Powered By Blogger

 KỂ TỪ 1975 ĐẾN NAY -  ĐƯỜNG SẮT ĐÃ ĐƯỢC CÁC ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ CỦA ĐẢNG ĐÃ PHÁT TRIỂN RA SAO ?  

Hỏi như thế để biết là Tổng Cục đường sắt (VNR) của chxhcnvn đang trên đà phá sản nếu không nhận thêm ngân sách từ nhà nước để kéo dài cuộc sống thoi thóp. Các đỉnh cao trí tuệ của ngành này đã ngũ một giấc ngon lành với nhiều mộng đẹp từ hơn bảy thập niên qua. 

Theo các tài liệu hiện có trên mạng, tuyến đường sắt đầu tiên ở VN đã được người Pháp xây dựng gần một phần tư thế kỷ. Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho dài gần 71 km, rộng một mét ở Nam Kỳ là đoạn thứ hai trong hệ thống thuộc địa của Pháp, sau đoạn đầu tiên dài 13 km ở Ấn Độ. Có thể gọi đây là một phương tiện giao thông tối tân nhất ở Á Châu vào cuối thế kỷ 19 (20.7.1885), xuất phát từ Ga Sài Gòn, vượt Sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến Ga cuối cùng tại Trung tâm Thành phố Mỹ Tho..

Hơn 50 năm sau, chiều dài đường sắt đã tăng gấp gần 38 lần và bung rộng ra khắp ba miền Nam, Trung, Bắc với 5 đường chính. Thời kỳ huy hoàng, vận tải đường sắt đã góp 30% vào ngành giao thông ở nước ta.

Trong khi các nước trên thế giới  coi đường sắt là động mạch của nền kinh tế hạ tầng. Trong khi đó thì Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng hầu như chỉ biết ngồi hưởng thụ cái gì để lại của đế quốc Phấp. Đám sâu bọ của bộ GT&VT và Tổng  Công Ty Đường sắt (VNR), thay nhau gặm nhắm cái xác đường sắt do Pháp xây dựng, đám này chỉ biết ăn, biết phá để rồi đường sắt VN hiện nay gần như vẫn ở lại nguyên trạng của 100 năm về trước. Tới nay VN vẩn chưa có đường sắt đôi, nên trong quá khứ đã có nhiều tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Trong đó có một tai nạn thương tâm và khủng khiếp nhất trong ngành hỏa xa thế giới,  đã cướp mất mạng sống của nguyên một đoàn tàu trên 200 người vào năm 1982. Tai nạn này đã được csVN giấu kín và bưng bít cho đến ngày hôm nay mà rất ít người được biết. Chứng tích cho tai nạn là những người lớn tuổi đã được tà quyền huy động đi chôn các nạn nhân hiện nay còn sống ở gần ga Bàu Cá-Đồng Nai và nghĩa trang 17.3.1982. Nguồnhttp://dantri.com.vn/doi-song/bi-an-tai-nan-tham-khoc-nhat-lich-su-duong-sat-viet-nam-20151212103255495.htm


Nhìn qua các nước trong khu vực như: Malaysia có 1.650 km đường sắt đôi, điện khí hóa. Nhật Bản có 19.600 đường đôi điện khí hóa, 3.000 km đường sắt cao tốc, Hàn Quốc có gần 2.000 km đường điện khí hóa, 650 km đường sắt cao tốc. Trong khi Việt Nam chưa có đường sắt đôi, điện khí hóa, 85% chỉ là đường đơn, khổ một mét và chỉ chiếm 2% thị phần toàn ngành giao thông.

Đường sắt trong suốt 4 thập niên vẩn dậm chân tại chổ

Nhìn sang nước người, năm 1879, đường sắt Nhật Bản ra đời. Chỉ sau đó 2 năm (1881). Trong khi đó ở VN, khi vừa mới thành lập được chế độ cai trị của mình trên đất Nam Kỳ, người Pháp cũng đã cho chạy tàu đường sắt từ Bến Thành về Bến Lức, để rồi sau đó nối tới Mỹ Tho. Hơn 100 năm qua, đường sắt Nhật Bản đã đạt được những đỉnh cao phát triển rất đáng ngưỡng mộ. Chỉ 19 năm sau khi bị chiến tranh tàn phá nặng nề, người Nhật đã khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của thế giới, tuyến Shinkansen từ Tokyo đi Osaka, kịp chào mừng Thế vận hội Mùa hè 1964 được tổ chức trên đất Nhật.

Đường Sắt....Dậm Cẳng !

Đường sắt nước ta đại tài 

Hơn nữa thế kỷ kéo dài chẳng thay
Đầu tàu vẫn cứ là hay
Con sên nó đuổi bắt tay toa tàu
Đụng nhau chí choé móp đầu
Vài ngày một cú dân sầu máu rơi
Toa tàu mục nát mọi nơi
Sàn tàu đục lỗ cứt thời xuống ray
Tổng cục vẫn cứ loay hoay
Quan trên quan dưới thẳng tay kiếm tiền
Đường xưa xe cũ chẳng phiền
Quan đi xế hộp dân hiền cắn răng
Thiên đàng chủ nghĩa có chăng 

Toàn dân mắt mở chờ trăng đổi mầu !

(Thi sĩ Xuan Ngoc Nguyen)

Còn chxhcnvn với những đỉnh cao trí tuệ chót vót, mặc dù chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng hầu như không một tuyến đường sắt mới nào được làm ra và đưa vào khai thác thương mại hiệu quả. Khổ đường 1m, chạy tuyến đơn, đường sắt Việt Nam vẫn là những gì người Pháp đã làm từ 100 năm về trước. Đây là loại khổ đường sắt mà hầu hết các nước trên thế giới đã không còn sử dụng nửa vì dể bị lật trong lúc chạy nhanh, không an toàn. Khổ thông dụng hiện nay là 1 mét 4.

KÊU CỨU VÌ THUA LỖ.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), vừa có văn bản kêu cứu gửi Thủ tướng Chính phủ trước tình cảnh bi đát, không có tiền trả lương cho hơn 11.000 lao động, nguy cơ không trụ vững hết tháng 4 này vì phải gánh khoản lỗ 1.324 tỷ đồng do tác động của Covid-19, trọn năm 2020 cho đến hôm nay Nguồnhttps://vneconomy.vn/toi-duong-cung-nganh-duong-sat-cau-cuu-thu-tuong.htm

Thế nên các lãnh đạo chóp bu ngành này đã kêu cứu tới chính phủ hổ trợ vố để sinh hoạt tiếp tục. Văn bản của VNR nêu rõ kiến nghị về các vấn đề liên quan tới về việc xây dựng Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư và việc giao nguồn quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Theo VNR, để thực hiện quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt (KCHTĐS) quốc gia, VNR phải tổ chức một hệ thống nhân lực đồng bộ, chặt chẽ từ công ty mẹ tới các đơn vị cơ sở dọc các tuyến đường sắt với tổng số lao động là 11.315 người. VNR cho biết, tính đến thời điểm này, do ảnh hưởng kéo dài, bất thường của đại dịch Covid-19 cũng như việc thi công gói đầu tư 7.000 tỷ thuộc nguồn vốn trung hạn, trong điều kiện đường đơn, vừa chạy tàu, vừa thi công, ngành đường sắt đang ở trong giai đoạn hết sức khó khăn.

Bên cạnh đó, các vướng mắc về kinh phí bảo trì KCHTĐS quốc gia năm 2021 vẫn chưa được giải quyết theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, 20 công ty thực hiện nhiệm vụ bảo trì hệ thống KCHTĐS quốc gia hiện chưa có kinh phí để mua vật tư đưa vào công trình, chi thường xuyên và đặc biệt là trả lương cho người lao động 4 tháng đầu năm 2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 25.000 lao động trong VNR.

Trước những bế tắc về dự toán ngân sách và tiền trả lương cho người lao động, lãnh đạo VNR đã khẳng định sẽ dừng chạy tàu đường sắt quốc gia trong tháng 4/2020. Sau đó, ngày 17/4/2020, VNR đã được giao tự toán ngân sách để duy trì hoạt động.


ĂN KHÔNG TỪ MỘT THỨ GÌ:

Để bảo đảm chất lượng vệ sinh môi trường trên tàu, Cục Đường sắt Việt Nam đã đề nghị Tổng Công ty Đường sắt khẩn trương khắc phục ngay các tồn tại của thiết bị vệ sinh do Chodai cung cấp; báo cáo về Cục trước ngày 31.3.2021.
Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phê duyệt một dự án “Lắp đặt thiết bị xử lý chất thải sinh hoạt trên các toa xe khách” với số lượng là 821 thiết bị vệ sinh với tổng giá trị của dự án là 188.396.291.000 đồng được đưa vào sử dụng cuối năm 2015. Tổng số 821 thiết bị vệ sinh này đều do hai hãng Chodai và Petech (VN) cung cấp với đơn giá lên đến hơn 168 tỷ đồng.
Như vậy, giá trung bình của mỗi bộ thiết bị vệ sinh lên tới 230 triệu đồng/bộ trong khi chất lượng không đảm bảo, thẩm mỹ kém và có mùi hôi thối. Việc đầu tư này trái với danh mục đầu tư đã được Thủ tướng phê duyệt.
BÊ BỐI TRONG VIỆC MUA ĐẦU MÁY CŨ CỦA TQ
Bộ GTVT cũng yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt VN nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của hội đồng thành viên, Ban Lãnh đạo và các cán bộ có liên quan trước ngày 15-3-2016.
Sáng 26-2, Bộ GTVT cho biết Bộ sẽ xem xét kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt VN trong việc chỉ đạo khảo sát, đầu tư toa tàu chở hàng đã quá sử dụng của Trung Quốc.
Ngày 29-1-2016, Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ GTVT hướng dẫn việc mua, nhập khẩu lô toa xe chở hàng 164 chiếc chạy trên khổ đường sắt 1m đã qua sử dụng có tuổi từ 12 đến 22 năm từ Cục đường sắt Côn Minh (Trung Quốc) để phục vụ sản xuất kinh doanh vận tải.
Việc mua lô toa xe này đã được Tổng công ty Đường sắt VN đồng ý về chủ trương bằng văn bản từ giữa tháng 6-2015, giao cho hai Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải và Thương mại Đường sắt trực tiếp thương thảo ký hợp đồng. Nguồn: https://tuoitre.vn/mua-toa-tau-trung-quoc-cu-xem-xet-ky-luat-lanh-dao-duong-sat-1057591.htm
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI NƠI LÃNH ĐẠO TỔNG CỤC ĐƯỜNG SẮT
Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan của chính phủ nước chxhcnvn, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thôngvận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Đây là một bộ với một thống thống điều hành đồ sộ gồm : 11 Vụ, 1 Tổng Cục Đường Bộ và 7 Cục, 10 Ban Quản lý dự án, 16 Tổng Công Ty đó là chưa kể các trường, viện đào đạo, Ban Thanh Tra. Một bộ mà quan chức lãnh đạo từ cấp cao xuống cấp thấp hầu hết đều là quan tham, ăn không từ một thứ gì.

Bộ  GT-VT, một bộ mà người dân thường hay ví đó là "vườn khế ngọt", thơm ngon hấp dẩn với những cán bộ mà từ thượng tầng xuống tới hạ tầng đều thích leo trèo để ăn, để hái.

Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2020 và cả giai đoạn 2016-2020 của Bộ GTVT - Theo đó, Bộ đã ban hành cơ bản đầy đủ các quy định, hướng dẫn thực hiện phòng chống tham nhũng, công khai minh bạch, kê khai tài sản, luân chuyển cán bộ…Qua kết quả tự kiểm tra và thanh kiểm tra giai đoạn 2016-2020, các đơn vị đều chưa phát hiện trường hợp nào tham nhũng. Nguồn: https://www.tienphong.vn/kinh-te/tu-kiem-tra-trong-5-nam-bo-giao-thong-khong-phat-hien-tham-nhung-1769301.tpo. Khi làm báo cáo này đám quan tham Bộ GT-VT đã cố tình quên phắt đi vụ án tham nhũng mới nhất với 35 bị can bị truy tố về việc gây thiệt hại nặng cho con đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

VỤ ĐẠI ÁN ĐINH LA THĂNG 
Ngày 7 tháng 5 năm 2017 ông Đinh La Thăng bị thi hành kỷ luật và thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII kiêm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được điều động giữ chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Ngày 8 tháng 12 năm 2017, ông bị tạm đình chỉ chức đại biểu Quốc hội, đình chỉ sinh hoạt Đảng, bị khởi tố và tạm giam do những sai phạm khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
ÔNG NGUYỄN VĂN THẾ THỨ TRƯỞNG BỘ GT & VT KÝ NHIỀU VĂN BẢN SAI PHẠM QUI ĐỊNH NHÀ NƯỚC- ĐƯỢC CỬ GIỬ CHỨC BỘ TRƯỞNG BỘ GT&VT.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể hiện nay  từng ký nhiều văn bản không đúng quy định pháp luật liên quan đế vụ việc đường cao tốc TP HCM - TRUNG LƯƠNG lúc ông này còn giửa chức Thứ Trưởng Bộ GT&VT.
Bộ Công an kết luận việc ông Nguyễn Văn Thể thời điểm đó là Thứ trưởng Bộ GTVT đã ký các văn bản chỉ đạo và chủ trì kết luận nhiều cuộc họp có nội dung thực hiện không đúng quy định của pháp luật, hợp thức hóa các nội dung Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") đề xuất.
Trong kết luận điều tra về vụ cao tốc TP HCM - Trung Lương, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị VKSND Tối cao truy tố các ông Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT), và Nguyễn Hồng Trường, nguyên thứ trưởng Bộ GTVT, về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Trong đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an cáo buộc ông Đinh La Thăng là chủ mưu, cầm đầu để xảy ra sai phạm gây thất thoát 725 tỉ đồng trong vụ án. Đáng chú ý, Cơ quan điều tra cũng xác định ông Nguyễn Văn Thể (khi đó là Thứ trưởng Bộ GTVT, nay là Bộ trưởng GTVT) ký 3 văn bản không đúng quy định của pháp luật. Riêng ông Nguyễn Văn Thể, một lãnh đạo đã có từng có nhiều sai phạm, không bị khiển trách, ngược lại còn thăng tiến chót vót lên đỉnh của Bộ GT&VT. Nguồn: https://nld.com.vn/phap-luat/bo-truong-nguyen-van-the-tung-ky-nhieu-van-ban-khong-dung-quy-dinh-phap-luat-20200901083701302.htm
Ngoài ra Văn phòng Trung ương Đảng cho hay quyết định kỷ luật "cảnh cáo" Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nhiệm kỳ 2011-2016 và cách chức Ủy viên cá nhân nguyên thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường.
CÁC LÃNH ĐẠO CHXHCNVN MƠ ĐƯỜNG SẮT HẠNG SỐ 1 THẾ GIỚI
Chuyên thực tế nhất của bối cảnh của VN, để tránh nạn kẹt xe, nên xây dựng những phương tiện đường sát đo thị hoặc các xe điện ngầm, giải quyết tận gốc nạn kẹt xe nơi các thành phố lớn. Tuy nhiên, các đỉnh cao trí tuệ của đảng chưa đũ tiền để tu bổ và nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có, để người dân có phương tiện đi lại và tiện phục vụ luôn việc buôn lậu cho các đảng viên quyền lực, thì đã chuẩn bị cho đại dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với tốc độ 200 km/h với vốn đầu tư là 58,71 tỷ US đô la, trong đó giai đoạn đầu là 24,71 tỷ US đô la, giai đoạn 2 là 34 tỷ US đô la.

Đây là giấc mơ của các đỉnh cao trí tuệ, một thứ cái bang 8, 9 túi, nhưng lúc nào đòi ăn sơn hào hải vị, đi siêu xe...Đây là dự án có từ thời Nguyễn Tấn Dũng còn ngồi ghế Thủ tướng. Dân còn khổ dài dài với bộ óc nằm ngoài sọ.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm Chủ nhật 25-4-2021 đến Đài Trung để khai trương tuyến tàu sắt đô thị trên cao dài gần 17 km.
Tuyến đường sắt này tổng cộng 18 ga, đi từ ga chính Beitun ở phía đông bắc đến ga tàu cao tốc Đài Trung ở phía tây nam. Toàn bộ hành trình mất khoảng 32 phút.
Việc xây dựng tuyến đường sắt đô thị này được khởi xướng vào năm 2009, chi phí 59,3 tỷ Đài tệ (2,11 tỷ USD), trong đó 32,8 tỷ Đài tệ do chính phủ trung ương Đài Loan cung cấp.
Trong khi đó, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, Việt Nam do Trung Quốc làm tổng thầu khởi công hồi năm 2011 và chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành?? Với 8 lần đội vốn, dự án được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư ban đầu từ 8.770 tỷ lên 18.000 tỷ đồng (tăng 9.231 tỷ đồng, tương đương trên 205%). Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km, khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận vận tốc trung bình là 35km/giờ, dự trù khai thác với vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến (?!). 

Đám con hoang đỉnh cao chót vót này, thường làm việc gì cũng có bố đở đầu nên khi đứng trước đám đông chúng thường nêu cao văn hóa " Mày biết bố tao là ai không?". Dân biết rồi! cứ khoe mãi, bố chúng mày chính là đàn anh 4 tốt, 16 chử vàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét