Powered By Blogger
HOA THỦY TIÊN ...!!

Thủy Tiên vốn đẹp dịu hiền

Không lộng lẫy,không đua chen với đời.
Vẫn mặn mà nét xinh tươi,
Đoan trang thùy mị,là loài cao sang.
Cổ kim thường vẫn luận bàn
Con nhà gia thế mới ham ...hoa này !
Đông tây các đấng râu mày,
Vẫn xem Hoa quý...nên bày ...trong "dinh"
Thủy Tiên xinh đẹp trắng trong,
Tình người quân tử...nào không đáp đền ?
Ai thông hiểu nó...mới "ghiền"
Ai mà không biết thì phiền...hơn vui !!
Cảm ơn các bạn ghé chơi..
Dừng chân vào thưởng ngắm coi...Hoa này
(ST)

                                                                             

Hoa thủy tiên vàng (Daffodil), tên Hán Việt : Ngọc Châu Ngân Đài, tên cổ : Jonquil (hoa trường thọ)
Tên tiếng Anh : Daffodil hay còn gọi là Chinese sacred Lilly
Tên tiếng Pháp : Narcisse des près hay Narcisse a bouquets
Tên Latin : Narcissus sylvestris



Củ thủy tiên : Thủy tiên căn ( Shi-xian-Gen)
Vì hoa thủy tiên màu trắng với tâm màu vàng vươn lên từ cuống màu xanh nên còn được gọi dưới tên Kim tán ngân đài ( Chin-chan yin-t’ai).
Hoa thuỷ tiên còn được gọi là hoa của tháng 3 - Hoa của mùa lễ Phục Sinh (Ngụ ý : unrequited love, deceitful hope, great regard, respect)
Thủy Tiên, loài hoa thuộc họ gừng nghệ, có màu vàng dịu dàng, rất được các văn-thi sĩ yêu thích và ca ngợi. Tên tiếng Anh của Thủy Tiên hoa vàng là Daffodil, có lẽ bắt nguồn từ một chữ Anh cổ : Affodyle, nghĩa là người đến sớm. Ở vào thời của Shakespeare, loại hoa này có nhiều biệt danh như Daffodilly hay Lent Lily (hoa Loa Kèn mùa chay). Ở một số nơi, Thủy Tiên còn được gọi với nhiều tên khác như : Daffodowndilly, Daffley, Chalice...
Chi Thủy tiên (danh pháp khoa học: Narcissus) là tên gọi để chỉ một nhóm cây dạng thân hành cứng, chủ yếu ra hoa về mùa xuân, trong tiếng Việt có tên gọi chung là thủy tiên. Có một vài loài thủy tiên ra hoa vào mùa thu. Các loài cây này chủ yếu có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải, nhưng một số loài được tìm thấy tại Trung Á và Trung Hoa. Các giống cây thủy tiên khá nhiều và nói chung chúng đã được biến đổi và mở rộng rất nhiều, với các giống mới được đưa ra từ các vườn ươm mỗi năm. Hoa thủy tiên đôi khi còn được gọi là hoa trường thọ, nhưng một cách chặt chẽ thì tên gọi này chỉ áp dụng cho một loài là Narcissus jonquilla và các giống trồng được tạo ra từ loài này.

Ngày nay, người ta xem màu vàng tươi sáng của hoa như là một biểu tượng của sự hồi sinh-dấu hiệu cho sự bắt đầu mùa xuân. Thủy tiên được chọn là loài hoa của tháng ba - tiết xuân phân.

Tên gọi Narcissus có nguồn gốc từ tên gọi của một nhân vật thần thoại Hy Lạp chỉ yêu bản thân mình là Narcissus.

                                                           


TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI CHẬU THỦY TIÊN
https://www.youtube.com/watch?v=AL5K43VWghs
https://www.youtube.com/watch?v=xIj-1_hpTjI

Khi nói đến hoa thủy tiên, thì người VN nghĩ ngay đến một cây hoa của ngày xuân, gọt tỉa cầu kỳ với những thú thưởng ngoạn của những nhà trồng tỉa chuyên nghiệp. Phương thức chăm sóc khiến cây trổ hoa đúng dịp Tết Nguyên đán đã trở thành một nghệ thuật "thưởng hoa" chưa kể đến những cách uốn cuống (cuống chung của chùm hoa) để có những hình dáng khác nhau... như kiểu vũ kiếm với cuống thẳng vút cao, kiểu thủy ba với cuống uốn cong như sóng nước, rồi kiểu phượng vũ với cuống vừa thẳng vừa cong.
http://hannahlinhflower2.wordpress.com/cotg-27a-cach-got-tia-hoa-thuy-tien/
https://www.youtube.com/watch?v=N1p5T-t4MRg

Thủy tiên rất được ưa chuộng tại Trung-Hoa và được gọi dưới những tên cầu kỳ như ngọc linh lung , lăng ba tiên tử. Thủy tiên tuy là loại hoa quý tại VN, nhưng là loại hoa rất thông thường tại Hoa-kỳ, nhất là ở miền Đông Bắc.

                                                     


ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA THỦY TIÊN:

Củ thủy tiên nguyên thủy Narcissus tazetta (Polyanthus narcissus) có nguồn gốc từ quần đảo Canaries, sau đó du nhập vào nước Trung Hoa và từ Trung Hoa sang Việt-nam. Riêng Nhật đã tạo được một loại hoa hoàn toàn trắng. Các nhà trồng hoa trên thế giới đã lai tạo nhiều chủng và phân biệt bằng màu sắc hoa:

nhóm bicolore :bao hoa màu trắng, phần phụ màu vàng
nhóm albae: bao hoa và phần phụ đều màu trắng
nhóm lutea : bao hoa và phần phụ đều màu vàng.

Gia đình Daffodil có rất nhiều cây hoa đủ màu sắc, nhưng trong phạm vi bài này xin chỉ mô tả riêng về thủy tiên. Thủy tiên ( Trung-hoa và Việt-nam) có lẽ do lai tạo giữa 2 loài N. incomparabilis và N. tazetta.

Cây thuộc loại cỏ, to và khỏe, với củ lớn có vỏ đen bên ngoài. Lá dẹp và thẳng, dạng thuôn, màu xanh trắng. Hoa mọc thành cụm trên một cuống chung, mọc ra từ nách lá. Cuống có thể thẳng hoặc hơi cong. Hoa màu trắng hay vàng tươi, dạng hình ống dài cỡ 2cm. Hoa mọc thành nhóm 3- 4 hoa (Polyanthus: bunch-flowered) . Hoa có mùi rất thơm.

Thủy tiên còn được chia thành 2 loại tùy theo hoa: thủy tiên đơn và thủy tiên kép (loại đơn được các nhà trồng tỉa Việt-nam ưa chuộng hơn). Người Mỹ thích loại kép với những giống như Cheerfulness (hoa trắng), golden cheerfulness.


CÁCH TRỒNG HOA THUỶ TIÊN

Củ thủy tiên nhẹ, xốp, có bẹ dài và bộ rễ tương đối to dày. Có thể trồng thủy tiên trong chậu hoặc thả nổi trong chậu nước ( trồng trong chậu thủy tinh trong suốt để thưởng thức cả củ rễ của cây).

Trồng trong chậu: ngâm củ trong nước vài ngày trước khi trồng: thủy tiên thích hợp với đất pha cát, nên trồng vào cuối thu (tháng 11) vùi sâu chừng 7-12 cm, tưới đều đặn, nhưng không để úng. Thủy tiên mọc khá khỏe, lá xanh mướt, hoa kéo dài cả tháng, đừng cắt lá khi hoa đang nở, cứ để lá vàng và rụng tự nhiên. Có thể dùng phân bón nitro nếu cần.

Tại Hoa-kỳ, các nhà vườn có những loại thủy tiên được thúc (forcing) để nở trong mùa Đông ( vào thời gian tết ở Việt-nam). Loại đẹp nhất có lẽ là Grand Soleil d’or (mặt trời vàng). Muốn có hoa trong dịp tết có thể thúc củ theo phương pháp sau: dùng loại đất hỗn hợp (potting mix) vùi củ thủy tiên, rồi đưa chậu vào nơi mát (dưới 50 độ F), tối, đến khi củ nẩy mầm. Bắt cây sống dưới khí hậu mát và đủ ánh sáng ( có thể dùng đèn chiếu). Chỉ tưới khi đất bắt đầu khô.

Trồng thả trong nước: nếu thả trong nước, cần phải gọt tỉa, đặt mặt phẳng của củ xuống dưới, mặt lồi lõm quay lên trên để gọt. Dao gọt phải thật bén và có 2 đầu: một phẳng một cong; đầu phẳng để gọt bẹ, còn đầu cong để cạo bẹ. Gọt dần từng bẹ lá ở mặt lõm để cho chồi hoa nhú ra. Cần thay nước mỗi ngày. Sau khi ngâm nước 5-6 ngày thì bắt đầu uốn tỉa. Cắt bớt lá nếu cần.

DƯỢC TÍNH TỪ HOA THỦY TIÊN THEO ĐÔNG Y
http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/29_181.htm


                                                                    


Hoa thủy tiên có tác dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, giải độc... Xin giới thiệu tám bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ loại cây này.
Thủy tiên là loài hoa gốc Trung Quốc, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Quý Châu. Có hai loại thủy tiên: loại hoa đơn và loại hoa kép. Củ và lá thủy tiên trông giống như củ và lá hành tây.

Người ta yêu thủy tiên vì vẻ đẹp quý phái và hương thơm đặc biệt, nhưng chắc hẳn sẽ thêm quý loài hoa này nếu biết rằng nó còn là một vị thuốc chữa bệnh. Hoa thủy tiên có tên khoa học là Narcissus tazetta L.var.chinensis Roem, trong thành phần hóa học của hoa có chứa 0,2-0,45% tinh dầu, trong đó chủ yếu là Eugenol, Benzaldehyde, Benzyl alcohol, Cinnamic alcohol. Ngoài ra, còn chứa Rutin, lsorhamnetin-3-rhamnoglucoside, Narcissin, Citronellol...

Theo dược học cổ truyền, hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa có vị cay đắng, tính lạnh; có công dụng khứ phong thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc; được dùng để chữa các chứng bệnh như kinh nguyệt không đều, phụ nữ ngũ tâm phiền nhiệt (nóng lòng bàn tay, bàn chân và vùng giữa ngực), mụn nhọt, viêm loét, viêm tuyến vú, quai bị, viêm hạch... Y thư cổ Bản thảo cương mục cho rằng, hoa thủy tiên có công năng "khứ phong khí". Thường được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, uống trong với liều từ 3-6g, dùng ngoài giã nát đắp hoặc nấu nước rửa.

Một số cách dùng cụ thể như sau:

* Kiết lỵ: Hoa thủy tiên 3g sắc kỹ lấy nước, pha thêm một chút đường trắng uống trong ngày.
* Quai bị: Hoa hoặc củ thủy tiên giã nát, sao nóng rồi đắp vào chỗ đau.
* Tiểu tiện không thông: Củ thủy tiên giã nát rồi đắp vào huyệt Dũng tuyền. Vị trí huyệt Dũng tuyền: nằm ở điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai với điểm giữa bờ sau gót chân.
* Phụ nữ ngũ tâm phiền nhiệt: Hoa thủy tiên, lá sen khô, xích thược, lượng bằng nhau. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước ấm.
* Trẻ em co giật: Hoa thủy tiên 10 bông, phơi khô sắc uống, có thể pha thêm một chút đường.
* Áp-xe vú: Hoa thủy tiên giã nát, trộn với một chút rượu rồi đắp vào nơi bị bệnh, mỗi ngày đắp 2 lần.
* Mụn nhọt, đinh độc: Hoa hoặc củ thủy tiên tươi giã nát đắp lên nơi bị tổn thương; hoặc dùng củ thủy tiên, dã tường vi, lá phù dung và rễ cây chuối tiêu, giã nát rồi đắp vào nơi bị bệnh.
* Côn trùng đốt: Dùng hoa hoặc lá thủy tiên tươi giã nát đắp vào chỗ bị đốt.
(ST)

DƯỢC TÍNH HOA THỦY TIÊN TRONG TÂY Y
TỪ CÁC NGHIÊN CỨU DƯỢC HỌC MỚI:
                                                                 

Thủy tiên căn được ghi chép trong bản thảo cương mục. Củ thủy tiên được xem là có vị đắng, chát tác dụng vào các kinh mạch thuộc hệ tâm và phế. Thủy tiên có khả năng phân tán nhiệt, trục hàn, trừ được mủ để làm lành vết thường sưng tấy, nên chữa trị được mụn nhọt, côn trùng chích.

Theo "bản thảo Đại hòa" (Nhật) thì nên giữ gốc thủy tiên phơi khô, tán thành bột để trị các vết thương chảy mủ.

Theo " Đông y dược học Đại tự điển" thì củ thủy tiên giả nát dùng để đắp vào những nơi sưng, nhất là sưng ngực của phụ nữ (nhũ ung) rất công hiệu.
Dược học Ấn-độ dùng rễ thủy tiên để giúp gây ói mửa và trị nhức đầu.

Tác dụng co thắt tử cung : dung dịch trích tươi từ củ thủy tiên cho thấy có tác dụng kích thích co bóp bắp thịt tử cung.
Tác dụng chống ung thư: các alkaloid trích từ thủy tiên có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư màng phúc mô loại Ehrlich và ung thư máu loại Rauscher ( thử nghiệm của Furusawa, Suzuki và các cộng sự viên công bố trên Poc. soc Exp Biol Med số 140 năm 1972; số 145 năm 1974.)

Khả năng chống siêu vi: dung dịch trích từ thủy tiên trị được bệnh sưng màng óc do siêu vi kiểu lymphocytic-choriomeningitis ( thử nghiệm tại Stuttgard Đức do Teuscher và Lindequist 1994) - Nguồn DS Trần-Việt-Hưng. (Sưu tầm tổng hợp)

TÀI LIỆU LIÊN KẾT


1.Sự tích hoa thủy tiên ngày Tết
http://www.vaas.org.vn/su-tich-hoa-thuy-tien-ngay-tet-a8966.html
2.Truyền thuyết hoa Thủy Tiên | Hoa tươi
http://www.vinaflower.vn/truyen-thuyet-hoa-thuy-tien.html
3. CÂY BÁCH THỦY TIÊN
https://www.youtube.com/watch?v=bE701SMPJWQ
4. HOA THUY TIEN
https://www.youtube.com/watch?v=d7ZHU_wBXGQ
5.Hướng dẫn làm Hoa Voan - Hoa thủy tiên -
https://www.youtube.com/watch?v=_Nj6e3Ek7eY
6. Vị thuốc từ cây hoa thủy tiên
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Vi-thuoc-tu-cay-hoa-thuy-tien/45130548/248/


Nguyen Thi Hong
31.5.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét