Powered By Blogger
THĂM ẤN ĐỘ, TRUMP KHAI THÔNG CÁC BẾ TẮC
CÒN TỒN ĐỌNG TRONG QUÁ KHỨ
Nhìn qua sự đón tiếp TT Trump một cách nồng hậu của thủ tướng Ấn Độ Narendra, giới quan sát nhận ra được một sự kính nể của Ấn với ông tổng thống lỳ lợm của Hiệp Chng Quốc Hoa Kỳ. Gọi là lỳ lợm, vì Trump trong thời gian qua đã xuất nhiều chiêu độc lên nền kinh tế số 2 trên thế giới và làm Tập Cận Bình choáng váng dẹp bớt tự tôn trước một nhân vật kỳ bí trong việc lãnh đạo thế giới. Những đòn thương mại mà Trump đã dùng để đối phó với Tập Cận Bình đã làm Ấn Độ phải giãm bớt sự ương ngạnh với Hoa Kỳ, dù sao nền kinh tế của Ấn vẩn còn đứng sau nhiều bậc trước Mỹ và Trung Quốc. 

Trước chuyến thăm của Trump, hai đồng minh Ấn Độ và Mỹ đã còn tồn đọng nhiều vấn đề mâu thuản chưa có thông số trong vấn đề thương mại và quốc phòng.  Bởi Ấn Độ mua hệ thống phòng thủ hoả tiển của Nga, còn Mỹ thúc đẩy chính sách "Nước Mỹ trước tiên" với việc áp các mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm nhôm và thép từ nước ngoài, trong đó có Ấn Độ. Chuyến thăm của Tổng thống Trump lần này được coi là nỗ lực tháo gỡ những bất đồng nhằm thúc đẩy và thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương.
Theo Bloomberg, Thủ tướng Ấn Modi đang có nhiều nỗ lực thu hút nhà đầu tư thế giới hướng về nền kinh tế lớn thứ nhì châu Á. Ông Modi cho hay: “Ấn Độ đang cải cách dỡ bỏ nhiều quy định phiền phức và trải thảm đỏ. Hầu như tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế của chúng tôi đều mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn 1.400 quy định cũ vốn là trở ngại cho hoạt động kinh doanh được bãi bỏ trong ba năm qua”. Nhận định của các chuyên gia kT cho biết, với sự cải cách này đã gây sự chú ý của giới đầu tư và làm các doanh nghiệp Ấn ở nước ngoài quay lại thị trường của nước mình.

Tổng giá trị thương mại Mỹ-Ấn hiện đạt 145 tỷ USD, ít hơn 1 nửa so với giữa Mỹ và 10 nước ASEAN và chỉ khoảng 20% thương mại Mỹ-Trung. Trong bối cảnh đó, việc cải thiện quan hệ song phương bao gồm trong lĩnh vực kinh tế, cụ thể là với một thỏa thuận thương mại Mỹ-Ấn có thể sẽ giúp Ấn Độ đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á, đặc biệt là Nam Á.

Trước tình hình khởi sắc về mức tăng trưởng nền kinh tế Ấn Độ 7,5% nên đã thu hút nhiều quốc gia đầu tư, đồng thời cũng thu hút được sự chú ý của Hoa Kỳ. Trump đến Ấn Độ để khai thông thị trường kinh tế trong bối cảnh dịch Covid 19 hoành hành ở Trung Quốc, làm đình trệ nhiều doanh nghiệp của lớn của Mỹ có mặt ở TQ và ngay trên đất Mỹ. Với sự khũng hoảng này, tình hình kinh tế TQ rất khó khăn để phục hồi trong trường hợp dịch bệnh kéo dài. Trong lần đến Ấn Độ lần này Trump và Ân Độ sẽ nhằm 4 lãnh vực :quốc phòng, an ninh, thương mại và đầu tư với quyết định đôi bên đưa quan hệ song phương lên mức hợp tác toàn cầu.

Trong vấn đề thương mại, Trump và Modi hy vọng khai thông được sự bế tắc còn tồn đọng về thương mại giửa hai bên Mỹ -Ấn trong thời gian vừa qua. 
Về vấn đề quốc phòng, Trump và Modi sẽ cố gắng tháo gở các vấn đề còn tồn đọng trong quá khứ để hai bên cố gắng  tăng cường mối quan hệ về quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ, một vấn đề khá quan trọng  trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương và nhất thương vụ mua hệ thống phòng không S-400 mà Ấn Độ đã ký với Nga tháng 10/2018 - đã làm Mỹ nổi giận bởi Ấn Độ từng là bạn hàng lớn của Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng suốt nhiều năm qua. Mỹ còn muốn bán các thiết bị quân sự công nghệ cao cho Ấn Độ, như một phần trong chiến lược thúc đẩy sự phát triển của Ấn Độ để làm đối trọng với Trung Quốc trong khu vực.

Ông Modi nói:“Các nhà sản xuất quốc phòng của chúng tôi đang trở thành một phần của các chuỗi cung ứng giữa hai nước với nhau. Ngày nay, quân đội Ấn Độ thực hiện hầu hết các cuộc tập trận với quân đội Mỹ. Chúng tôi cũng đang mở rộng hợp tác để cải thiện an ninh của đất nước chúng tôi và việc chống khủng bố quốc tế” .

TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ ẤN Đ

Nền Kinh Tế Ấn Độ trong thời gian một thập niên trở lại đây không ngừng phát triển ở mức tăng trưởng có thể đạt được mức 7,7% trong năm 2020 - được các chuyên viên thương mại tài chính thế giới dự báo: Ấn Độ sẽ là nền kinh tế mới nổi, có thể nằm trong Top các nước có vị trí dẫn đầu KT thế giới vào năm 2030 vượt qua Mỹ. Theo các chuyên gia, dù dân số già hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn cầu nhưng Ấn Độ sẽ chịu ít ảnh hưởng nhờ có bộ phận dân số trẻ đông đảo, với gần 50% dưới 25 tuổi. Trong khi đó, nền kinh tế này Ấ Độ hiện  được xếp thứ 6 thế giới. GDP (PPP) (2019) với Tổng số: 10.672,6 tỉ USD - Bình quân đầu người: 8.018 USD và  GDP (danh nghĩa) năm (2019) đạt Tổng số: 2.743,4 tỉ USD (hạng 6) -  Bình quân đầu người: 2.061 USD, mặc dù thu nhập KT quốc dân cao nhưng vì dân số đông nên đến nay GDP đầu người còn kém (2.061 USD/dầu người/năm).
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, năm 2017, GDP danh nghĩa của Ấn Độ là 2,611.012 tỷ USD (đứng thứ 6 trên thế giới, đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản) và có GDP theo sức mua tương đương là 9.446 tỷ đô la Mỹ. Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,8% mỗi năm trong hai thập niên qua, và đạt khoảng 7% trong giai đoạn 2012–17, Ấn Độ là một trong các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Các ngành công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, dầu mỏ, máy móc, và phần mềm. 

Các mặt hàng xuất cảng chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ, hóa chất, và gia công đồ da thuộc. Các mặt hàng nhập cảng chính gồm dầu, máy móc, vàng, ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất.

Ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, doanh số bán hàng nội địa tăng 26%. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Ấn Độ tạo việc làm cho 2,8 triệu chuyên viên, tạo ra doanh thu gần 100 tỷ đô la Mỹ, tức bằng 7,5% GDP của Ấn Độ và đóng góp 26% kim ngạch xuất cảng của Ấn Độ. Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ nằm trong số các thị trường mới nổi quan trọng của công nghiệp dược phẩm thế giới. Thị trường dược phẩm Ấn Độ dự kiến đạt doanh thu 48,58 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020.
Theo Neowin, Counterpoint ghi nhận 158 triệu chiếc smartphone đã được bán ra tại Ấn Độ trong năm 2019 với mức tăng trưởng 7% trong một năm. Các nhà phân tích tin rằng điều này phần lớn có thể bắt nguồn từ việc mở rộng của các nhà sản xuất Trung Quốc nhằm cung cấp smartphone giá rẻ cùng các chiến lược quảng cáo đẩy mạnh thị trường của họ.

Cũng theo nghiên cứu, 72% điện thoại được bán ở Ấn Độ được sản xuất bởi các nhà sản xuất Trung Quốc, gồm Xiaomi, Vivo, Realme và Oppo. Đây là những công ty có thị phần tăng đáng kể tại Ấn Độ. Trong số này, Ấn Độ trở thành thị trường lớn nhất của Xiaomi sau Trung Quốc nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng Redmi Note và tăng đột biến của các kênh ngoại tuyến. Doanh số smartphone Xiaomi đã tăng 5% trong năm 2019 nhờ một lượng lớn người dùng mới ở Ấn Độ.

TÓM LẠI


Giới quan sát chính trị vẩn chưa quên, năm ngoái, trước ngày họp thượng đỉnh tại Osaka Nhật, ngày 28/6/2019 , tình hình thương mại giửa Mỹ-Ấn vẩn còn căng thẳng vì hàng rào quan thuế giửa hai bên còn rất gay gắt.

Trong buổi hội đàm G 20, ngày đầu tiên, phái đoàn thương mại Mỹ Ấn đã khởi động ngay lại các cuộc đàm phán thương mại nhằm giải quyết sớm nhất các vấn đề về thuế quan giữa hai nước, hầu tìm một gải pháp thông thoáng hơn trong việc nối lại việc đàm phán Mỹ Ấn, đã có nhiều  phần còn ngưng đọng, vì Mỹ chấm dứt chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với 5,7 triệu USD giá trị hàng hóa nhập cảng từ Ấn Độ như hàng dệt may, da, đá quý và trang sức - Còn Ấn thì áp thuế quan trả đũa lên 28 mặt hàng xuất cảng chủ lực của Mỹ sang nước này, bao gồm hạnh nhân, quả óc chó, táo, cũng như một số sản phẩm kim loại và hóa chất. Trong thời gian căng thẳng, Ấn Độ cũng từng hoà hoản kế hoạch tăng thuế nhập cảng với hy vọng sẽ cùng Mỹ nối lại đàm phán.

Trong chuyến viếng thăm của Trump lần này, hai bên có thể đạt được hơp đồng trị giá 2,6 tỷ USD để Ấn Độ mua 24 máy bay trực thăng săn tàu lặn Seahawk của hãng Lockheed Martin. Đây là loại trực thăng mà csVN cũng muốn được Mỹ chấp thuận để có thể mua loại trực thăng này. Bên cạnh đó, Ấn Độ thời gian qua cũng đã tham gia rất tích cực vào sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà Mỹ đã đưa ra. Cánh cửa đối tác song phương giửa Mỹ Ấn sẽ được khai thông và nâng lên tầm cao mới trong chuyến viếng thăm lần này của Donald Trump.

Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 26.2.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét