Powered By Blogger

 " PHẢI GIẾT NÓ CHỨ! NÓ LÀ PHẢN ĐỘNG! NÓ LÀ LÃNH TỤ CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG" 

Đó chính là lời nói của người em ruột viên công an trưởng Nam Định (CA Việt Minh), hắn dõng dạc nói: “Phải giết chứ! Nó là đại phản động! Nó là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Để cho sống thế nào được?”. Người mà Việt Minh cộng sản đòi giết chết đó là nhà văn nổi tiếng, Khái Hưng trong làng văn học VN thời tiền chiến.  

Nguồn: https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/a-b-c-d/bao-ngay-moi/cai-chet-cua-khai-hung

Nhà văn Khái Hưng (1896-1947) cùng với các nhà văn Nhất Linh (1906-1963), Hoàng Đạo (1907-1948), Thạch Lam (1910-1942), là những cây bút chủ lực của Tự Lực Văn Đoàn và ban biên tập báo Phong Hóa  Ngày NayTrong thời gian Đệ nhị thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Đầu tiên vì tham gia Đảng Đại Việt Dân Chính, do nhóm Tự Lực Văn Đoàn thành lập năm 1938 nên Khái Hưng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. 

Tôn chỉ” của Tự lực văn đoàn được công bố trên báo Phong Hóa số 101 ngày 8 tháng 6 năm 1934 gồm 10 điểm, đúc kết lại trong nội dung " Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý phái. Tôn trọng tự do cá nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An  Các tiểu thuyết luận đề của Tự Lực Văn Đoàn đã đưa ra chủ trương nâng cao địa vị phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3/1945, Khái Hưng được trả tự do. Đảng Đại Việt Dân Chính của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam sau đó sát nhập vào Việt Nam Quốc Dân Đảng, nên Nguyễn Tường Tam và Khái Hưng trở thành đảng viên VNQDĐ. 

Đại Việt Dân chính Đảng là tên gọi một chính đảng quốc gia do nhóm Tự Lực văn đoàn sáng lập, tồn tại từ 1938 đến 1945. Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh (Trung Hoa), Việt Nam Quốc dân Đảng liên minh với Đại Việt Quốc dân Đảng (lãnh tụ Trương Tử Anh) và Đại Việt Dân Chính đảng (lãnh tụ Nguyễn Tường Tam) thành một tổ chức mới, lấy tên là Quốc dân Đảng Việt Nam. Từ đó Nguyễn Tường Tam và Khái Hưng trở thành những đảng viên lãnh đạo của VNQDĐ. 

Nhà văn Khái Hưng với 12 cuốn tiểu thuyết và 4 tập truyện ngắn đã xuất bản (nổi tiếng nhất là hai truyện dài Hồn Bướm Mơ Tiên và Nửa Chừng Xuân), Khái Hưng là một ngòi bút được độc giả đương thời hâm mộ. 

Nhận định về sự nghiệp văn chương của Khái Hưng,  nhà văn Việt Minh cộng sản Nguyễn Hoành Khung từng lên án Khái Hưng là “nhà văn phản cách mạng, chống lại nhân dân và tổ quốc”, phê bình độc một thứ giáo điều khuôn mòn “nhân sinh quan tiêu cực”, “cá nhân chủ nghĩa ích kỷ”, “bộc lộ sự bế tắc khủng hoảng tư tưởng”...nhưng vẫn phải thừa nhận rằng những tiểu thuyết của Khái Hưng đều đượm tính cảnh giác tư tưởng là một thái độ văn hóa.

Sự nghiệp văn chương của nhà văn Khái Hưng đã để lại cho đời gồm những tác phẩm giá trị trong làng văn học VN.

TIỂU THUYẾT

Hồn bướm mơ tiên (1933)

Đời mưa gió (viết cùng Nhất Linh, 1933)

Nửa chừng xuân (1934)

Gánh hàng hoa (viết cùng Nhất Linh, 1934)

Trống mái (1936)

Gia đình (1936)

Tiêu Sơn tráng sĩ (1937)

Thoát ly (1938)

Hạnh (1938)

Đẹp (1940)

Thanh Đức (1942)

Băn khoăn

TẬP TRUYỆN NGẮN

Anh phải sống (viết cùng Nhất Linh, 1934)

Tiếng suối reo (1935)

Dọc đường gió bụi (1936)

Cái ấm đất (1940)

Đợi chờ (1940)

Đội mũ lệch (1941)

Cái ve (1944)

Số đào hoa (1962)

KỊCH

Tục lụy (1937)

Cóc tía (1940)

Đồng bệnh (1942)

Tương tự Nhất Linh, nghệ thuật viết của Khái Hưng tập trung trong 35 tác phẩm, chuyển biến từ loại lý tưởng – trong “Hồn Bướm Mơ Tiên” muốn cho ái tình thắng tôn giáo nhưng lại muốn Lan có tư tưởng cao thượng – tới loại truyện phân tách tâm lý, mổ xẻ hình tượng con người bằng một kỹ thuật trưởng thành, đi sâu vào thực tế và khai thác những tiểu thuyết tả thực và phong tục. Tình tiết sắp đặt mới mẻ, không sử dụng khung cảnh lãng mạn cầu kỳ, cốt truyện khúc mắc hấp dẫn để truyền cảm, tư tưởng thái độ đan chen trong “Đợi Chơ”, buồn man mác trong “Tương Tri”, tưởng chừng trong cơn ác mộng đã gặp thiên thần...

Khái Hưng viết một số tiểu thuyết mổ xẻ khá sắc sảo, sinh động phê phán sinh hoạt, phong tục lỗi thời của đại gia đình phong kiến. Trong “Gia Đình” Khái Hưng dựng lên hình ảnh một cặp vợ chồng nông dân trẻ tuổi, đầy lòng từ thiện, lấy việc chăm lo cải thiện đời sống tá điền làm sự nghiệp và lẽ sống đời người.

Là một trong những người sáng lập Tự lực văn đoàn 1932, cũng là một trong những cây bút chính của nhóm, ông viết cho tờ Phong hóa, Ngày nay, thường giữ mục Câu chuyện hàng tuần. Thời kỳ đầu, Tự lực văn đoàn có 6 người, Khái Hưng đã giới thiệu người em là Trần Tiêu, giáo viên trường huyện, đang viết tiểu thuyết Con trâu gia nhập, được anh em trong đoàn đồng thuận để thành Thất tinh – 7 ngôi sao.

Ba thành viên trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn, đó là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo. Qua tờ Phong Hóa (1933) và Ngày Nay (1936) họ đã làm một cuộc cách mạng về văn học, mở đầu lối viết văn giản dị truyền bá tư tưởng, khuyến khích sống lý tưởng, nghị lực, tham gia việc xã hội, phá bỏ những cổ tục lỗi thời, gây cao trào làm nhà “ánh sáng” để thoát nghèo, kêu gọi yêu nước, đòi hỏi nhân quyền. 

Sau khi bị Việt Minh cộng sản bắt, và sau đó Khái Hưng đã bị sát hại sau Tết Đinh Hợi 1947, theo một số tài liệu và nhân chứng, có những nguồn tin khác cho rằng Ông bị Việt Minh thủ tiêu ngay đêm giao thừa sang năm 1947.

Khái Hưng sinh năm 1896, tên thật là Trần Khánh Giư. Bút hiệu Khái Hưng là do sự đảo lộn những mẫu tự trong hai chữ Khánh Giư mà ra. Ông sinh tại làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Năm 1930, Cổ Am bị Pháp ném bom tàn phá để triệt hạ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cụ thân sinh là Trần Mỹ, Tuần Phủ ở Phú Thọ, Khái Hưng là rể cụ Thượng Lê Văn Đính, Tổng Đốc tỉnh Bắc Ninh, quê làng Lịch Diệp, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Em ông là Trần Tiêu, cũng là một nhà văn, tác giả tiểu thuyết Con Trâu.

Khái Hưng theo Tây học, học trường trung học Pháp Albert Sarraut, đậu tú tài ban cổ điển ở Hà Nội, dạy học tại trường tư thục Thăng Long và chơi thân với giáo sư Nguyễn Tường Tam thành lập Tự Lực Văn Đoàn với sự cộng tác của các nhà văn, nhà thơ, như Khái Hưng, Thạch Lam Nguyễn Tường Lân, Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, Thế Lữ Nguyễn Thứ Lễ… đã khai mở một kỷ nguyên mới về văn học. Những cây bút lớp trước như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác… bị ảnh hưởng sâu đậm của Hán học, văn thường dùng điển tích, vừa nặng nề, khó hiểu, lại khô khan, nên không có tác động mạnh trong quần chúng. Thêm nữa, ở buổi giao thời, thực dân Pháp đã khuyến khích hút thuốc phiện tự do. Thuốc phiện bán công khai ngoài phố. Con người trở nên yếm thế, văn chương cũng bị ảnh hưởng theo. Giọt Lệ Thu của Tương Phố Đỗ Thị Đàm, Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách, Tuyết Hồng Lệ Sử dịch Hán Văn của Từ Trẩm Á…. ra đời khiến cho bầu không khí sầu thảm lại càng trở nên ngột ngạt.

Thanh niên Việt Nam đứng trước một bế tắc thì Tự Lực Văn Đoàn hiện ra như một vì sao sáng chói với tờ tuần báo Phong Hóa phổ biến rất rộng rãi, từ Bắc chí Nam, gây được cao trào văn chương với lối viết rất gọn ghẽ, giản dị và trong sáng. Về phương diện xã hội, họ viết báo cổ động bài trừ, đả phá những cổ tục, giành lại quyền sống chính đáng của phụ nữ, công kích kiệt liệt quan niệm trọng nam khinh nữ, đòi hỏi một xã hội công bằng, con người được sống tự do, nhà ở không còn là những ổ chuột. Họ lập ra hội “Ánh Sáng” để giúp dân nghèo tự làm căn nhà sao cho giản dị, giữ được vệ sinh, bên trong đầy ánh sáng. 

Một công trạng lớn của Nhóm Tự Lực Văn Đoàn giải phóng cho người phụ nữ VN bị Khổng Tử chụp vòng kim cô trên đầu trong một thời gian dài hai chục thế kỷ. Nhóm TLVĐ đã cổ vũ một định hướng mới theo Tây phương, đưa người phụ nữ đến gần sự phát triển con người và xã hội. Ảnh hưỡng văn hoá phương tây và đà tiến của chử quốc ngử vào đầu thế kỷ 20 đã quét sạch được Nho giáo và phong kiến, cũng như thổi luồng gió mới vào người phụ nữ tại nước ta. 

Như vậy sau gần 20 thế kỷ làm mưa làm gío tại VN và bắt nhốt người phụ nữ VN trong cái vòng rào Tam Tòng Tứ Đức, định hướng cho người phụ nữ là phải sống trong vòng rào của phép tắc do Khổng Tử tự đặt ra. Trong đó người phụ nữ chỉ được thi hành bổn phận làm dâu và làm mẹ, không được đến trường để mở mang trí tuệ, lấy chồng phải theo nhà chồng suốt đời, chồng chết theo con, sanh con đẻ cái cho nhà chồng, ngoài ra tất cả quyền lợi căn bản về nhân và dân quyền đều bị Khổng Tử tước đoạt hết!! TLVN chính là vòm sao sáng trên nền trời văn học VN, vào thời cuối phong kiến.

Tuần báo Phong Hóa sau một thời đã bị thực dân đóng cửa, tuần báo Ngày Nay ra tiếp theo sau đó vào năm 1936.

Nguồn:https://phonhonews.com/70-nam-tuong-niem-khai-hung-cau-chuyen-van-hoc-pham-ngoc-luy/

Vì là đảng viên của đảng phản động là Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông bị Việt Minh cộng sản bắt giam tại Liên Khu 3 , rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên ngày chính xác ông bị Việt Minh cộng sản giết  vẩn còn gây tranh cải với nhiều giả thuyết khác nhau.

NHÀ VĂN KHÁI HƯNG BỊ VIỆT CỘNG GIẾT CHẾT SỨC DÃ MAN

Nói tới Khái Hưng không ai không liên tưởng đến một nhà văn đã tự tạo cho mình một chỗ đứng vững chãi trong làng văn làng báo, nhưng ít ai muốn nhắc đến khía cạnh này, đương nhiên các nhà ngự sử văn đàn đã thừa nhận. Người ta muốn đề cập tới cái chết của Khái Hưng, nó không giống cái chết của mọi nhà văn khác. Hiện nó còn nằm trong nghi vấn mà là một đau thương lớn lao cho những ai biết tới và là sự ưu tư cho những người làm công tác văn học.

Theo Thế Phong trong tập “Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam–- Nhà Văn Tiền Chiến 1930 – 1945”, Khái Hưng bị Việt cộng bắt ngày 27.12.1946, đưa đi an trí ở Lạc Quần - Chiné, Phủ Lý – và bị thủ tiêu năm 1947. Nguyễn Thạch Kiên trong “Về Những Kỷ Niệm Quê Hương”, phác giác sau ngày 19.12.1946 chiến cuộc xảy ra tại Hà Nội, Khái Hưng lợi dụng khi quân đội Pháp ngưng chiến 24 giờ cho dân chúng được tự do đi lại tìm thân nhân, đã rời bỏ Hà Nội tìm đường về Nam Định mong gặp lại gia đình, đã bị Việt cộng bắt giam tại Lạc Quần, từ đó không còn ai thấy nữa. Nguyễn Thạch Kiên còn cho biết Nguyễn Cống kể cho nghe là bà vợ của Khái Hưng vẫn không tin chồng mình bị giết, bởi Khái Hưng từng dạy học cùng Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long, và quen biết Trần Huy Liệu, khi tuyên thệ gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Bến Thóc, Nam Định. Nguyễn Cống tiết lộ thêm, sau ngày Việt Minh cộng sản tiếp quản Hà Nội năm 1954, Phạm Hoàng Ái – em vợ của Nhất Linh – cho biết vợ của Khái Hưng đã gặp một trong những người em kết nghĩa của Khái Hưng và đem chuyện chồng mình ra hỏi. Người đó lạnh lùng trả lời:

- Chị còn nhắc đến tên Việt gian đó làm chi. Sông biển đã là mồ chôn từ lâu bọn đó rồi.

Nghe tin đó bà khóc ngất, té xỉu và qua đời. Tô Văn thuật lại vụ Khái Hưng bị Việt Minh thủ tiêu chi tiết hơn. Khi đó ông bỏ Hà Nội tản cư về quê vợ ở Nam Định dù đã có nhiều người can ngăn. Khái Hưng nghĩ Việt Minh cộng sản không thể ác tâm tiêu diệt những thành phần cách mạng đối lập với họ, hơn nữa Khái Hưng không muốn sống ở Hà Nội để chịu sự nô lệ . Khái Hưng về đây có mấy ngày đã xảy ra sự việc bị cộng sản giết chết.

Một buổi chiều nọ Khái Hưng sang làng Cổ Lễ thăm một người bạn, bỗng có hai người lạ mặt tiến đến gặp Khái Hưng, cho biết Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định ngỏ ý mời Khái Hưng tới trụ sở để bàn tính công chuyện. Khái Hưng đòi xem công lệnh và giấy mời thì họ dí súng vào ngực Khái Hưng, trói lại, bịt mắt dẫn đi. Họ dắt Khái Hưng tới bến đò Yên Lãng, dùng dao găm đâm lia lịa vào gáy. Khi Khái Hưng ngã xuống họ còn bồi thêm mấy nhát nữa cho tới chết. Đâm xong họ khiêng xác Khái Hưng đem xuống thuyền, buộc thêm đá tảng vào, và chèo thuyền ra giữa sông quăng xuống.

Chúng tôi những ngưởi trẻ ở Hải Ngoại, nhân mùa tang Yên Báy năm 2021 ghi lại tội ác của cộng sản VN, về việc thủ tiêu rất dã man các nhà hoạt động cách mạng yêu nước, của đảng csvn do hồ chí minh lãnh đạo, trong đó có nhà văn nổi tiếng Khái Hưng một  đảng viên của VNQDĐ. Đất nước VN đã tan nát từ ngày có họ "hồ" và đảng csVN. Một đất nước  thua hết tất cả các nước quanh vùng về mọi mặt.

Biên khảo chính trị Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 08.05.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét