Powered By Blogger
TRẦN NGUYÊN HÃN
( THÁNH TỔ TRUYỀN TIN QUÂN LỰC VNCH)

                                                       
                                                     

Hình trên là pho tượng Thánh tổ ngành Truyền tin là Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn trên ngựa chiến oai phong lẫm liệt, tay tung một con chim bồ câu mang thư tới đơn vị bạn, tuy dụng từ thời Đệ nhị cộng hòa nhưng ngày nay vẫn còn tồn tại trong công viên trước cửa chợ Bến Thành.
Theo nguồn tin mới nhất của "Tuổi Trẻ" tượng đài Trần Nguyên Hãn đã bị bể mất chân phía bên phải. Theo nhiều người dân ở khu vực này kể lại, trưa 27.7.2013, khi một nhóm người đang chụp hình tại chân tượng đài thì một bên chân phải của tượng rớt xuống. Ximăng, đất, sắt... văng tung tóe dưới chân tượng đài.http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/561009/nguy-co-nhung-tuong-dai-cu-sup-do.html#ad-image-0.

Vinh danh Thánh Tổ Truyền Tin.

Nặng trĩu hai vai một gánh dầu,
Nâng niu lồng quy' cặp bồ câu.
Kiên tri` lặn lội ti`m chân Chúa.
Dũng mãnh hành quân diệt giặc Tầu.
Gian khổ mười năm rèn sĩ tốt,
Xông pha trăm trận chiếm công đầu.
Danh TRẦN NGUYÊN HÃN vang muôn thuở,
Sử Việt thời Lê rạng Ngũ Châu.

(vần thơ của Bồ câu già Khiết Châu Nguyễn-Huy Hùng, Cưụ Đại Tá QL.VNCH)

Bồ câu là một loài chim, không đẹp kiêu sa, không có tiếng hót véo von như "Khứu" http://www.youtube.com/watch?v=G35tqg5TQiA, hiền hoà không hiếu chiến như " Diều Hâu" http://www.youtube.com/watch?v=18R2oeG8d3Q; bồ câu bay rất xa và nhớ đường về nhà. Thế giới ngày nay dùng hình ảnh chim bồ câu để tượng trưng cho HOÀ BÌNH, TÌNH THƯƠNG và Quân Lực VNCH củng đã coi là một biểu tượng cho ngành truyền tin, vì đó chính là phương tiện nhanh chóng dùng để liên lạc trong quân sự ngày xưa.

Trần Nguyên Hãn là một vị tướng tài của Lê Lợi trong thời gian chống với quân nhà Minh. Ông là người tướng có tài nuôi và huấn luyện bồ câu để đưa tin dùng trong quân sự của quân đội Đại Việt.https://www.facebook.com/photo.php?fbid=198565020306645&set=a.198560450307102.1073741868.100004594452865&type=3&theater.

TRẦN NGUYÊN HÃN (1390-1429):

Trần Nguyên Hãn sinh ngày 1 tháng 2 năm Canh Ngọ (1390), quê ở Lập Thạch, trấn Sơn Tây (nay thuộc xóm Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), là tôn thất nhà Trần, cháu 7 đời của Thái sư Trần Quang Khải, cháu nội của Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, là bà con bên ngoại với Nguyễn Trãi.

Khi đất nước bị quân Minh xâm lược và thống trị, Trần Nguyên Hãn ôm mộng đánh đuổi quân giặc, giành lại bờ cõi của quốc gia. Sau thời gian dài vừa hành nghề bán dầu vừa rèn luyện bản thân và tìm kiếm minh chủ, năm 1423 Trần Nguyên Hãn đã cùng Nguyễn Trãi về đầu quân Lê Lợi. Lúc đầu, Trần Nguyên Hãn chưa được tin dùng, nhưng về sau nhờ có thực tài, nên được Lê Lợi cất nhắc lên chức Tư đồ, và ông đã cùng với nghĩa quân Lam Sơn lần lượt lập được nhiều chiến công vang dội.

Do lập được nhiều đại công, có vai vế lớn trong hàng ngũ tướng lĩnh, nên ở Hội thề Đông Quan diễn ra vào ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (1427), danh sách những người tham gia hội thề của quân Lam Sơn ghi thứ nhất là Lê Lợi, thứ hai là Trần Nguyên Hãn.

Kháng chiến thành công, vương triều Lê được thiết lập. Ngày 8 tháng 3 năm Mậu Thân (1428) vua Lê Thái Tổ phong Trần Nguyên Hãn làm Tả tướng quốc, cho theo họ vua, và ban cấp cho ông 114 mẫu ruộng. Nhưng hưởng danh lợi chưa được bao lăm, thì Trần Nguyên Hãn xin nghỉ chính sự để về lại quê nhà. Vua Lê chấp thuận cho Nguyên Hãn được nghỉ hưu, nhưng dặn cứ một năm hai lần vào chầu.

                                                 

TRẦN NGUYÊN HÃN VÀ ĐỘI CHIM BỒ CÂU ĐƯA TIN

Họ Bồ câu (danh pháp: Columbidae) là một họ thuộc bộ Bồ câu (Columbiformes), bao gồm khoảng 300 loài chim cận chim sẻ. Tên gọi phổ biến của các loài trong họ này là bồ câu, cu, cưu, gầm ghì. http://vi.wikipedia.org/wiki/Họ_Bồ_câu

Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, từ sa mạc Sahara cho đén các châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái Indomalaya và Australasia.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Bồ_câu_viễn_khách

Đội quân bồ câu đưa tin

Trong chiến tranh, việc truyền tin tức giữ vai trò cực kỳ quan trọng, do đó từ xa xưa, các triều đình đã tổ chức hệ thống thông tin với các dạng thức khác nhau như dùng cờ hiệu, đặt trạm dịch, dùng hỏa đài… và đặc biệt là dùng chim bồ câu để đưa tin. Không rõ việc sử dụng chim bồ câu đưa tin xuất hiện ở nước ta khi nào, nhưng đến giai đoạn kháng chiến chống quân Minh xâm lược, sử sách và giai thoại dân gian có nhắc đến hai nhân vật nổi tiếng là Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Chích. Đây là hai danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn và sau này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê.

Trần Nguyên Hãn là con cháu nhà Trần, cháu ruột của Trần Nguyên Đán, dòng dõi Thượng tướng Trần Quang Khải, anh em (con cô, con cậu) với Nguyễn Trãi. Ông quê ở xã Sơn Đông (nay thuộc huyện Lập Thạnh, Vĩnh Phúc), lập nhiều công nên khi xét công lao ông được đứng hàng đầu với chức Tả tướng quốc. Trong thời gian kháng chiến, Trần Nguyên Hãn đã dùng những chú chim bồ câu mà ông nuôi dưỡng, huấn luyện để chuyển thư qua lại với chủ tướng Lê Lợi và các đầu mối quân sự khác. Có lần khi đang đóng quân trấn giữ thành Võ Ninh thì bị quân Minh kéo đến vây chặt, tình thế rất nguy khốn, Trần Nguyên Hãn đã viết thư cầu cứu rồi buộc vào chân chim. Nhờ thư do chim câu mang đến, Bình Định Vương Lê Lợi biết được tình hình liền lập tức cho quân tiếp viện đến Võ Ninh phá vỡ vòng vây giải cứu. Sau này Trần Nguyên Hãn với hình ảnh chú chim bồ câu được suy tôn là Thánh Tổ của lực lượng truyền tin nước ta.

                                     

Cùng về qui tụ dưới lá cờ nghĩa Lam Sơn còn có một vị tướng cũng có tài nuôi chim bồ câu, ông tên là Nguyễn Chích. Ông người thôn Vạn Lộc, xã Đông Ninh, phủ Đông Sơn (nay là huyện Đông Sơn, Thanh Hóa), trước khi tham gia lực lượng của Lê Lợi thì Nguyễn Chích đã dựng cờ khởi nghĩa ở núi Hoàng Sơn (nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa) lấy thành Yên Mỗ làm căn cứ. Chính ông đã đề xuất kế hoạch vào Nghệ An, tạo nên cục diện mới cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Bố Nguyễn Chích là người thích nuôi chim thả để dự thi nên truyền nghề này cho con, vì thế từ nhỏ ông đã có biệt tài nuôi chim bồ câu rất giỏi. Bồ câu được dạy một cách khéo léo để xem khả năng của mỗi con, người ta đặt một chậu nước giữa sân, rồi cho chim tung cánh lên trời, những con chim nào dạy khéo sẽ bay rất thẳng, đến nỗi, bay cao lên tít mây xanh mà bóng chim vẫn in trong chậu nước. Nguyễn Chích đã tập cho đàn chim của ông bay khéo như vậy và còn luyện cho chúng mang thư từ và đồ nhẹ đến nơi định sẵn và bay trở về.

Khi gia nhập cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Chích cùng vợ là Nguyễn Thị Bành đã mang cả bầy bồ câu đi theo, nhiều lần, chim câu đã giúp việc truyền tin cho nghĩa quân rất nhanh chóng. Một bận, căn cứ Lam Sơn bị đánh úp trong khi phần đông quân lính được chủ tướng Lê Lợi chia ra, sai các tướng tá dẫn đi các ngả mất rồi, ở doanh trại chỉ có Lê Lợi và Nguyễn Chích cùng mấy trăm quân túc vệ. Giặc Minh ở ngoài vây rất chặt, khó có thể phá được vòng vây hay cử người đi báo tin giải cứu.

Nguyễn Xí liền thả chim câu đi đưa thư gọi được các cánh quân về cứu viện, trong đánh ra, ngoài đánh vào làm cho vòng vây của giặc tan vỡ, Bình Định Vương Lê Lợi rất khen ngợi, ban thưởng cho Nguyễn Xí và lấy thóc tẩm mật cho chim ăn để bồi dưỡng. Cho đến nay người dân ở vùng đất xứ Thanh Nghệ vẫn lưu truyền bài thơ ca ngợi “đội quân” chim bồ câu của tướng Nguyễn Chích như sau:

“Bồ câu bồ các
Nó hát cúc cù
Cu đi Quan Du
Cu về Bù Rộc
Thư này hỏa tốc
Phải đợi cu về
Ăn gạo vua Lê
Đậu vai ông Chích
Cu là cu thích
Lại hát cúc cù!”.

KHẢ NĂNG CỦA BỒ CÂU:

Những nhà khoa học đứng đầu thế giới đã thừa nhận khả năng tìm hướng để bay của bồ câu bằng khứu giác. Để chứng minh thêm khả năng tìm đường về nhà của những chú chim bồ câu khác, các nhà khoa học đã tiến hành vô số thí nghiệm khác nhau, kể cả việc cắt đi dây thần kinh khứu giác của chúng. Khi một dây thần kinh bị cắt đứt, loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để tìm hướng về.
Bồ câu có những khả năng đặc biệt nên các quân trại của Đại Việt đã nuôi và huấn luyện để trở thành những con vật đưa tin nhanh và liên lạc rất hữu hiệu trong quân sự.
Vì khả năng đặc biệt của bồ câu, nên củng có những chú bồ câu được bán tới giá 320.000 US$



                                                   Con bồ câu giá có cao nhất thế giới

TẠI SAO BỒ CÂU BIẾT ĐƯA THƯ??

Để tìm hiểu khả năng ghi nhớ của chim bồ câu, các chuyên gia tại Viện nghiên cứu khoa học quốc gia, Viện nghiên cứu thần kinh Mediterranean (Pháp) cho hai con chim bồ câu xem hàng nghìn bức ảnh. Sau vài tháng, họ cho chúng xem lại và huấn luyện chúng cách dùng mỏ để vẽ vòng tròn hoặc dấu gạch chéo lên những ảnh mà chúng từng nhìn thấy. Thử nghiệm được lặp lại nhiều lần trong mấy tháng sau đó. Kết quả cho thấy, số lượng ảnh mà 2 con chim có thể nhớ dao động từ 800 tới 1.000 chiếc.

Bằng cách nào mà những chú chim tìm thấy đường về nhà khi bay khỏi thành phố với chặng đường dài hàng ngàn hải lý? Một khía cạnh nào đó, chúng đã dựa vào khả năng khứu giác như một chiếc đồng hồ hay la bàn. Chim bồ câu cũng thường dựa vào môi trường tự nhiên thân thuộc và những cột mốc ranh giới nhân tạo để nhận biết vùng lãnh thổ gần nhà.

                                                                 

Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng, những con chim sẽ bay theo đường nhỏ, tới đường quốc lộ, bay ngang qua những con phố và bay theo đường vòng, thậm chí điều này sẽ khiến chuyến bay của chúng tăng lên một vài dặm. Một nghiên cứu gần đây nhận định, loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường khi chúng bay có đôi. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ đủ thông minh để làm con đường ngắn lại hơn là khi bay một mình.

Sau 10 năm nghiên cứu chim bồ câu đưa thư thông qua các vệ tinh hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nhóm chuyên gia làm việc tại Đại học Oxford đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng “các bưu tá viên” không hề tìm đường đến địa chỉ người nhận thư bằng cách định hướng theo mặt trời. Chúng bay dọc theo đường lớn, chuyển hướng ở các giao lộ, thậm chí vòng theo bùng binh!

Khám phá mới được đăng tải trên tờ Daily Telegraph. Khi trả lời phỏng vấn, giáo sư Tim Guilford cho biết: “Việc này thực sự khiến nhóm nghiên cứu ngã ngửa. Thật ấn tượng khi chứng kiến những con chim bồ câu đưa thư bay theo tuyến đường phụ Oxford A34, rồi bay vòng vèo tại trạm đèn giao thông trước khi lượn theo bùng binh”.

Theo Guilford, chim bồ câu có thể tự tìm đường khi thực hiện các cuộc hành trình dài, ngay cả lần đầu tiên “làm nhiệm vụ”. Khi bay nhiều lần trên cùng một tuyến đường, chúng thường nghỉ ngơi ở một chỗ quen thuộc trên đường đi.

Để chứng minh thêm khả năng tìm đường về nhà của những chú chim bồ câu khác, các nhà khoa học đã tiến hành vô số thí nghiệm khác nhau, kể cả việc cắt đi dây thần kinh khứu giác của chúng. Khi một dây thần kinh bị cắt đứt, loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để tìm hướng về. Những nhà khoa học đứng đầu đã thừa nhận khả năng tìm hướng bay bằng khứu giác của bồ câu.

Một số loài động vật khác cũng thường sử dụng các loại công cụ để định vị hướng hay vạch ra lộ trình chuyến đi của chúng: Loài gà cũng có một “la bàn khứu giác”. Loài chim họa mi thì dựa vào ánh sáng mặt trời, các ngôi sao và những góc độ của ánh sáng được biết như tia sáng phân cực. Trong hành trình du ngoạn hằng năm tới Mexico, loài bướm Monarch cũng sử dụng đường ánh sáng phân cực.

Động vật biển thường sử dụng mốc định vị và tín hiệu thị giác trên mặt biển để tìm thấy đường đi. Loài cá voi thường phân biệt vị trí địa lý bằng âm thanh. Loài cá mập và rùa biển cũng sử dụng điện trường để tìm vị trí và đánh dấu đường đi. Trong khi đó, loài cá mập sống ở mực nước cạn ngang qua vùng xích đạo bờ biển Ấn Độ Dương lại có thể nhìn trời đêm để định vị.

BỒ CÂU VŨ KHÍ BÍ MẬT CỦA TÀU CỘNG:

Mặc dù thế giới gần đây đã hướng sự chú ý vào chiếc máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, nhưng quân đội nước này trên thực tế lại đang bận rộn với việc đầu tư vào một loại vũ khí bí mật khác: bồ câu đưa thư: http://chimbocau.vn/xem-tin-tuc/870/bo-cau-dua-thu-vu-khi-bi-mat-nhat-cua-trung-quoc-.html#sthash.1aNfqLG7.dpuf


ĐẶC SẢN BỒ CÂU TRONG ẨM THỰC 

                                                                        Bồ câu quay nước dừa


Bồ câu củng là một trong những đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao trong ẩm thực của VN củng như thế giới.

Bồ câu quay



Nguyên liệu:

  • 2 con bồ câu, làm sạch
  • 1 gói bột ngũ vị hương
  • Mật ong,
  • Muối,
  • Đường,
  • Xì dầu,
  • Tiêu,
  • Tỏi.

Thực hiện:

  1. Ướp bồ câu với hỗn hợp gia vị gồm: bột ngũ vị hương, mật ong, muối, đường, xì dầu, tiêu, tỏi cho thấm gia vị. Hấp chín.
  2. Phết thêm một lớp gia vị (đã ướp ban đầu) lên trên lớp da bồ câu cho đậm đà, đút bồ câu vào lò quay cho đến khi da giòn và vàng đều là được. Cũng có thể chiên bồ câu trong chảo ngập dầu.
  3. Khi ăn chặt bồ câu làm tư, xếp ra đĩa, trang trí tùy thích. Dùng nóng với cơm hoặc bánh mì.

Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Chim bồ câu hầm cốm

                                                                 

 Vì giá trị dinh dưỡng mà chim câu hay được dùng trong các món hầm để bồi bổ sức khỏe, nhất là với người ốm, yếu sức thường hay được động viên ăn món chim câu hầm. Quả thực chim câu hầm luôn là một món ăn rất hấp dẫn. Chim hầm mềm, nhân cốm dẻo, bùi bùi hạt sen.

Hơn nữa mình đảm bảo món ăn này rất bổ dưỡng. Cũng vì vậy mà món chim hầm này làm khá cầu kì. Tuy nhiên, ngày cuối tuần mà, bạn có thể dành buổi sáng chuẩn bị và chế biến món này để gia đình có một món ăn ngày cuối tuần đặc biệt và mới lạ.

Nguyên liệu: (3-4 người)

– 1 con chim bồ câu, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa súp hành tím băm
– ¼ thìa cà phê tiêu, 10-15 quả táo tàu khô đỏ hoặc đen, 50g hạt sen tươi
*Nhân cốm nhồi:
– 50g hạt sen tươi, 50g cốm xanh, 3 cái mộc nhĩ khô, ½ thìa súp hành tím băm
– 1 thìa cà phê hạt nêm, dầu ăn, hạt nêm

                                                           

Cách làm:

– Tim, gan và mề chim làm sạch, thái nhỏ. Để riêng.
– Trộn chung muối, hành tím và tiêu rồi chà hỗn hợp này đều lên khắp mình chim cả trong lẫn ngoài. Để khoảng 30 phút cho chim ngấm gia vị.
– 50g hạt sen tươi luộc chín, giữ lại phần nước luộc sen.
– Mộc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, rửa sạch, cắt bỏ chân, thái nhỏ.
– Trộn hỗn hợp nhân gồm tim, gan, mề, hạt sen, cốm xanh, mộc nhĩ, hành tím và hạt nêm.
– Nhồi hỗn hợp này vào ruột chim, nhồi chặt tay cho mình chim được căng
– Khi đã nhồi chặt, dùng tăm ghim lại để giữ nhân kín bên trong.
– Cho dầu ăn ngập khoảng 1cm mặt chảo sâu lòng, đun nóng rồi cho chim câu vào rán đến khi phần da bên ngoài chín vàng đều, liên tục dùng thìa tưới dầu ăn lên mình chim phần không ngập dầu.
– Sau đó chuyển chim vào nồi nhỏ, đổ nước luộc hạt sen và thêm nước cho ngập 2/3 con chim. Nấu sôi rồi để lửa nhỏ om khoảng 15 phút thì cho táo tàu đỏ và 50g hạt sen vào om cùng đến khi nước cạn còn 1/3. Thêm hạt nêm cho vừa miệng.
* Lưu ý:
– Chim câu có thể to nhỏ khác nhau, vì thế nên chuẩn bị dư hỗn hợp nhân để có thể nhồi chim thật căng và chặt.
– Om đến khi thịt chim mềm nhưng không mềm rục quá.

BỒ CÂU HẦM THUỐC BẮC:

                                                                     

Nguyên liệu:

- 2 con bồ câu
- 500g lá ngải cứu
- 200g táo tàu
- 1g kỷ tử, 50g thục
- 50g quy
- 100g ý dĩ
- 150g thịt nạc thăn xay
- 200g hạt sen
- 50g đậu xanh
- 50g gạo nếp.

Cách làm

- Bồ câu làm sạch, bỏ hết phần lòng, chặt phần đầu, cổ và cánh để riêng, giữ nguyên con.
- Bắc một nồi nước lên bếp, cho kỷ tử, thục, quy, ý dĩ vào hầm cùng với đầu, cánh và cổ bồ câu.
- Dùng một nồi khác ninh mềm hạt sen.
- Ngải cứu nhặt lấy phần lá non và ngọn, bỏ phần già, đun nước sôi lên luộc sơ, sau đó cho vào chảo xào với dầu ăn và gia vị.
- Dùng một cái tô lớn, cho hạt sen, nếp, đậu xanh, thịt nạc xay cùng kỷ tử, táo tàu, thục, quy, ý dĩ và lá ngải cứu vào trộn đều, nêm nếm gia vị.
- Nhồi hỗn hợp trên vào phần bụng bồ câu, sau đó dùng tăm ghim lại, để giữ phần nhân không rớt ra ngoài.
- Cho bồ câu vào nồi nước hầm từ 3 – 4 tiếng đồng hồ.
- Bồ câu khi chín vớt ra ăn nóng, nước có thể dùng để uống nhiều lần. ( nguồnanmongi.com)

Món bồ câu nhồi nấm

                                                          

Đây là món ăn rất bổ dưỡng, có hương vị thơm ngon khó cưỡng. Mời bạn tham khảo cách làm để đãi người thân.


Nguyên liệu: 

Bồ câu: Một con khoảng 500g, nấm hương: 30g, nấm truffle: 5g, nấm mỡ: 70g, hành: 20g, thịt ba chỉ: 70g, lá quế tây: 2 lá, muối: 1/2 muỗng cà phê, tiêu: 1/2 muỗng cà phê.

Cách làm:

- Bồ câu bỏ hết phần ruột bên trong.
- Bằm tất cả các thành phần nấm, hành xắt nhuyễn, thịt ba chỉ xắt nhuyễn, trộn tất cả lại với nhau, nêm gia vị, cho vào bồ câu.
- Hấp chín bồ câu khoảng 30 phút lấy ra để ráo rồi đem nướng vào lò khoảng 20 phút cho vàng đều. Bồ câu cho ra đĩa để thêm rau ăn kèm. phần trang trí thì tuỳ vào sự khéo léo của từng người

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Lê Kim Anh
7.6.2014



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét