Khi sao chép trong blog này, xin ghi rỏ xuất xứ!! Đó chính là đạo đức tối thiểu của một người cầm bút theo văn hóa VNCH.
MIỀN NAM NGƯÒI CÀY CÓ RUỘNG
MIỀN BẮC NGƯỜI CÀY CHO ĐẢNG
Quê hương tôi bên bờ Thái Bình Dương, hình cong chử S, miền bắc giáp ranh với Tàu cộng, kéo dài từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau và những đảo như Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong thềm lục địa có tiềm năng khai thái dầu hỏa với trử lượng cao. Quê hương tôi có vị mặn thuỷ chung của những người cùng sinh ra trong một bọc và gọi nhau là đồng bào. Quê hương tôi có đồng lúa vàng và mùi thơm của lúa chín từ các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Hậu; nơi cung cấp lương thực cho cả nước; còn có những dòng sông trữ lượng về hải sản với trên 250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao và khoảng gần 20 loài cá quý hiếm, dùng để nuôi sống dân tôi; Quê hương tôi còn có núi Nghĩa Lỉnh nơi hội tụ hồn thiêng sông núi để chống giặc ngoại xâm. Quê hương tôi còn có những câu hò, ca dao ...nói lên giá trị của một nước gắn liền với nông nghiệp.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Để nông thôn được ổn định sản xuất, ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký tại Cần Thơ sắc lệnh số 003/60 ban hành luật "Người Cày Có Ruộng". Ông nói: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi".
Báo chí Hoa Kỳ thời bấy giờ cũng hết lời ca ngợi. Tờ Washington Evening Star gọi đó là "Tin tức tốt đẹp nhất đến từ Việt Nam kể từ khi kết thúc sự chiếm đóng của người Nhật". Còn tờ New York Times cho rằng "Có lẽ đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất của thể kỷ 20".
Những con tem được phát hành để kỷ niệm "Người Cày Có Ruộng, được phát hành để đánh dấu một chế độ có chính sách hợp lý và công bằng cho nông dân.http://temviet.com/forum/index.php?threads%2Fnhững-bộ-tem-người-cày-có-ruộng.3024%2F
NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG LÀ GÌ?
http://www.youtube.com/watch?v=H8gjhE7JdG8
Là đạo luật có kế hoạch và mục tiêu cấp miễn phí 1.5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất đó cho họ. Luật Người Cày Có Ruộng ( NCCR) quy định ruộng đất của các điền chủ không trực canh (không canh tác) đương nhiên bị truất hữu và phải được bồi thường thỏa đáng theo thời giá và chính phủ phát hành công khố phiếu để chi trả những khoản này.
Ruộng đất truất hữu được ưu tiên cấp phát miễn phí cho tá điền. Điền chủ trực canh chỉ được giữ tối đa 15 mẫu. Tuy nhiên, Luật "Người Cày Có Ruộng" không được phép áp dụng đối với ruộng đất của các tổ chức tôn giáo và ruộng đất hương hỏa gia đình của người dân.
Đạo luật Người Cày Có Ruộng dĩ nhiên cũng có những khuyết điểm vì nó ra đời khi cuộc chiến Nam-Bắc đang tới mức cao điểm. Nhân và vật lực cả nước đều ưu tiên sử dụng cho mục tiêu chiến tranh bảo bệ tự do nên đã có những kẻ hở của luật pháp nên có thể có những sai sót trong khi cấp phát ruộng đất cho nông dân. Nhưng nói chung, đây là một điểm son hiếm hoi của thời đệ nhị cộng hoà. Tiếc rằng cộng sản đã vào quá sớm nên những kết quả tích cực của Người Cày Có Ruộng chưa đủ thời gian hình thành để làm rõ nét những thay đổi tốt đẹp do đạo luật này đưa đến cho nông dân miền nam.
Kết quả VNCH đã thu hồi 430.319ha và bán lại cho 123.193 nông dân. Thật là một chính sách hoàn toàn hợp lý và công bằng cho Chủ Điền và Tá Điền. Dó đó dưới thời VNCH không có DÂN OAN và một người nào bị thiệt mạng trong việc cải cách điền địa. Không có việc chiếm đất tư hữu của các tôn giáo.
" Người cày có ruộng " của miền nam tốt đẹp hơn " Cải Cách Ruộng Đất- CCRĐ" miền bắc ngàn lần, nông dân nghèo miền Nam còn có ruộng để cày cho riêng mình. Còn miền bắc người nông dân chẳng những không có ruộng tư hữu mà gia đình ly tán, mùi tử khí bao trùm khắp nơi vì chiến dịch đấu tố đã giết hại hàng vạn người.
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (CCRĐ) của VNDCCH
Theo các sách báo ghi nhận và kết luận, đó là một cuộc cách mạng long trời lở đất của tên đồ tể HCM. Là đệ tử tên đồ tể Stalin, lấy kinh thư Marx làm định hướng trong việc CCRĐ, nên HCM và Trường Chinh đã điên cuồng phát động chiến dịch cải tạo xả hội cho thành phần nông dân bằng quốc sách CCRĐ. Trước khi thật sự bước vào thi hành CCRĐ, ĐCSVN đã cử cán bộ qua Tàu cộng học và tu huấn chánh sách cải tạo nông nghiệp của Mao.
Thực chất của HCM là phá bỏ giai ấp điền chủ để cướp đất và tiến hành việc tập trung lao động đưa vào Hợp tác Xả. Tiến hành việc thực thi Kinh Tế Marx trên miền Bắc, đó là KT Tập trung.
Cuối cùng là nông dân thành bần nông dân.
Lực lượng lao động chính cho nền nông nghiệp miền Bắc là lao động cho tên điền chủ lớn là ĐCSVN.
Công cuộc CCRĐ của HCM, đã là dấu ấn giết người khó quên trong lịch sử cận đại, mà ĐCSVN cố tình che đậy và bẻ cong sự thật để dối gạt nhân dân miền Bắc.
Trò hề CCRĐ của HCM từ 1953-1956, đã tạo ra làn sóng di cư vỉ đại trong lịch sử VN. Qua việc CCRĐ đó, nhân dân miền Bắc đã thấy rỏ bộ mặt phi nhân của HCM và ĐCSVN.
Tổng cộng chiến dịch Giảm tô tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc tô, 15.475 ha ruộng, 8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách ruộng đất tịch thu của địa chủ 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà. Số tài sản này được phân chia cho 2.104.138 hộ bần nông. Nhưng sau đó ruộng đất được đưa vào Hợp Tác Xã để nông dân miền bắc làm con bò kéo cày nuôi đảng, gây ra cái chết thãm khốc cho 15.000 ngày người.và hàng triệu người đã bỏ miền bắc di cư vào nam lánh nạn vào năm 1954.
Mức độ khát máu của Cải Cách Ruộng Đất đã được chính những tên thợ thơ nô dịch của Việt cộng cổ võ để nịnh Đảng và nạt dân. Tố Hữu, một cán bộ lạnh đạo văn hóa của Việt cộng miền Bắc viết bằng một giọng khát máu:
"Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít ta lin... bất diệt."
Còn Xuân Diệu cũng cuồng say với cuộc đấu tố bằng những vần thơ như sau:
Địa hào đối lập ra tro
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đưốc cho sáng đình làng đêm nay. Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi.
(trích Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, trang 22 và 23)
Trong Hội Nghị thứ 10 của Trung Ương Đảng, Võ Nguyên Giáp thay mặt Đảng đọc một bản thú nhận những sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hội nghị Mặt Trận Trung Ương họp để nghiên cứu các sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất và chính sách sửa sai. Sự sửa sai đưa ra để xoa dịu lòng dân không có nghĩa là chính sách cải cách ruộng đất của Đảng sai lầm, và theo như Võ Nguyên Giáp nhận định trong bản báo cáo lên Trung Ương Đảng thì thắng lợi cơ bản của cuộc cải cách ruộng đất là đã đạt được mục tiêu cốt yếu đề ra, đó là đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ. Những sự sai lầm, theo Đảng nhận định, là do sự "quá tay" của cán bộ, ví dụ như:
- Phủ nhận thành tích kháng chiến của những người bị đấu tố.
- Không đoàn kết trung nông, liên hiệp phú nông như đã hứa mà lại đẩy họ vào hàng ngũ kẻ thù.
- Xử tử oan người ngay, đả kích bừa bãi, tra tấn đàn áp người vô tội.
- Xúc phạm tới tôn giáo.
- Không nhẹ tay với vùng dân thiểu số.
Để xoa cơn phẩn nộ của quần chúng tên đồ tể HCM đã dàn dựng ra cảnh hối hận khóc sướt mướt trước mặt nhân dân miền bắc để xin sự tha thứ của nhân dân.
Hành động "sửa sai" của Việt cộng chỉ là một "sách lược" để đối phó với tâm trạng công phẫn bất mãn của nhân dân, tránh nguy cơ một cuộc nổi loạn trên toàn miền Bắc. Căn bản của cuộc sửa sai là xác nhận chính sách Cải Cách Ruộng Đất vẫn là đường lối lâu dài của Đảng và Nhà Nước Việt cộng. Nếu có những "sai lầm" trong việc thi hành chính sách, thì đó là lỗi của một vài cá nhân đã "quá tay" làm nhiều người chết oan, và những cá nhân phạm lỗi khiến hàng trăm ngàn người bị chết oan chỉ bị khiển trách một cách tượng trưng, không có ai bị truy tố ra trước tòa án, không có ai phải đền tội một cách đích đáng. HCM và giới đầu lãnh Việt cộng ngang nhiên coi việc tàn sát giết người là quyền tự nhiên của Đảng, không cần phải thắc mắc, và nếu có giết oan vài chục ngàn người thì chỉ cần đổ tội cho cấp dưới "lỡ tay", và phủi tay xin lỗi với một thái độ hoan toàn vô trách nhiệm.
(Nước mắt cá sấu của hồ rơi xuống để đóng kịch, sau khi giết mười bảy vạn đồng bào miền bắc trong công cuộc cCCRĐ nằm 1952-1956)
Ngày nay, đảng cộng sản Hà Nội vì không còn khả năng và ý chí làm cách mạng bằng bạo lực như trước nên bị nông dân trên cả nước đứng lên đòi đất đai đã bị đảng cướp từ trước giờ .
Thời cơ đang tới, hơn lúc nào hết, trước khi Việt nam có một chế độ dân chủ chính thống để truy tố đảng cộng sản ra trước công lý dân chủ, người nông dân từ Nam ra Bắc cần phải nắm chặt tay nhau, đứng lên đòi lại tài sản đã bị Đảng cộng sản cưỡng đoạt để tự mình làm lại cuộc Cải cách Ruộng đất cho chính mình.
BÀI LIÊN KẾT
1.Từ cải cách ruộng đất trước 1975 trên đất Bắc tới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét