thứ hai, được hoàn thành vào năm 516 TCN dưới triều vua Darius Đại Đế (70 năm sau khi Đền thờ Thứ nhất bị phá hủy).
Khi Alexander Đại Đế chinh phục Đế quốc Ba Tư, vùng đất Israel rơi vào quyền cai trị của người Hy Lạp cổ (Hellenistic Greek), cuối cùng lại mất vào tay Vương quốc Ptolemaios rồi lại mất vào tay Vương quốc Seleukos.
Triều đình Seleukos cố gắng cải tạo lại Jerusalem khi một thành phố theo văn minh Hy Lạp trở thành người đứng đầu sau khởi nghĩa Maqabim thành công năm 168 TCN lãnh đạo bởi tu sỹ Mattathias cùng với 5 người con trai của ông chống lại Antiochus Epiphanes, và họ thành lập Vương quốc Hasmoneus năm 152 TCN với Jerusalem một lần nữa là kinh đô của vương quốc. Vương quốc Hasmoneus kéo dài trên một trăm năm, nhưng sau đó khi Đế quốc La Mã trở nên hùng mạnh hơn họ đưa Herod lên làm vua chư hầu người Do Thái. Vương quốc của vua Herod cũng kéo dài trên một trăm năm. Bị người Do Thái đánh bại trong cuộc khởi nghĩa Do Thái thứ nhất năm 70, cuộc chiến tranh Do Thái - La Mã đầu tiên và cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba năm 135 đã đóng góp đáng kể vào số lượng và địa lý của cộng đồng Do Thái ở nước ngoài, do một phần lớn dân số Do Thái của vùng đất Israel bị trục xuất rồi bị bán làm nô lệ trong toàn Đế quốc La Mã. Kể từ đó, những người Do Thái đã sống tạm trên những nước khác khắp của thế giới, chủ yếu là ở châu Âu và vùng Trung Đông mở rộng, họ phải trải qua nhiều sự ngược đãi, đàn áp, nghèo đói, và ngay cả diệt chủng (xem: chủ nghĩa bài Do Thái, Holocaust), với thỉnh thoảng một vài giai đoạn phát triển hưng thịnh về văn hóa, kinh tế, và tài sản cá nhân ở nhiều nơi khác nhau (chẳng hạn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan và Hoa Kỳ).
NGÔI ĐỀN THIÊNG BỊ PHÁ HŨY LẦN HAI
Vào năm 70 của Công Nguyên, khi người người La Mã chiếm đóng Do Thái đã phá hủy ngôi đền thiêng này. Vết tích của ngôi đền này, giờ đây chỉ còn lại "bức tường than khóc". Bức tường này, nằm ở phía tây thành phố cổ Jerusalem (Israel), bức tường này là một trong những thánh địa cổ nhất và là một trong những địa điểm cầu nguyện thiêng liêng nhất của người Do Thái giáo. Tại đây các tín đồ có khuynh hướng thành kính viết một lời nguyện cầu trên một mảnh giấy và đặt giấy này trong một khe nhỏ nào đó trong bức tường.
Bức tường "Than Khóc " ở Jerusalem là chứng của đền thờ Do Thái Giáo đã tồn tại ở nơi đây gần 3000 năm, nó còn là một sử liệu xác định sự hiện diện của sắc dân Do Thái và còn được coi là bia chủ quyền của người Do Thái đã lập ra tại vùng đất thánh địa này từ trước các sắc tộc khác có mặt ở nơi này.
THẬP TỰ CHINH ĐỂ CHIẾM JERUSALEM
Đối với quyền lực Thiên chúa giáo nắm giữ dây cương ở châu Âu, không thể chấp nhận được rằng Thánh địa của Thiên Chúa Giáo nằm trong tay Hồi giáo. Do đó, các cuộc xâm lược khác nhau được gọi là thập tự chinh đã được thực hiện. Cuộc thập tự chinh đầu tiên vào năm 1099 đã thành lập Vương quốc Công giáo Jerusalem. Hồi giáo và Do Thái bị tàn sát mà không có sự phân biệt trong phong trào.
Sự lưu vong 2.000 năm của người Do Thái bắt đầu từ Đế quốc La Mã, người Do Thái phải sống rải rác khắp mọi nơi trong đế quốc La Mã, và từ vùng đất này đến miền đất khác, người Do Thái định cư ở bất cứ nơi nào mà họ có thể được sống tự do đủ để thực hành Do Thái giáo của họ. Trong quá trình di cư, trung tâm cuộc sống Do Thái di chuyển từ Babylonia đến bán đảo Iberia rồi đến Ba Lan, rồi lại đến Hoa Kỳ và tiếp theo là Chủ nghĩa phục quốc Do Thái để quay trở về vùng đất Israel.
CUỘC CHIẾN GIỬA DO THÁI VÀ PALESTINE ĐỂ GIÀNH NHAU THÁNH ĐỊA JERUSALEM
Sau hàng thiên niên kỷ vất vả để lập quốc và được trở về cố hương Jerusalem vùng đất thánh của dân Do Thái. Jerusalem đối với người Do Thái, đó là quê hương của tổ tiên họ, cũng là nơi phát xuất ra Do Thái Giáo. Đây là vùng mà người Ả Rập Palestine cũng tuyên bố chủ quyền này của Do Thái vì nơi đây cũng là thánh địa của Hồi Giáo luôn cả Thiên Chúa giáo.
NGƯỜI DO THÁI LÀ DÂN BẢN ĐỊA TẠI JERUSALEM.
Căn cứ vào sự xuất hiện của các tôn giáo thì Do Thái Giáo được coi là có mặt tại đây trước hơn hai tôn giáo kia. Có nghĩa là người Do Thái đã định cư tại vùng đất này trước hơn người Palestine và các sắc dân khác. Sở dĩ Hồi Giáo và Thiên Chúa giáo có mặt ở thánh địa này, là vì trong thời gian này đất nước Do Thái đã bị các đế chế hùng mạnh chiếm đóng và cai trị, dân Do Thái đã phải bõ nước đi tị nạn khắp nơi trên thế giới. Thế là Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo đã xuất hiện ở nơi này trên đất Do Thái, trong tình trạng bị các đế chế hùng mạnh thời bấy giờ chiếm đóng.
Tới giữa thế kỷ 19, Lãnh thổ Israel từng là một phần của Đế chế Ottoman (Thổ Nhị Kỳ) với đa số dân Hồi giáo và Ả rập theo Thiên chúa giáo sinh sống, cũng như người Do Thái, Hy Lạp, Druze, Bedouin và các dân tộc thiểu số khác.
Tới năm 1844, người Do Thái là nhóm người đông đảo nhất (và tới năm 1890 trở thành đa số tuyệt đối) ở một số thành phố, nhất là tại Jerusalem. Hơn nữa, ngoài những cộng đồng tôn giáo truyền thống Do Thái đó, được gọi là Old Yishuv.
Năm 1917, Chính phủ Anh Quốc "nhìn nhận với sự ưu tiên việc thành lập tại Palestine một nhà nước quê hương cho người Do Thái"..."nó được hiểu rõ ràng rằng không hành động nào có thể được thực hiện nếu nó có thể làm tổn hại cho các quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng không phải Do Thái đang sinh sống ở Palestine". Sự nhìn nhận này được một số nước ủng hộ, gồm cả Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Liên đoàn quốc gia giao cho Anh Quốc quyền quản trị Palestine.
Đến khi Đức Quốc Xã tàn sát người Do Thái ở Âu Châu, nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp người Do Thái thoát sự phong tỏa của Anh ở vùng này, để đưa người Do Thái về lại Jerusalem.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh Quốc đã bày tỏ ý định muốn rút chân ra khỏi Palestin vốn đang được đặt dưới quyền cai quản của mình.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề nghị việc chia cắt Palestin ra là hai nhà nước, Ả Rập và Do Thái cùng với khu vực Jerusalem được đặt dưới sự kiểm soát của Liên hiệp quốc. Đa số người Do Thái chấp nhận đề xuất này, trong khi đa số người Ả rập tại Palestine phản đối. Người Ả rập hoàn toàn bác bỏ ý tưởng về một nhà nước Do Thái tại Palestine, thế là cuộc chiến giửa khối Ả Rập, Palestine và Do Thái đã diễn ra suốt từ những ngày có sự phân chia này.
Năm 1947, Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu cho Palestine được tách thành các nhà nước Do Thái và Ả Rập riêng biệt, với Jerusalem trở thành một thành phố quốc tế. Kế hoạch đó đã được các nhà lãnh đạo Do Thái chấp nhận nhưng bị phía Ả Rập bác bỏ và không bao giờ thực hiện. Đó cũng là nguyên nhân mà nhiều nước trên thế giới đã công nhận nhà nước Do Thái khi ra đời vào giửa thế kỷ XX.
Năm 1948, không thể giải quyết được vấn đề tại đây, người Anh rút ra khỏi ảnh hưởng tại vùng tranh chấp này và các nhà lãnh đạo Do Thái tuyên bố thành lập nhà nước Israel.
Nhiều người Palestine phản đối và một cuộc chiến xảy ra sau đó. Quân đội từ các nước Ả Rập láng giềng tiến vào. Hàng trăm nghìn người Palestine chạy trốn hoặc buộc phải rời khỏi nơi ở trong biến cố mà họ gọi là Al Nakba, hay "Thảm họa".
Vào thời điểm giao tranh kết thúc bằng lệnh ngừng bắn vào năm sau, Israel đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ. Jordan chiếm vùng đất được gọi là Bờ Tây, và Ai Cập chiếm Gaza. Jerusalem bị chia cắt giữa lực lượng Israel ở phía Tây và lực lượng của Jordan ở phía Đông.
Bởi vì không bao giờ có một hiệp định hòa bình - mỗi bên đổ lỗi cho bên kia - đã có nhiều cuộc chiến và giao tranh hơn trong những thập niên sau đó.
Trong một cuộc chiến khác vào năm 1967, Israel đã chiếm đóng Đông Jerusalem và Bờ Tây, cũng như hầu hết Cao nguyên Golan của Syria, Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập.
Hầu hết những người tị nạn Palestine và con cháu của họ sống ở Gaza và Bờ Tây, cũng như ở các nước láng giềng Jordan, Syria và Lebanon.
ĐẤT NƯỚc DO THÁI NGÀY NAY:
Diện tích 20.770 / 22.072 km²
Dân số: 9.357.040 người (hạng 98)
GDP (PPP) (2020): Tổng số: ~361 tỷ USD (hạng 48)
GDP: Bình quân đầu người: 41.560 USD (hạng 19)
Nền kinh tế lớn thứ 30 trên thế giới
Tôn giáo: 74,8% Do Thái giáo,17,6% Hồi giáo và 2% Thiên Chúa giáo
Israel có quan hệ ngoại giao với 158 quốc gia và có 107 phái bộ ngoại giao trên toàn cầu.
Lực lượng Phòng vệ Israel duy trì khoảng 176.500 lính tại ngũ cộng thêm 445.000 lính dự bị. Israel xếp hạng 7 thế giới về xuất cảng vũ khí vào năm 2016.
Hàng năm, Israel chi khoảng 19 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng, chiếm 5,1% GDP của quốc gia này. So với các quốc gia phát triển, đây là một tỷ lệ cực kỳ lớn cho thấy sự quan tâm của chính phủ Israel về khía cạnh quân sự.
Trong khi đó ở chiều đối thủ Palestine lại hoàn toàn không có quân đội. Về mặt lý thuyết, quốc gia này chỉ có các lực lượng an ninh quốc gia và lực lượng này không phải một tổ chức quân sự hoàn thiện mà chỉ là tổ chức bán vũ trang. Lực lượng An ninh Quốc gia của Palestine được chia làm sáu binh chủng bao gồm cảnh sất dân sự, an ninh công cộng, cận vệ tổng thống, tình báo, cứu hộ cứu nạn và an ninh dự bị.Tổng quân số của tất cả các lực lượng này vào khoảng từ 45.000 cho tới tối đa 60.000 người. Ngân sách được Palestine chi cho lực lượng an ninh quốc gia vào khoảng 1 tỷ USD.
Trong đó, lực lượng Hamas đã được thành lập từ năm 1987 chủ trương đường lối đấu tranh bằng vũ lực với quốc gia thù địch là Israel và thường được xem là thủ phạm trong các vụ bắn rocket hay đạn pháo sang lãnh thổ Israel.
Trong các vụ náo loạn xảy ra ở Trung Đông thời gian gần đây, lực lượng vũ trang đóng vai trò chủ chốt của phía Palestine thường là phong trào Hamas hoặc phong trào Fatah.
Cuộc chiến để chiếm hữu Jerusalem là cuộc chiến không hồi kết, đã kéo dài biết bao đời và tiếp tục từ thế kỷ XX đến nay, đã có sự góp sức của nhiều quốc gia trên thế giới để đem lại hòa bình cho vùng này. 4 năm dưới thời Tổng Thống Trump vùng này tương đối yên tỉnh, không có chiến tranh xảy ra. Đến thời Tổng Thống gian lận bầu cử Joe Biden bước vào nhà trắng, chỉ vài tháng sau đó là cuộc chiến tại đây đã bùng nổ. Đến hôm nay thì tình hình tại nơi đây đang ở trong tình trạng ngưng chiến 11 ngày, sau khi Hamas đã bắn hơn 4000 quả rocket vào lãnh thổ của Israel và Do Thái cũng đã đáp trả lại bằng những cuộc oanh kích hũy diệt những nơi trú ẩn của các lãnh đạo chiến binh và hệ thống đường hâm của Hamas.
Bình luận từ Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng, 25.5.2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét