Powered By Blogger

TT. NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐÃ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CỨU NƯỚC VÀ DỰNG NƯỚC THỜI HOÀNG HÔN CỦA THỰC DÂN PHONG KIẾN

Tới tháng 4/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã trục được hoàn toàn người Pháp ra khỏi Việt Nam, thu hồi được độc lập cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế, tài chánh, hoàn thành được  được cuộc cách mạng dân tộc. Song song đó ông bắt tay ngay vào việc phát triển đất nước và an ninh quốc phòng trong việc thu phục loạn sứ quân đang phá hoại và làm mất an ninh ở nhiều khu vực quanh Sài Gòn Chợ Lớn và một số nơi trong các tỉnh thuộc vùng sông nước Cữu Long.

Các biện pháp táo bạo của ông Diệm để đem lại trật tự cho xã hội là đóng cửa hai sòng bạc Đại Thế giới và Kim Chung tại Sải Gòn (15-1-1955), chiến dịch Đinh Tiên Hoàng (5-6-1955- 20-12-1955) mang lại an ninh cho các tỉnh miền Tây Nam phần, chiến dịch Hoàng Diệu (21-9-1955- 21-10-1955) hoạt động tại khu Rừng Sát nhằm truy sát sào huyệt của Bình Xuyên.

Tại Sài Gòn, tình hình về an ninh cũng không ổn định, tổ chức Bình Xuyên là một mối đe doạ trầm trọng. Trong quá khứ, Pháp đã dung dưỡng cho Bình Xuyên tự do hoạt động trong các lĩnh vực trục lợi bất chính như tổ chức mãi dâm, cờ bạc, buôn bạch phiến và bảo vệ an ninh. Tướng Lê văn Viễn, Chỉ huy Bình Xuyên trước đây, khó là người chịu thuần phục ông Diệm và thu mình trong khuôn khổ luật pháp mới.

Cuối cùng, để tránh tranh chấp không cần thiết, Bảo Đại bổ nhiệm Lại văn Sang, chỉ huy Lực lượng Cảnh Sát thay thế. Ông Diệm không đồng ý sự bổ nhiệm này, nhưng không có kết quả. Tranh chấp giữa ông Diệm, Bảo Đại, Bảy Viễn và ông Sang về nguồn tài trợ do nhóm Bình Xuyên bùng nổ mạnh hơn.

Trong bước đầu xây dựng, ông Diệm kêu gọi hai lực lượng Hoà Hảo và Cao Đài hợp tác để thành lập quốc gia, nhưng các thương thuyết với Tướng Trình Minh Thế của Cao Đài và Tướng Nguyễn Giác Ngộ của Hoà Hảo về việc sát nhập các đơn vị vũ trang thuộc về quân đội của chính phủ chưa ngã ngũ.

Đối với Bình Xuyên, ông Diệm chủ trương quyết liệt là phải loại trừ bằng biện pháp quân sự. Do đó, nhiều giao tranh xảy ra. Đến tháng Ba năm 1955, xung đột đẩm máu trầm trọng hơn.

Vì nhiều lý do bất hoà chính kiến, hai giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo công khai hợp tác với Bình Xuyên làm cho nỗ lực xây dựng của ông Diệm càng khó khăn.

Vì nhiều lý do bất hoà chính kiến, hai giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo công khai hợp tác với Bình Xuyên làm cho nỗ lực xây dựng của ông Diệm càng khó khăn.

Khi định mệnh chính trị của ông trở nên mong manh, thì may mắn lại đến cho ông. Một thế lực duy nhất âm thầm ủng hộ để cho ông duy trì và củng cố quyền lực là cơ quan CIA và người đắc lực cận kề là Tướng Lansdale.

Với sự giúp đở của Tướng Lansdale tình thế đã đổi thay đột ngột. Quân đội của ông Diệm càn quét nhóm Bình Xuyên thành công, đẩy được lui ra khỏi Sài Gòn và tàn quân phải trú ẩn tại Rừng Sát thuộc Cần Giờ.


Tận dụng thời cơ thuận lợi này, ông Diệm tìm cách thu phục luôn hai giáo phái Cao Đài và Hoà Hảo về quy thuận quốc gia; uỷ nhiệm cho Lansdale trực tiếp tiếp xúc. Kết quả là hai giáo phái không còn chống đối cá nhân ông Diệm, chấp nhận giải giới và huỷ bỏ các yêu sách về quyền địa phương tự trị.

Theo các tài liệu được giải mật, tổng số tiền CIA sử dụng cho việc quy thuận này lên đến 12 triệu đô la vào thời giá trong năm 1955. Trong suốt một năm sau, lực lượng vũ trang của hai giáo phái không còn gây một khó khăn nào vì lần luợt về quy thuận và được sát nhập và phân tán trong quân đội của chính phủ. Tàn quân của Bảy Viển bị truy sát và Bảy Viển đào thoát sang Lào rồi sang Pháp. Tình hình nội an được vãn hồi. Giai đạn cứu quốc của Thủ tướng Diệm đã hoàn toàn thành công, từ đó mới có thể tiến vào việc trị an và bình định nằm trong giai đoạn dựng nước của ông.



Thành công ngoạn mục này giúp cho ông Diệm củng cố quyền lực và có thể bắt đầu phô trương thanh thế ra ngoài nước, nhất là tại Washington. Tình thế đổi thay nên Eisenhower đổi ý và ủng hộ cho ông Diệm được tiếp tục lãnh đạo đất nước.

Thành công khác của thủ tướng Ngô Đình Diệm trong chương trình tái định cư cho 818.131 đồng bào miền Bắc là một kỳ tích lịch sử cho Việt Nam Cộng Hoà. Với 565.000 mẩu đất hoang được khai khẩn thành khu canh nông dinh điền giúp cho đồng bào có cơ hội bắt đầu làm lại cuộc đời mới tại miền Nam, mà Cái Sắn, La Ngà, Pleiku, Cà Mau, Đồng Tháp Mười là những thí điểm lập nghiệp điển hình.

Vào ngày 20/5/1955 ldược coi là dấu ấn lịch sử vì hôm đó quân đội Pháp rút khỏi khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. Tới tháng 7, số quân đội Pháp đã từ 175.000 xuống chỉ còn 30.000. Ông Diệm yêu cầu là cả quân đội lẫn huấn luyện viên người Pháp đều bắt buộc phải rút hết khỏi miền Nam VN vào mùa Xuân, 1956. Thủ tướng Diệm đã can đảm và thật nhiều vất vả để chấp nhận một quyết định táo bạo với nhiều nguy hiểm khi đưa ra với Pháp. Nhưng sau cùng, vào tháng 8/1955, Pháp đồng ý đóng cửa cơ quan quản lý thuộc địa, gọi là “Bộ Các Quốc Gia Liên Kết.”

Về phía Mỹ thì Đại sứ Collins, người nghe lời Tướng Pháp Paul Ély vốn đã muốn lật đổ Thủ tướng Diệm cũng bị thuyên chuyển. Ngày 14/5/1955, ông rời Việt Nam sang nhận trách nhiệm mới tại NATO. Đại sứ G. Frederick Reinhardt sang thay Collins. Tân đại sứ liền tuyên bố ngày 27 tháng 5: “Tôi tới đây với chỉ thị là thi hành chính sách của Hoa Kỳ ủng hộ chính phủ hợp pháp của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.”. Đây được coi như lời tuyên bố kết thúc giai đoạn Pháp hoàn toàn phá sản ở VN, sau gầm 100 năm chiếm đóng. Và cuộc cách mạng dân tộc đã thành công sau khi đã cởi được ách đô hộ của thực dân Pháp lên nhân dân VN.

Ngày 4/3/1956,nền chính trị căn bản của chính thể cộng hòa được xây dựng. Nhân dân Miền Nam đi bầu một Quốc Hội Lập Hiến. Với một dân số là 12 triệu người, gần 80% số người được đi bầu đã thực sự tham gia để chọn 123 dân biểu trong số 405 ứng cử viên. Dù tới gần một phần ba số ứng cử viên được chính phủ đề cử đã không trúng cử, đa số những người được bầu là ‘thân chính.’

Sang tới mùa Thu 1955 thi uy tín của Thủ tướng Diệm đã tăng cao. Đối nội, ông đã nối kết lại được một quốc gia đang bị phân tán nặng nề, khuất phục được sự chống đối của viên Tổng Tham mưu Quân đội (thân Pháp) Nguyễn Văn Hinh, chấm dứt được sự đe dọa của cảnh sát, quân đội quốc Gia đã tuân lệnh ông quét sạch lực lượng Bình Xuyên rồi được Đại Hội các đoàn thể chính đảng nhất mực ủng hộ. 

Về Đối ngoại thì ông Diệm đã cương quyết chống trả và khuất phục được mưu đồ của Pháp và kế hoạch dẹp tiệm của cặp Ély-Collins, bây giờ lại được Washington nhất mực ủng hộ công cuộc phát triển đất nước của Ông Ngô Đình Diệm . Nhiều nhà quan sát quốc tế bình luận: “ông Diệm đã làm được những việc như phép lạ.”

Với cái thế ấy, ngày 26/10/1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng thống đầu tiên. Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi vì Quốc hội lập hiến không chọn được cái nào khác có ý nghĩa hơn.

Hơn 60 quốc gia trên thế giới đã nể trọng Tổng thống Ngô Đình Diệm, các quốc gia nhừ Mỹ, úc, Ấn Độ Nam Hàn và Đài Loan đã tiếp đón Tổng Thống Ngô Đình Diệm hết sức ân cần và trọng thể, khi ông viếng thăm các quốc gia này vào năm 1957.

Sự thành công của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong cuộc cách mạng dân tộc đưa đến việc thăng hoa trong khu vữc với GDP nằm trong top 5 của khu vực với 140 ÚD/ đần người.


KINH TẾ PHÁI TRIỂN 

Nền Kinh tế thị trường  tự do được lựa chọn để phát triển VNCH. Điều nà được thể hiện nơi  Chương hai của hiến pháp 1956: nêu rõ việc Quốc gia (chính phủ) công nhận và bảo đảm tất cả các quyền tự do cá nhân.

Đặc biệt Điều 20: "Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu." Bên cạnh việc khuếch trương kinh tế tự do chiếu theo điều 20 này chính phủ đã có những chính sách vô cùng tích cực.

Lấy thí dụ, chính phủ quy định các loại xe chuyên chở công cộng như xe taxi, xe lam… cho nhập cảng xe mới và đem bán trả góp cho tài xế. Hai loại xe này nhanh chóng trở thành những phương tiện di chuyển thông dụng nhất tại miền Nam.




Chương trình Người cày có ruộng, chính phủ mua lại ruộng đất của điền chủ đem bán lại cho tá điền qua phương cách trả góp.

Năm 1959, sản xuất gạo lên 5,3 triệu tấn, cao nhất trong lịch sử kinh tế Miền Nam cho tới thời điểm đó. Về xuất cảng: với tổng số là 340.000 tấn, năm 1960 cũng đánh dấu mức xuất cảng cao nhất.

Ngoài một số hoạt động công ích xã hội, như điện, nước, hàng không,… thì sinh hoạt kinh tế hoàn toàn tự do. Chính phủ không cạnh tranh với tư nhân và chỉ giữ vai trò khuyết trương kinh tế và bảo đảm tư nhân cạnh tranh một cách công bằng và hợp pháp.

Trong phạm trù giáo dục "hương trình tư thục" được chính phủ khuyến khích và nâng đỡ, nhờ đó chia sẻ gánh nặng với chính phủ và đã đào tạo nhiều thế hệ thanh niên sẵn sàng đóng góp cho quốc gia dân tộc.

Chnh phủ đệ nhất cộng hoà còn cho thành lập các khu kỹ nghệ như Thủ Đức, An Hòa, Nông Sơn... Nhiều nhà máy được xây dựng như nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thủy điện Đa Nhim, nhà máy vải sợi Vinatexco Đà Nẵng, Vimytex Sài Gòn, Nhà máy thủy tinh, mỏ than Nông Sơn.




Các quốc gia khác sau khi giành độc lập đều có khuynh hướng bảo vệ thị trường, chính phủ trực tiếp làm kinh tế, quốc hữu hóa công xưởng, đề ra các chính sách bảo vệ thị trường. Trong khi miền Nam lại theo kinh tế tự do nên kinh tế và kỹ nghệ đã phát triển nhanh hơn các quốc gia trong vùng. Kinh tế Việt Nam trên đà xây dựng thuận lợi khi cơ chế thị trường nội địa bắt đầu hoạt động hữu hiệu. 

Các nhà máy công nghiệp như sản xuất đường Biên Hoà, cát trắng Khánh Hoà, than đá Nông Sơn đi vào sản xuất. Gạo Việt Nam xuất cảng gia tăng và gây tiếng vang trong thị trường nông phẩm thế giới. Kinh tế xuất khẩu gia tăng mang lại thặng dư cho ngân sách và cải tiên dân sinh.

Tới năm 1960, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và các tuyến hàng không đã được cải thiện canh tân và mở rộng đáng kể. Hệ thống vận chuyển hiện đại bao gồm đường sắt, một mạng lưới các đường quốc lộ, liên tỉnh lộ, hương lộ, đường thủy và đường hàng không.

Đường bộ: trong khoảng 9.000 dặm đường, có hơn 2.000 dặm là bê tông nhựa; 3.000 dặm đường có cán đá, và khoảng 4.000 dặm là đường hương lộ.

Đường sắt: năm 1955 giao thông đường sắt cũng được sửa chữa và canh tân. Tới 1959 toàn hệ thống bao gồm 870 dặm, gồm một tuyến đường chính chạy từ Sàigòn đến Đông Hà, nối kết toàn bộ các tỉnh dọc miền duyên hải (nhiều khúc bị cắt đứt trong 12 năm chiến tranh).

Một chi nhánh đường sắt (có móc để leo đồi) đi từ Phan Rang lên Đà Lạt, và một chặng nối với mỏ than Nông Sơn. Một khúc ngắn về phía đông bắc, đi từ Sàigòn tới Lộc Ninh.

Hàng không: hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Air Vietnam - được thành lập lúc đầu để bay trong nước. Ngoài phi trường Tân Sơn Nhất, các phi trường được sửa chữa lại và xây dựng thêm gồm Huế, Đà Nẵng, Nha trang, Qui Nhơn, Biên Hòa, Đà Lạt, Ban mê Thuột, Pleiku, Hải Ninh, Cần Thơ, Phú quốc.

Từ nội địa, Air Vietnam bắt đầu bay tới Phnom Penh, Siem Reap, Bangkok, Vientianne và Savannakhet. Đường quốc tế phần lớn được đảm nhiệm bởi các hãng Air France, Pan American, World Airways, British Airways, Royal Dutch, Cathay Pacific và Thai Airways.


Từ năm 1955–1957, với sự di cư ồ ạt từ Bắc vào, miền Nam đón nhận thêm nhiều thợ chuyên môn và nhà kinh doanh, bên cạnh đó là sự giao thoa văn hóa hai miền, đặc biệt là món phở của người Bắc khi ấy rất được ưa chuộng tại miền Nam.

Chính phủ khi ấy ban hành khá nhiều chính sách hỗ trợ kinh doanh và thương mại, nên người Việt thi nhau buôn bán kinh doanh khiến thị trường trở nên sầm uất hơn bao giờ hết. Các ngành từng chịu sự thống trị bởi người Pháp và người Hoa như dệt, ráp xe, dược phẩm, đồ nhôm, đúc, thuộc da,… dần trở lại vào tay của người Việt. Theo Bộ Kinh tế, tổng số đầu tư vào công nghiệp chế biến trong nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa năm 1957 đạt 12 tỷ Việt Nam Đồng (Nam Việt Nam).

Kể từ năm 1958, nền canh nông được phục hồi và chuẩn bị phát triển để xuất cảng, cho nên mọi nguồn lực chuyển sang thúc đẩy các ngành công nghiệp. Vì vậy mà đa phần các xí nghiệp quan trọng tại miền Nam được thiết lập trong giai đoạn này, chẳng hạn như Công ty Đường Việt-Nam, Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt-Nam, Công ty Thủy-tinh Việt-Nam, nhà máy vôi Long-Thọ, Công ty Vĩnh Hảo, Nhà máy Tân-Mai. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều là xí nghiệp hợp doanh và quốc doanh.

Tỷ giá hối xuất đồng bạc VNCH ngày 18 tháng giêng năm 1958:

*35 Đồng VNCH= 1USD

*1 Đồng VNC =12 Quan Pháp

*98Đồng VNCH= 1 Anh Kim

Từ năm 1959 – 1963, giới tư nhân Sài Gòn mới thực sự bắt đầu mạnh dạn đầu tư vào các ngành công nghiệp lớn như Âu dược (thuốc Tây), thực phẩm, dệt nhuộm,… Sự bùng phát của tư nhân trong nước dần đánh bật các nhà tư bản Pháp khỏi thị trường và khiến họ phải bán đi một số doanh nghiệp quan trọng như Công ty Đường và Bông vải. 

Dù đang trong bước đầu phát triển kinh tế hậu thực dân và phong kiến, nhưng thành qủa xây dựng vượt trội của đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà làm cho tất cả các quốc gia khác trong khu vực đã không sánh kịp. Singapore, Nam Hàn và Thái Lan kém xa Việt Nam Cộng Hoà về mọi lĩnh vực. GDP của VNCH là 223 USD/Đầu người /năm.


Cho đến năm 1960, Việt Nam bắt đầu có tiếng nói trên chính trường quốc tế. Việt Nam trở thành hội viên của 30 tổ chức quốc tế và khu vực, với 60 quốc gia công nhận VNCH.

Kỳ tích này cũng đã được Tổng thống Eisenhower ca ngợi. Trong thư đề ngày 22 tháng 10 năm 1960 gửi thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, Eisenhower nêu lên:

„Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ mà nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ quá là nhanh chóng.”

Sở dĩ xã hội miền Nam biến đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắn như vậy, một phần lớn là do sự giúp đở viện trợ của Mỹ dành cho VNCH để xây dựng và phá triển.

Các kết quả phát triển kinh tế xã hội của nền đền đệ nhất cộng hoà thời đó vẩn còn nhỏ, nhưng cũng đã làm cho các nước láng giềng như Singapore và ngay cả Nam Hàn dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãnm rất bể phục

Miền Nam thực sự đã đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960 cho mô hình phát triển sau này của Nam Hàn dưới thời Tổng thống Phác Chính Hy. Xây dựng và phát triển trong hòa bình đã đưa Miền Nam tới chỗ vươn lên - kinh tế học gọi là điểm cất cánh (take-offĐ để trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á.

Buổi bình minh của Nền Cộng Hòa ("The First Day") thật là huy hoàng rực rỡ. Nhiều quan sát viên ngoại quốc cho rằng đây chính là một tiếc nnuối vô biên về "một cuộc cách mạng đã bị mất đi" (the lost revolution) quá sớm của Miền Nam Việt Nam.

Nhân ngày giỗ của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu vào ngày 2/11/1963, tôi, người viết xin ghi lại một cuôc cáh mạnh dân tộc rất thành công của nền đệ nhất cộng hoà. Một công đức vô biên của người sáng lập nước VNCH Ngô Đình Diệm. Một nén tâm hương kính dâng lên hương hồn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Vũ Thái An, người lính VNCH 31 October 2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét