Powered By Blogger

 NGA - UKRAINE ĐÃ HẠ NHIỆT (?) -  SO SÁNH TƯƠNG QUAN VỀ QUÂN SỰ GIỬA NGA VÀ UKRAINE NẾU XẢY RA XUNG ĐỘT

Nơi biên giới Ukraine đã nóng lên và căng thẳng trong những tháng ngày qua khi Nga đã huy động hơn 100.000 binh sĩ đến gần biên giới tiếp giáp với Ukraine, đồng thời tổ chức một loạt cuộc tập trận quân sự trong khu vực này. Tuy nhiên, Moscow khẳng định họ không có kế hoạch tấn công Ukraine. Ngược lại Tây Phương và Mỹ lên án Nga và cho rằng Putin đang có ý định tấn công và đe dọa đến an ninh Ukraine. 

Tình hình ở Ukraine càng trở nên căng thẳng khi hơn 10 quốc gia đã kêu gọi công dân của họ rời khỏi nơi này vì chiến sự có thể xảy ra. Tòa Đại sứ Mỹ tại Thủ đô Kyiv của Ukraine đã được sơ tán hoàn toàn và được chuyển sang Lviv, thành phố phía Tây Ukraine. 

Để tìm một giải pháp chính trị trong việc ngăn cản cuộc chiến giửa Nga và Ukraine, các nước Châu Âu  đã có những cuộc can thiệp về ngoại giao, nhưng không có kết quả. Gần đây nhất là việc tổng thống Pháp trao đổi trực tiếp Putin vào đầu năm 2022, cũng không đưa đến một dấu hiệu giảm nhiệt.

Song song với những nổ lực đó của Châu Âu và Mỹ. Thủ tướng Đức cũng tích cực trong việc tháo ngòi nổ giửa hai bên. Kết quả sau chuyến đi của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến Ukraine và Nga vào ngày 14 và 15-2 thì tình hình nơi này sáng sủa hơn. 

Trong ngày 15-2, vừa đón tiếp Thủ Tướng Đức,  Nga vừa tuyên bố rút quân vào sáng 15-2, Bộ Quốc phòng Nga cho biết một số lực lượng quân đội nước này đang hiện diện gần biên giới Ukraine đã hoàn tất các cuộc tập trận và đang thu dọn để rời khỏi các vùng tập trận này. Như vậy là quân số Nga tại vùng biên giới Ukraine đã giảm đáng kể.

Theo như người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói với báo chí: "Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các đơn vị của quân khu phía Nam và phía Tây của quân đội Nga đã bắt đầu vận chuyển thiết bị bằng đường sắt và đường bộ. Hôm nay 15-2, họ sẽ bắt đầu di chuyển về lại các đơn vị đóng quân của mình". Sự rút quân của Nga  được cho là bị ảnh hưởng bởi cuộc gặp gở của Thủ tướng Đức Olaf Scholz với Putin vào ngày 15-2 và tổng thống Ukraine ông Volodymyr Zelensky vào một ngày trước đó 14-2.

Như vậy tình hình biên giới phía đông của Ukraine dưới áp lực của Nga đã tạm thời hạ nhiệt. Không khí nơi đây đã bớt căng thẳng. Việc rút quân của Nga, không làm các quốc gia Châu Âu và đồng minh của Ukraine tin tưởng vì họ quan niệm rằng:" đó chỉ là một bước lùi của Putin để tiến thêm 3 bước khác(?)". 

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua cũng tỏ ra thận trọng không kém. Theo lời ông, các thông tin tình báo vẫn không có gì đáng lạc quan, nhất là vì có tin Nga đã xây các bệnh viện dã chiến gần biên giới Ukraina và có thêm nhiều toán chiến thuật của các tiểu đoàn tiến đến gần biên giới.

Theo trang mạng của đài phát thanh Pháp France Info (franceinfo), cho đến hôm thứ hai, một số ảnh vệ tinh còn cho thấy quân đội Nga đang gia tăng hoạt động ở vùng biên giới Ukraina. Cuộc triệt thoái quân Nga chỉ có thể được chứng thực khi chúng ta có những ảnh vệ tinh độc lập cho thấy có một sự di chuyển ồ ạt các binh lính Nga khỏi vùng biên giới Ukraina.

Nguyên nhân gây ra căng thẳng an ninh thời gian qua giữa Nga và phương Tây phần lớn tập trung vào hai vấn đề như sau:

1. Tương lai của Donbass, một dải đất phía đông Ukraine tiếp giáp Nga. 

Trong một cuộc hội đàm với Pháp tổng thống Emmanuel Macron ngày 7/2 tại Moskva, Vladimir Putin bày tỏ lo ngại về nguy cơ Ukraine. Putin tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Donbass bằng vũ lực, nếu như có sự can thiệp từ phía Mỹ và Châu Âu, trường hợp này xảy ra sẽ đưa đến việc đe dọa an ninh châu Âu và cả thế giới.

Sứ quán Nga tại Washington trong  tuần trước, cũng đã cáo buộc Mỹ "kích động phiêu lưu quân sự" ở Donbass khi tập nập  chuyển vũ khí cho quân đội Ukraine, lực lượng đang đối đầu với phe ly khai thân Nga ở Donbass.

2. Nga phản đối việc Ukraine gia nhập Liên Minh Quân Sự NATO. Điện Kremlin nói rằng không chấp nhận Ukraine - một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vốn có mối liên kết xã hội và văn hóa sâu rộng với phía Nga lại có thể gia nhập Nato vào một ngày nào đó, và cũng đã yêu cầu phải loại bỏ khả năng này. Các quốc gia thành viên của Nato đã bác bỏ yêu cầu này từ phía Nga.

SO SÁNH CÁN CÂN QUÂN SỰ NGA và UKRAINE

Ukraine có gần 255.000 quân chính quy và 900.000 quân dự bị. Nhưng Nga có tới 1 triệu quân chính quy và 2 triệu quân dự bị.

Ukraine sở hữu rất nhiều xe tăng, xếp thứ 13 trên thế giới với 2.430 xe tăng. Tính toàn bộ xe bọc thép, Ukraine sở hữu 11.435 chiếc. Năng lực pháo binh của Ukraine cũng rất đáng kể với 3.973 khẩu pháo các loại.

Nhưng con số này chỉ bằng một phần so với Nga. Nga sở hữu hơn 13.000 xe tăng, 27.000 xe bọc thép và 14.557 khẩu pháo các loại.

Cán cân quân sự Nga-Ukraine hoàn toàn chênh lệch khi nhắc đến không quân. Nga sở hữu 4.441 máy bay chiến đấu, 751 tiêm kích, và 1.505 trực thăng. Ukraine chỉ có 425 máy bay chiến đấu và 39 tiêm kích, cùng 243 trực thăng.

“Ukraine sở hữu nhiều công nghệ quân sự mới, đặc biệt là máy bay không người lái vũ trang mua của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như tên lửa chống tăng Javelin mua từ Mỹ”, cựu đại sứ Bryza nói trên trang TRT World. “Quân đội Ukraine đã tích lũy kinh nghiệm chiến đấu, thể hiện sự dũng cảm và hiệu quả trên chiến trường”.

Lục quân Ukraine không được trang bị tốt bằng quân Nga, nhưng sở hữu một số vũ khí Mỹ, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin.

QUÂN MỸ ĐÓNG Ở CHÂU ÂU

Cục diện ở Ukraine, trong trường hợp cần can thiệp quân sự, Mỹ hiện có lực lượng tương đương 12 tiểu đoàn tác chiến BTG, đóng quân rải rác ở các nước châu Âu, từ Italia cho đến các quốc gia vùng Baltic.

Lực lượng chủ lực của Mỹ ở châu Âu gồm Lữ đoàn thiết giáp số 1, hiện có 3.800 binh sĩ, 130 xe chiến đấu bộ binh Bradley, 15 pháo tự hành Paladin, 80 xe tăng chủ lực M1A1, 500 xe bánh xích và 1.500 phương tiện di chuyển cùng trang thiết bị khác.

Kết hợp với lực lượng này là Lữ đoàn kỵ binh số 1, được trang bị trực thăng tấn công Apache, trực thăng Blackhawk và trực thăng vận tải hạng nặng Chinook. Ngoài ra, Mỹ còn có Lữ đoàn dù số 173, đóng quân tại Italia và Trung đoàn kỵ binh số 2, đóng quân ở Vilseck, Đức.

Đại tá quân đội Ukraine, Vlasenko, gần đây nói: “Trong trường hợp Nga gây hấn, sẽ không có lựa chọn nào khác, tôi sẵn sàng sống chết với vũ khí có trong tay”.

Nga trong thời gian qua, đã chi tới 78 tỉ USD cho ngân sách quốc phòng mỗi năm, trong khi Ukraine chỉ chi vào khoảng 1,6 tỉ USD.

Tuy nhiên, Ukraine với sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây, có thể kháng cự quyết liệt, khiến Nga không dễ dàng giành chiến thắng áp đảo. Mỹ, NATO, Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt đứng về phía Ukraine trong căng thẳng mới nhất này. Trước đó Ukraine và các đồng minh phương Tây đã cáo buộc Nga chiếm trái phép Crimea và ủng hộ phe đòi ly khai ở miền Đông Ukraine trong cuộc xung đột kéo dài từ năm 2014 đến nay làm khoảng 10.000 người chết.

Tổng lược thời sự thế giới từ Hậu Dậu duệ VNCH Võ Thị Linh, 16-2-2022

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét