TỔNG THỐNG DÂN CỬ THỨ 3 CỦA VNCH
Ông là một nhà giáo, một người quốc gia nhiệt tình yêu nước, một nhân sĩ suốt đời giữ tiết tháo của miền nam VN trước 1975.
“Chừng nào những người tập trung ‘cải tạo’ được về hết, chừng nào họ
nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau
họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi!” . Đây là nói khẳng khái của
vị tổng thống VNCH khi nằm trong tay giặc!
Trần Văn Hương
(1902–1982) là cựu thủ tướng (1964–1965 rồi 1968–1969), phó tổng thống
(1971-1975), và rồi tổng thống trong thời gian ngắn ngủi bảy ngày (21
tháng 4, 1975-28 tháng 4, 1975) của Việt Nam Cộng hòa.
"Tôi xin
phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã
là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ
vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các
trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người
trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước..." (Lời cựu Tổng Thống
Trần Văn Hương trả lời một cán bộ CS, khi họ đến nhà định làm lễ, quay
phim "trả quyền công dân cho ông").
Giáo sư Trần Văn Hương sinh
năm 1902, tại làng Long Châu, quận Châu Thành (nay là thành phố Vĩnh
Long), tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nghèo. Nhờ học giỏi và được sự
hy sinh của gia đình, cậu học sinh Trần Văn Hương được ra Hà Nội học
trường Cao đẳng Sư Phạm... Sau khi tốt nghiệp, ông giáo Trần Văn Hương
được bổ về dạy tại trường Collège Le Myre De Villers tại Mỹ Tho, cũng là
ngôi trường cũ mà ông đã theo học mấy năm trước. Thời gian 1943-1945,
ông Hương là giáo sư dạy môn văn chương và luận lý tại trường này. Ông
là một thầy giáo đã từng đào tạo nhiều học trò nổi tiếng (tướng Dương
Văn Minh, tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, cũng tự nhận là
một học trò của ông) và từng giữ chức vụ Đốc học Tây Ninh.
Trong tiểu sử của Cựu Tổng Thống Trần văn Hương, không ai nghe nói đến
cụ bà đệ nhất phu nhân cũng như trong suốt thời gian Cụ Hương làm việc
trong chính phủ VNCH, không ai biết đến bà Trần Văn Hương làm gì ở đâu?
Ông Trần Văn Ðính cho chúng tôi biết hai ông bà sống riêng đã nhiều năm
một cách tự nhiên, vì không hợp tính, và phần Cựu Tổng Thống Trần Văn
Hương không muốn có đàn bà xen vào việc nước. Chỉ trong thời gian cuối
cùng ốm đau, bà Trần Văn Hương mới dọn về ở đường Công Lý và mất vào đầu
năm 1975.
Cụ Trần Văn Hương ngồi bên tay phải đeo kiếng
Cụ Trần văn Hương ( đứng giửa)trong trận lụt năm 1964
Chúng ta cũng đã biết trong những ngày cuối cùng của
VNCH, trước khi người Mỹ quyết định bỏ mặc cho VNCH tự chiến đấu chống
cộng sản, Ðại Sứ Martin của Hoa Kỳ đã chính thức gặp Tổng Thống Trần Văn
Hương và mời tổng thống rời khỏi nước, nhưng Tổng Thống Trần Văn Hương
đã khẳng khái trả lời: “Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu, tôi tình
nguyện ở lại để chia sẻ với dân chúng một phần nào niềm đau đớn tủi
nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước.”http://namkyluctinh.org/ a-lichsu/tvhuong/ tdphong-tvhuongditan.htm
Cụ Trần Văn Hương đã lui về căn nhà 216 đường Phan Thanh Giản, tại đây
cụ sống với vợ chồng người em gái út cho đến lúc qua đời. Theo ông Trần
Văn Ðính, đây là căn nhà mà năm 1969, khi rời chức thủ tướng để trao
chức vụ này cho ông Trần Thiện Khiêm, không có nhà ở, Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu đã cấp cho ông. Tuy mang số 216, đây là một căn nhà nhỏ hẹp,
nằm sâu trong hẻm, sau lưng nhà của ông Trần Ngọc Liễng, loại nhà cấp
cho các bộ trưởng nhưng vì nhà đã lâu năm, cũ kỹ, xuống cấp, không ở mặt
tiền, bị mọi người chê nên mới còn lại. Chính Cụ Hương đã từ chối lời
đề nghị cho sửa sang lại vì sợ tốn công quỹ, do đó, ngôi nhà còn yên,
sau 1975, không bị CS chiếm như nhưng căn khác, nhưng báo chí CS cho
rằng vì lý do nhân đạo nên ngôi nhà này không bị tịch thu.
Theo
nguồn tin của CS thì sau năm 1975, Cụ Trần Văn Hương được trợ cấp tem
phiếu hạng E dành cho một “cựu tổng thống Ngụy,” nhưng theo lời ông Trần
Văn Ðính thì Cụ Hương không có hộ khẩu vì không làm đơn xin “phục hồi”
quyền công dân như cụ đã nói: “Chừng nào những người tập trung ‘cải tạo’
được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi
sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi!”
Chính vì thái độ này, mà Cụ bị CS quản chế, không hộ khẩu, làm sao có
tem phiếu, ông Ðính nói. Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương không bao giờ ra
khỏi nhà, ốm đau, không những sống đạm bạc mà còn thiếu thốn. Người chăm
sóc tận tình cho Cụ chính là người em rể sống với Cụ. Theo lời một
người cháu Cụ kể chuyện với nhà văn Hứa Hoành, đã có lúc Cụ giao cho bà
em ra chợ bán một củ sâm Ðại Hàn Cụ còn cất giữ và những bộ đồ vest để
lấy tiền mua thức ăn cho cả gia đình. Cụ qua đời vào ngày 27 tháng 1,
1982 (nhằm ngày mồng Ba Tết), hưởng thọ 80 tuổi, hài cốt được hỏa thiêu.
Cụ Trần Văn Hương và một con người khí tiết, yêu nước đã hai lần làm
Thủ tướng, phó tổng rồi tổng thống VNCH, đã mất đi trong một hoàn cảnh,
gần như bị quên lãng.
Tổng Thống Trần Văn Hương là người xuất
thân từ giới bình dân nghèo trước khi trở thành người trí thức tiêu biểu
của miền Nam Việt Nam, với một ý chí cao cả, một trái tim nồng nàn yêu
nước thương dân, một lý tưởng quốc gia chân chính, người kẻ sĩ « MỘC MẠC
ĐẦY CHÂN TÌNH VỚI ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC » như ông. Nên Cụ đã chấp nhận
định mệnh của chính mình.
Cố Tổng Thống Trần Văn Hương đã sống
trọn vẹn một cuộc đời của một kẻ sĩ, của một con dân suốt đời tận hiến
cho quốc gia dân tộc. Cụ ra đi và đã để lại cho người dân Việt Nam một
tấm gương yêu nước, thương nòi, một tấm gương liêm khiết thanh sạch,
ngay thẳng và tiết tháo mà người đời ít có ai sánh được như cụ.
Vị Tổng Thống đời thứ III,Tổng Tư Lệnh Trần Văn Hương của chúng ta đã
thể hiện lối sống chân thành đối với quốc dân của Cụ hơn hẳn loại người
giả dối, khiếp nhược trước hiểm nguy. Thanh danh của một vị lãnh đạo cả
đời tận tuỵ cho quê hương và dân tộc đã in đậm trong những trang sử oai
hùng của dòng giống Lạc Hồng.
Nhân ngày giổ cụ hậu bối xin được
dâng một nén hương lòng lên Cố Tổng Thống Trần Văn Hương, vịị tổng
thống tiết tháo nhất của miền nam VN.
Chiếc gậy (kỷ vật) của cụ Trần văn Hương
CÁC BÀI ĐỌC THÊM:
1.Lễ Tưỡng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương 21.01.2010 / Westminster, California
http://
2.Diễn Văn Của Tổng Thống Trần Văn Hương -26-4 – 1975
http://
Người lính gìa xa quê hương, Trinh Khanh Tuan, 27.1.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét