Powered By Blogger
ĐÃ ĐẾN LÚC CÁI TÊN TP.HCM PHẢI RA ĐI
VÀ TRỞ LẠI VỚI CÁI TÊN SÀI GÒN THÂN THƯƠNG.

Người miền nam trước 1975, không ai mà không biết cái tên Sài Gòn, một cái tên không do chính thể VNCH đặt ra, mà là cái tên lịch sử của suốt chiều dài phát triển của Nam Kỳ Lục Tỉnh, cái tên đó đã hiện diện hơn 300 năm. Một cái tên gắn liền với nền kinh tế phát triển phồn thịnh từ thập niên 50-60 của thế kỷ 20. Một cái tên đã từng hảnh diện với các nước trong khu vực một thời, với cái tên là Hòn Ngọc Viển Đông.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH SÀI GÒN
1.ĐIẠ LÝ:
Về phương địa lý hành chánh, Sài Gòn hiện nay có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Sài Gòn cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm SG cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, SG còn là một trục giao thông giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam - Tây Nam và Ðông Nam SG, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Vì không chú ý độ cao này, nên đám tham quan thiếu kiến thức trong việc xây dựng đô thị, thay vì phát triển thành phố về hướng bắc Sài Gòn, thì đám đỉnh cao này phát triển Sài Gòn về hướng nam. Nên khi mùa mưa về, thành phố Sài Gòn đã bị ngập nặng - chúng xử dụng không biết bao nhiêu là ngân sách để chống ngập, nhưng rồi đến nay 45 năm qua ngập vẩn hoàn ngập.

2.LỊCH SỬ:
Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển, vượt bộ tới khai khẩn vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
Giai đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này. Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng lại nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt Nam qua Campuchia và Xiêm. Hai sự kiện quạn trọng tiếp theo của thời kỳ này là lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ ba cơ quan chính quyền này.
TÊN GỌI SÀI GÒN
Cái tên Sài Gòn xuất phát từ nhiều gủỉThuyết Bến Củi" lại cho rằng: Dọc theo con đường Nam tiến của dân tộc Việt Nam có nhiều bến bên các dòng sông: Bến Vân đồn, Bến Thủy, Bến Hải, Bến Quan, Bến Ván, Bến Thóc, Bến Đình, Bến Tranh, Bến Tre, Bến Súc, Bến Tắm Ngựa, Bến Thành, Bến Củi… Bến Ván đã được đổi ra Bản Tân, Bến Thóc đã đổi ra Mễ Tân. Bến Thành nay vẫn lưu tên ở chợ Bến Thành. Bến Củi theo nhiều nhà nghiên cứu về Sài Gòn thì có thể đã được đổi ra thành Sài Tân, Sài Ngạn do người Quảng Đông sống ở khu vực này gọi chữ bến (bờ) là ngạn. Chữ Sài Ngạn có lẽ sau này được đọc thành Sài Gòn.


Theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret (người Pháp), vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế. Tới năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá lũy Sài Gòn. Như vậy, từ 1623 tới 1674, vùng Prei Nokor hay Sài Gòn đã được phát triển. Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Hạ" (Sài Gòn Hạ). Đó la theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn) có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", "Prei" hay "Brai" đều là "rừng", "Nokor" hay "Nagara" là "thị trấn". Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế. Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành "Sài", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "gòn".

Trả lại tên Sài Gòn không có nghĩa là trả lại cái thủ đô của miền Nam VN thời VNCH, mà là trả lại cho lịch sử một thành phố có tên gọi trên 300 năm. Người miền nam vẩn quen gọi Sài Gòn mặc dù đã bị ép buộc đổi tên sau khi CS chiếm được miền Nam VN sau ngày 30.4.1975. Nhưng sau 45 năm cưỡng bức tên gọi Sài Gòn người dân miền nam không ai thèm gọi cái tên mới của SG là HCM, vì đó là một tên của sát thủ tiếng tăm lừng lẩy với đôi tay đầy máu đồng bào trên trường chính trị thế giới và là tên của một nhân vật xác Việt hồn Tàu. Cái tên HCM là mối sỉ nhục quốc thể! Đám đầu lĩnh Ba Đình đã cố gắng vận động cho LHQ công nhận tên của ác tặc HCM là danh nhân thế giới nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật 100 năm của họ "hồ". Nhưng đã bị thất bại trước sự phản đối của người Việt hải ngoại. Tuy nhiên cho tới nay, chúng vẩn trơ trẻn và láo khoét với người dân trong nước là hcm được Unesco công nhận và vinh danh là nhà văn hoá thế giới. Xem video clip nói về việc này:https://www.youtube.com/watch?v=hwvJ0WnX3Rk
Unesco khi nhìn về HCM toàn thấy y một con người xảo trá, từ ngày sinh đến tên tuổi (174 tên tuổi khác nhau) là một thứ cáo đội lốt người! Một tên tuổi thiếu đạo đức. Thay tên đỗi họ Sài Gòn là việc làm nghịch lý từ sự kiêu căng tự tôn của sự chiến thắng sau mùa cướp bóc khắp miền nam VN. Trả tên Sài Gòn là việc làm phù hợp với truyền thống tôn vinh của nhân dân miền nam.

Hãy trả lại tôi tên gọi Sài Gòn
Tên phố tên phường tôi đã nghe quen
Hòn ngọc Viễn Đông vang bóng một thời
Sài Gòn dấu yêu còn đây kỷ niệm
Mãi mãi muôn đời không thể thay tên
Hãy trả lại tôi tên gọi ngot ngào
Tên những con đường tôi đi qua
Tên những công viên rì rào lá đổ
Nhớ thành phố xưa một thời náo nhiệt
Du khách bên đường ngăm hoa ngày xuân.
Hãy trả lại tôi tên gọi Sài Gòn,
Nhà thờ Đức Bà vang tiếng chuông ngân
Chu Văn An, Gia Long , Trưng Vương
Đây những ngôi trường bạn bè thân thương
Khi mỗi tan trường lại tìm nhau
Hãy trả lai tôi Công Lý , Tự Do,
Chùà Vĩnh nghiêm,hưong khói uy nghiêm
Đây Trưng Vưong, Văn Khoa ngày ấy
Hãy trả lại tôi ,hãy trả lai tôi Sài Gòn dấu yêu
Hãy trả lại tôi bến cảng Bạch Đằng
Nơi nhũng con tàu rẻ sóng ra khơi
Một ngày tháng tư khói lửa ngập trời,
Tựợng buồn đứng in hẹn ngày trở lại
Ta sẽ quay về trong ánh Vinh Quang
……………………………….
Sài gòn dấu yêu còn đầy kỷ niệm
Ta sẽ quay về trong ánh vinh quang…….

(Việt Dzũng)

Tên gọi Sài Gòn yêu dấu đã nằm trong da thịt, đời sống và hơi thở của bao thế hệ con người Việt Nam hơn 300 năm qua. Bao người dân thành thị đã hãnh diện vì mình là dân Sài Gòn , Bao dân chúng mọi miền đất nước mơ ước hay hồi hộp và thao thức khi may mắn có một chuyến về thăm Sài Gòn hoa lệ năm xưa . Hầu như tất cả người dân Miền Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung, hãnh diện vì đã tạo ra hay đã có Sài Gòn “ Hòn Ngọc Viễn Đông “ năm xưa vang danh thế giới khi mà các thủ đô của các quốc gia khác trong vùng không thể sánh cùng. Sau ngày 30.4.1975 Sài gòn đã bị đổi thành tên ác tặc hồ chí minh. - Cái tên mang âm vang của sợ hải vì những sự cuồng sát dân lành, của chết chóc của bao thế hệ thanh niên VN cả hai miền nam bắc, vì bị lừa dối vào cuộc chiến phi nghĩa theo lệnh của quốc tế cộng sản đệ tam, là cuộc chiến nhuộm đỏ Đông Dương dưới chiêu bài " Giải phóng miền nam".

HCM cái tên của một con người lửa đảo, vô đạo đức, bịp bợm, nên phải dùng hàng trăm tên tuổi khác nhau để có thể đánh lừa khắp nơi hcm sinh sống. Tên ác tặc này này từ chối cái tên thật, cái tên cúng cơm được cha mẹ đặt là Nguyễn Sinh Cung. Nguyễn Tất thành phải dùng tên tuổi khác nhau, để che dấu tông tích của những việc làm bất chính. Sài Gòn không thể mang cái tên của một con người hoang dâm vô độ, lừa thầy phản bạn, đạp trên xác người VN, để thực hiện mộng bành trướng thế lực đỏ ở vùng Đông Nam Á.

Đã 45 năm trôi qua Sài Gòn đã mất tên, nhưng tiếng gọi Sài Gòn thân thương vẫn còn đó, vẩn còn trong trái tim của người miền nam, các công dân VNCH và trong lòng những người VN xa xứ . Đã đến lúc danh xưng Sài Gòn phải trả lại cho thành phố Sài Gòn năm xưa, và Việt Nam Tự Do Dân Chủ đích thực phải trả lại cho người VN, để cùng nhau xây đựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Một dân tộc đã quá đau khổ về một tương lai đen tối - một chế độ lệ thuộc vào quĩ đạo của TQ, nợ nần chồng chất năm này qua năm kia. CsVN đang sống bám vào chùm khế ngọt hải ngoại và tiền vay mượn khắp nơi. CSVN cố gắng thay da đổi thịt Sài Gòn, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì thất bại bấy nhiêu, không có lấy một người miền Nam gọi đó là thành phố HCM. Vì SG một tên gọi theo thói quen từ lâu đời của tổ tiên đễ lại, là cái tên gần như ăn sâu vào tâm thức của người miền nam, kế đến là cái tên Sài Gòn vừa gọn vừa dể kêu khác với cái tên HCM.
Sài Gòn đã trãi qua bao mùa khói lửa binh đao, bao cuộc chiến hào hùng tự vệ khi phong trào Cộng Sản Quốc Tế muốn Việt Nam nằm trong quỹ đạo của họ ,qua chiêu bài giả tạo là giải phóng dân tộc. Sự gian trá , xảo quyệt này đã giúp chủ nghĩa CS tạm thời chiếm được VN. Nhưng đây là khởi đầu cuộc hành trình thất bại của cả một dân tộc trong nửa thế kỷ qua. Trong niềm đau chung đó , Sài Gòn đã mất tên 45 năm qua. Nhưng điều đau khổ và sỉ nhục hơn nữa , Sài Gòn kiều diễm năm nào lại khoác cho cái tên mới là “ thành phố HCM” trong cơn say “chiến thắng” ngắn ngủi của những kẻ gian trá, lừa đảo cả một dân tộc.
Ngày nay, phe chiến thắng gần nửa thế kỷ qua, đã không xây dựng cái gọi là thiên đường ảo tưởng CS, đảng csVN đã sạch vốn về nhân vật và tài lực để chạy theo cái khng về một xã hội công bằng, không có người bóc lột người (?!). Những cọn người man rợ này đã điên đảo thị phi với VNCH, chúng cố tô son trét phấn cho cái chế độ mới, nhưng ngày càng bẩn thỉu hơn, tan nát thêm từ mọi mặt. Cuối cùng vì không thể chạy theo cái ảo của CNXN, nên phải quay mặt 180 đô, muối mặt chạy theo con đường Tư Bản chủ nghĩa để tạm thời thoát chết - đó là cái mà đám đầu lĩnh Ba Đình gọi là Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng XHCN.

Đã đến lúc những đỉnh cao trí tuệ suy dinh dưỡng của thập niên 1975 phải trã lại cho nhân dân miền Nam VN cái tên gọi Sài Gòn, cái gì của César hãy trả lại cho César, trước khi bị nhân dân đào thải. Trong mùa quốc nạn thứ 45 của nước VNCH, là móc thời gian để thay tên gọi TP.HCM bằng cái tên Sài Gòn trên bản đồ địa lý thế giối.
Hậu Duệ VNCH, Võ Thị Linh 30.4.2020
VINH DANH NHỮNG ANH HÙNG VÔ DANH

Trong ngày Quốc Hận 30.4.2020, những con dân và hậu duệ VNCH, xin đừng quên những anh hùng vô danh của QL.VNCH đã nằm cuống trong trận chiến tự vệ từ 1955-1975.



CHIẾN SĨ VÔ DANH
Mờ trong bóng chiều
Một đoàn quân thấp thoáng
Núi cây rừng
Lắng tiếng nghe hình dáng
Của người anh hùng
Lạnh lùng theo trống dồn
Trên khu đồi hoang
Im trong chiều buông.
Ra biên khu trong một chiều sương âm u
Âm thầm chen khói mù
Bao oan khiên đang về đây hú với gió
Là hồn người Nam nhớ thù.
Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn
Muôn lời thiêng còn vang
Hồn hùng cường còn mang đến phút chiến thắng
Sầu hận đời lấp tan.
Gươm anh linh đã bao lần vấy máu
Còn xác xây thành, thời gian luống vô tình.
Rừng trầm phai sắc
Thấp thoáng tàn canh
Hỡi người chiến sĩ vô danh
(Tác giả: Phạm Duy)

Tổng hợp Hậu Duệ VNVH-Lê Kim Anh 28.04.2020
 TRANH CHẤP HOÀNG-TRƯỜNG SA 
CSVN VẨN CÒN THIẾU QUYỀN KẾ THỪA VNCH



Dựa vào các chứng liệu lịch sử và những tài liệu đã được công bố với quốc tế, muộn nhất là từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những Hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền Pháp ở Đông Dương thay mặt Việt Nam gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, Chính quyền Đông Dương (Pháp) cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa (HS) và quần đảo Trường Sa (TS) và chủ quyền thật sự của hai quần đảo trên đã kéo dài cho đến khi VNCH tiếp nhận quyền chủ sở hữu từ việc kế thừa Quốc Gia VN, tiếp tục là chủ hai quần đảo trên. Đúng ra công hàm năm 1958 là một công  hàm không có giá trị phương diện pháp lý, vì sự mù loà về đường ranh biên giới giủa VNCH và VNDCCH của một ông thủ tướng ngu dốt xuất thân từ hang Pắc Bó. Trong bài biên khảo này quí bạn đọc nên phân biệt đến các thể chế chính trị khác nhau: Quốc Gia VN (QGVN) Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), Cộng Hoà Miền Nam VN (CHMNVN) và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN (CHXHCNVN).

Trong những ngày gần đây Trung Cộng đưa Hải Dương 8 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của VN bất chấp sự phản đối của chủ nhà, đồng thời TQ đã Bị CHXHCNVN phản đối và đệ trình công hàm về chủ quyền lên Liên Hiệp Quốc (LHQ). Nhưng có một điều lạ là người anh em môi hở răng lạnh của csVN là TQ cũng đệ trình công hàm vào ngày 17.4.2020 lên LHQ để phản đối và cho đó thuộc chủ quyền của TQ. Người anh em núi liền núi, sông liền sông này (TQ) lấy lý do là vì VNDCCH từ năm 1958 đã từng công nhận chủ quyền HS và TS của TQ - điều này được được phía TQ xác định bằng công hàm do thủ tướng Phạm văn Đồng ký. 

Đây là một thách thức lớn với đảng csVN mà từ lâu đã rất lúng túng để đưa ra trước một Hội Đồng quốc tế để tài phán về chủ quyền  HS và TS. Một lý do quan trọng của vấn đề là cái Công Hàm này được ký năm 1958 bởi một tên thủ tướng ngu xuẩn và thô bỉ PVĐ, gây ra không biết bao nhiêu là hệ luỵ - tạo một đấu trường tranh cải với TQ về chủ quyền của hai quần đảo này. Sư việc đáng ra không tranh cải nếu dưới sự điều hành bởi Chính Quyền VNCH. Trên công pháp quốc tế VNCH là chính quyền duy nhất kế thừa quyền sở hữu hai quần đảo trên từ chính quyền Quốc Gia VN, và QGVN là quốc gia thừa hưởng quyền kế thừa từ triều Nguyễn một cách liên tục chứ không phải VNDCCH hay CHXHCNVN lại càng không phải từ chính quyền CHMNVN (6.6.1969 đến  - 2.7.1976).

Công Hoà Miền Nam VN và CHXHCHVN, hiện vẩn chưa đũ điều kiện pháp lý để có được quyền kế thừa từ VNCH, vì đã cs Bắc Việt đã phá bỏ các hiệp ước Geneve 1954 và Paris 1973 để đem quân xâm lược miền nam VN. Tháng 4/1975 không có sự bàn giao từ một chính quyền hợp pháp VNCH bàn giao, mà chỉ nhận được được bàn giao từ một chính quyền bất hợp pháp (vi hiến 1967) do đó mất đi quyền thừa kế VNCH.  Mấu chốt của vấn đề HS và TS là ở chổ đó, nếu như cứ đặt vấn đề công hàm bán nước của PVĐ ký năm 1958 đã gây khó khăn, đó chỉ là vấn đề phụ mà thôi. Hoá giải được công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng ký, CHXHCNVN vẩn còn thiếu một yếu tố quan trong trong việc tranh chấp với TQ đó là tính " Kế thừa hợp pháp".

Tà quyền csVN từng lên tiếng không chấp nhận chính quyền VNCH trong nhiều thập niên qua tính luôn trong sử sách. Và luôn coi VNCH là một chính quyền tay sai cho đế quốc Mỹ nên không thừa nhận. Đây là vấn đề then chốt có liên quan đến tính quyền kế thừa hợp pháp về chủ quyền hai quần đảo HS và TS. Đây chính là tử huyệt của csVN bị TQ nắm được, nên luôn gây sức ép với CHXHCNVN, và luôn phủ nhận quyền làm chủ HS và TS của CHXHCNVN.

Đám đầu lĩnh Pắc Bó từ lâu đã biết cái nút thắt đó, nên đã chống sự bành trướng của TQ bằng điệp khúc quan ngại và cờ sao vàng bất chấp sự ném đá từ người dân. Công nhận VNCH là một điều rất khó vì sẽ lòi ra cái bộ mặt ăn cướp VNCH một cách thô bỉ trong quá khứ và làm sao ăn nói với các đảng viên đánh mỹ Nguỵ để cứu nước, rồi đồng bào nghỉ sao sao về việc các cụm từ "Giải Phóng MN","thống nhất đất nước"?. Thống nhất đất nước ? sao không có được quyền kế thừa chủ quyền HS và TS?.

Thấy được sự khó khăn đó, nhưng vì quyền lợi của nhóm lợi ích, quyền lợi đảng  trên hết , nên các đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó không ngại đặt quyền lợi của Tổ quốc dưới quyền lợi của đảng. Nhìn lại trong quá khứ, chúng cũng muốn nhìn nhận VNCH, bằng những nổ lực như: chính thức loan báo trên hệ thống truyền hình nhà nước về  trận đánh Hoàng Sa của HQ.VNCH ngày 19.1.1974, xa hơn nửa là bỏ đi các từ nguỵ quân, nguy quyền trong sách sử. Để khai thông việc này, đám đầu lĩnh Ba Đình đã gặp sự chống đối của mạnh mẻ từ các giai cấp đảng viên từng đánh Mỹ Nguỵ để cứu nước, những giai cấp già nua, đầu óc thiển cận và hẹp hòi trong đảng, đám già nua này hoàn toàn không biết gì về cái nút thắt HS-TS.


Một giải pháp duy nhất để lấy lại HS và TS là làm sao chế độ tà quyền hiện nay có được quyền kế thừa VNCH. Do đó, nếu công nhận VNCH là một điều rất khó khăn cho đám đầu lĩnh Ba Đình. CHXHCNVN không có quyền kế thừa đó từ chính thể VNCH, coi như là VN sẽ mất HS và TS vào tay Tàu Cộng. Còn công nhận thực thể VNCH thì sẽ chịu nhiều áp lực trong quần chúng và đảng viên kỳ cựu trong đảng. Một cái khó khăn lớn nhất là bộ mặt ăn cướp miền nam VN sẽ hiện nguyên hình. Thế giới chỉ nhìn nhận HS và TS là của VNCH chứ không phải của CHMNVN, VNDCCH hay CHXHCNVN.

Biết được sự khó khăn này, nên TQ không ngại tình anh em dồn csVN xuống tận đế giầy của mình. Chúng cho giàn khoan 981, tàu khảo sát HD8, chiến đấu cơ, tàu quân sự đi vào vùng biển đặc quyền Kinh Tế của VN như đi trong ao nhà. Ngày 14/4/2020, tàu khảo sát Hải Dương 8 xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 158km. Tàu này được hộ tống bởi ít nhất 1 tàu hải cảnh Trung Quốc, theo thông tin trên Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi các tàu trên biển. Trước tình hình đó người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam chỉ biết theo dõi sát các diễn biến ở biển Đông. 

CHXHCNVN lại một lần nửa đánh võ miệng với TQ, cúi đầu chấp nhận những cáo buộc của TQ. Tiến xa hơn, trong việc đưa tàu khảo sát HD8,  bọn hải tặc TQ bốn ngày sau đó, Bộ Dân chính Trung Quốc vào ngày 18/4/2020 lại ngang ngược tuyên bố chính phủ nước này đã phê chuẩn thành lập hai cái gọi là "thị hạt khu", tức quận, trực thuộc "thành phố Tam Sa" ở Biển Đông, bao gồm "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa". Một ngày sau đó, Trung Quốc tiếp tục công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông, bao gồm 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới đáy biển. 

Đồng thời TQ  đệ trình công hàm phản bác chủ quyền của CHXHCNVN trên hai quần đảo Hoàng-Trường Sa. Câu chuyện Hoàng Sa và Trường Sa không phải là câu chuyện mới đây mà đã từng xảy ra vào  thời còn Pháp ở VN với các Hội nghị quốc tế về HS và TS.

NHỮNG VẤN ĐỀ HS và TS 

Dựa trên những chứng liệu lịch sử đã được công bố, có thể khẳng định rằng từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những Hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền Pháp ở Đông Dương thay mặt Việt Nam gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, Chính quyền Đông Dương cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Đại diện Việt Nam tại hội nghị San Francisco là thủ tướng chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) Trần Văn Hữu. Chính phủ QGVN do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng. Theo hiệp định Élysée ngày 8-3-1949 Pháp giải kết hòa ước bảo hộ 1884 và trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Chính thể QGVN chính thức được thành lập ngày 14-6-1949. Đạo dụ ngày 1-7-1949 chia Việt Nam làm ba phần: Bắc, Trung và Nam Phần. Hai ngày sau, quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ba vị thủ hiến phụ trách ba phần, trong đó thủ hiến Trung Phần là dược sĩ Phan Văn Giáo.
Ngày 14-10-1950, khi Pháp quyết định giao lại quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ QGVN, thủ hiến Phan Văn Giáo, đại diện chính phủ QG, đến tận quần đảo Hoàng Sa để nhận bàn giao chủ quyền quần đảo nầy. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập B: 1947-1954, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 196.)



Một  văn bản quan trọng về chủ quyền HS và TS được ký kết tại Hội Nghi San Francisco năm 1951, bởi 51 nước trong đó có 48 nước nước thuận và 3 nước thân cộng sản chống với tỉ lệ 48/51, công hận HS và TS thuộc chính quyền Quốc Gia VN. Trong hội nghị này không có sự hiện diện của  Trung Hoa Dân Quốc và  TQ. Sau khi Quốc Gia VN bàn giao cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo VNCH với quyền kế thừa hợp pháp, nên HS và TS đã trực thuộc chủ quyền VNCH cho đến tháng 4/1975. 

Tính kế thừa hai quần đảo HS và TS mang tính liên tục từ triều Nguyễn Gia Long 
cho đến VNCH là chấm dứt. 

QUỐC TẾ ĐÃ TỪNG CÔNG NHẬN HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ CỦA QUỐC GIA VN.
Hội nghị San Francisco 1951 này, có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo luận là dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với Nhật Bản do Anh - Mỹ đưa ra ngày 12/7/1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á - Thái Bình Dương.


Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 8/9/1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình (còn gọi là Hiệp ước San Francisco hay Hiệp ước Hòa bình San Francisco). Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.




Các nước tham gia Hiệp ước ký tên: Cộng hòa Argentinien Úc, Bỉ, Bolivia, Brasil, Campuchia, Cannada,  Srilanca, Chili, Columbia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominican Republic, Ägypten, Guatemala, Haiti, Hondura, Indonesia, Iran, Irac, Lao, Pakistan, Panama, Paraguay, Péru, Philippinen, Ecuado, Salvado, Etiopia, Pháp, Libang, Libéria, Luxamburg, Mexico, Holland, Nicaragua, Norwegen, Saudi-Arabien  , Syri, Liên bang Nam Phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hoa Kỳ, Urugoay, Venuela, Việt Nam (Chính phủ “Quốc gia Việt  Nam” của  Quốc trưởng Bảo Đại), Nhật Bản. 

Sau Hội nghị San Francisco, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, hai quần đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Đọc thêm :Tài Liệu Biên Giới-lãnh Hải Vn: Tuyên Bố Của Thủ Tướng Trần Văn Hữu Ở Hòa Hội San Francisco 1951. https://trangiaphung.blogspot.com/2015/06/tran-gia-phung-hoang-sa-va-truong-sa.html

Hiệp ước San Francisco bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/4/1952.

Theo đó, ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco có sự tham dự đầy đủ của phái đoàn 51 quốc gia, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

“Hiệp ước Hòa bình San Francisco là một hiệp ước quốc tế được ký kết chính thức giữa 48/51 nước tham dự, trong đó có các cường quốc hàng đầu như Mỹ, Pháp, Anh… nên hoàn toàn có giá trị pháp lý. Hiệp ước này đã có hiệu lực từ năm 1952 nên các quốc gia trực tiếp ký kết hoặc không ký kết nhưng có ràng buộc liên quan bởi các hiệp định, tuyên bố khác phải tuân thủ”. Nguồn:http://bauvinal.info.free.fr/

Bản hiệp ước San Francisco gồm 7 chương, 27 điều, trong đó khoản (f), điều 2, chương II, liên hệ đến Việt Nam nguyên văn như sau: “Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracels Islands.” (United Nations Treaty Series 1952 (reg. no. 1832), vol. 136, pp. 45 – 164.) (Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hành, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Spratly [Trường Sa] và quần đảo Paracels [Hoàng Sa].) (Xin xem tài liệu đính kèm số 5). Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hành, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, nghĩa là Nhật Bản trả hai quần đảo nầy trở về với chủ cũ, mà thủ tướng Trần Văn Hữu đã minh định trước hội nghị và không một ai phản đối.

VẤN ĐỀ KẾ THỪA CHỦ QUYỀN

Theo Bà Monique Chemilier-Gendreau, trong tập La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys [III] viết : "Như vậy, chính quyền Sài Gòn, và chỉ chính quyền này mới được phát biểu về vấn đề các đảo HS và TS. Họ đã làm các việc đó. Họ đã làm việc đó với tư cách là người thừa kế các quyền của nước Việt Nam trong giai đoạn tiền thuộc địa."


"Sự liên tục của quốc gia có nghĩa là tính cách pháp nhân của quốc gia trong luật pháp quốc tế vẫn tồn tại bất chấp những thay đổi về lãnh thổ, dân số, hệ thống chính trị - pháp lý và quốc hiệu."
Điều 3 của Nghị quyết của LHQ về các vấn đề "kế thừa và sự liên tục quốc gia" :








Tư cách pháp nhân của quốc gia Việt Nam không thay đổi từ nhà nước phong kiến sang nhà nước bảo hộ cho đến nhà nước VNCH. Chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện liên tục, từ các nhà nước phong kiến, chuyển sang nhà nước thuộc địa Pháp, sau đó là VNCH.

Nhà nước VNCH đã kế thừa và thể hiện các quyền của quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy nhiên quyền kế thừa của nước CHXHCNVN chưa được lập lại từ sau ngày thâu tóm Cộng Hoà Miền Nam VN ngày 2-7-1976. Đây là vấn đề mà từ lâu bọn xâm lược TQ đã lấy tử huyệt đó để tấn công VN trong vấn đề chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa. Xem nguồn: https://kimanhl.blogspot.com/search/label/HO%C3%80NG%20SA%20V%C3%80%20TR%C6%AF%E1%BB%9CNG%20SA%3A%20V%E1%BA%A4N%20%C4%90%E1%BB%80%20K%E1%BA%BE%20TH%E1%BB%AAA

TÓM LẠI

Dựa vào hội nghị San Francisco về chủ quyền Hoàng Sa của Quốc Gia VN và VNCH là quốc gia kế thừa hợp pháp, chính là chủ nhân của hai quần đảo HS&TS . Riêng cho tới nay, CHXHCNVN vẩn chưa có được tư cách pháp lý về vấn đề thừa kế VNCH, nên vẩn còn nhiều trở ngại trong việc tranh cải trước toà án quốc tế về chủ quyền hai quần đảo này.

Rất mong qua bài viết này, người Việt yêu nước cần có cái nhìn chính chắn vào chủ quyền biển đảo, hầu tìm được một thông lộ thiết thực và khả thi để đấu tranh cho chủ quyền HS và TS một cách thật hiệu quả hơn.

Lời nhắn nhủ với các sử gia đỏ và Ban Tuyên Giáo csVN, đừng mạ lỵ VNCH, để rồi bị hóc xương trong vấn đề chủ quyền của HS và TS.

Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 26.04.2020.