Powered By Blogger
 VĂN HOÁ  PẮC BÓ SAU 30.4.1975
"CÁI NỒI NGỒI TRÊN CÁI CỐC" Ở MIN NAM


Trước khi đi vào nội dung của bài viết về văn hoá Pắc Bó của đoàn quân "giải phóng" mang vào miền nam VN sau ngày 30.4.1975, trước hết chúng ta phải tìm hiểu cụm từ "cà phê phin" đã xuất hiện ở VN từ bao giờ ? và đây chính là chủ đề của bài viết - Nếu ai đã từng sống ở miền nam trước 1975, thì cụm từ "cà phê phin" này không có gì  xa lạ, nó rất gần gủi với người biết uống cà phê. 
Bàn về phong cách uống cà phê xưa của người Sài Gòn thường có 2 cách pha để uống rất thông dụng ở các hàng quán là: cà phê phin và cà phê vợt (vớ). 

Cà phê phin xuất phát từ nhóm chữ phiên âm từ tiếng Pháp "Filtre à café". 

*Filtre = Phin là lọc: Filtre trong tiếng Pháp được xử dụng trong nhiều phạm trù khác nhau như: Filtre à air, à huile, à essence. ( bộ lọc khí trong xe hơi, bộ lọc dầu hay xăng). Filtre trong nhiếp ảnh là các loại kiếng lọc (les filtres) gắn trước ống kính chính để lọc tia UV hay lọc màu...

*Café = Cà phê (tiếng phiên âm) một thứ thức uồng được chế biến từ hột cà phê Arabica hay Robusta do người Pháp du nhập vào VN trong thời Pháp chiếm đóng VN và được trồng nhiều ở Cao  Nguyên miền tây nguyên như Ban Mê Thuột đó là những vùng có độ 800 – 1500m, rất thích hợp để trồng cây cà phê.

Nếu các từ  Cà phê và phin  được ghép chung với nhau thì nó mang ý nghĩa là cái lọc cà phê. Muốn biết cách phân biệt 2 loại cà phê ở VN, mời vào đường link: https://caudatfarm.com/blogs/blog-ca-phe/cach-phan-biet-hat-ca-phe-arabica-va-robusta.
Những năm 80 của thế kỷ XIX, người Pháp xâm lăng Việt Nam và mang theo nhiều nét văn hóa phương Tây vào thuộc địa. Người Việt làm quen với cà phê từ dạo đó. Đó là một loại thức uống đen sánh, nhấp môi có vị đắng, đầm và khiến người ta khoan khoái sau khi uống được giới quan chức, quý tộc phong kiến lúc bấy giờ ưa chuộng. Trong thập niên 1960-70, ở miền nam có những quán cà phê với phong cách trang trí riêng biệt để làm nơi hẹn hò, địa điểm lui tới của nhiều tầng lớp trong xã hội

Phong cách uống cà phê của người Sài Gòn còn là thước đo sự sành điệu, đẳng cấp của một người. Trước 1975, các quán cà phê ở Sài Gòn có phong cách riêng của nó, thường giới trí thức, sinh viên, văn nghệ sĩ hay vào uống những nơi dành riêng cho giới này. Họ vào đấy để hẹn hò, để giao lưu nghề nghiệp, họ vừa uống vừa tâm sự. Họ kêu một ly cà phê phin vừa chờ những giọt cà phê roi xuống vừa thả hồn theo khói thuốc lá cuộn tròn trước mặt, tâm tư lắng đọng để thưởng thức những tiếng hát của danh ca như  Thanh Tuyền, Thanh Thuý, Phương Dung, Lệ Thu hay Trịnh Côn Sơn vang ra từ  chiếc Magnetophon....

Những quán cà phê theo phong cách này thường gặp ở nơi gần trường Đại Học.... Riêng người bình dân và giới lao động thì thường tụ  tập ở các quán  nơi vĩa hè, hoặc góc phố đông đúc, họ uống vội một ly xây chừng hay bạc sỉu rồi đi làm. 

Những nơi này, người bán cà phê thường dùng một cái vợt để pha chế cà phê, hình cái vợt gần giống như chiếc vớ, nên người Sài Gòn còn hay đùa, gọi đó là cà phê vớ. Nếu pha  bằng cách này thì lượng cung cấp cho khách hàng được nhiều hơn là cà phê phin. Uống cà phê phin cần thời giờ còn cà phê vợt thì có ngay. Người bán cà phê cũng cần biết qua một số ngôn ngữ đặc biệt và cần thiết như : “xây chừng” (cà phê đen nhỏ) hay một cái xây bạc xỉu (cà phê sữa nhỏ) là xong. Có thể người bán đôi khi không hiểu xây chừng hay xây bạc xỉu là gì, nhưng điều đó không quan trọng miển sao người bán đáp ứng đúng đơn đặt hàng của khách là đũ. Bạc xỉu (tiếng Hoa, bạch và tiểu, âm Tầu là bạc và xỉu có nghĩa “trắng và nhỏ,” xuất phát từ việc uống cà phê của người Việt gốc Quảng Ðông, bên Tầu, đây là thứ ngôn ngữ đặc thù trong giới thưởng thức cà phê rất
phổ biến ở miền Nam VN, bạc xỉu chính là cà phê sữa, nhưng phần sữa nhiều hơn, cà phê ít hơn.




Ngày nay máy móc đã thay thế một số cách pha chế cổ điển của Sài Gòn trước đây, cách pha cà phê vợt hầu như không còn được phổ biến, người ta chỉ có thể tìm thấy cách pha độc đáo này ở một số quán cà phê theo phong cách “hoài cổ” ở Sài Gòn. Song, không gian thưởng thức cà phê vợt đã thay đổi hương vị chắc cũng không còn như xưa. Đến các quán cà phê này chỉ để nhớ lại một thời của "hòn ngọc viển đông", ôn lại hình ảnh của góc Sài Gòn xưa.

Trải qua bao thăng trầm cùng nhịp sống đi lên của đất nước, ly cà phê phin đã dần ăn sâu vào văn hóa ẩm thực lẫn đời sống của người dân miền Nam một cách bất thành văn. 
Nhưng cà phê phin sau khi đàn người Pắc Pó tràn vào miền nam sau ngày 30.4.1975, bổng chốc vang danh ở Sài Gòn, Cà phê phin bổng chốc thay tên đổi họ như cái tên Sài Gòn thành tên của hồ tặc. Cái tên cúng cơm mà dân Sài Gòn đã đặt cho thú uống cà phê quen thuộc của người miền nam là cà phê phin được đoàn quân của rợ Hồ (chí minh) thay bằng cái tên là: “ cái nồi ngồi trên cái cốc”, một thứ văn hoá của bọn cướp miền nam đem vào khi đặt chân vào thành phố văn minh của người miền nam vào thời đó. Một loại văn hoá lạc hậu, mọi rợ nhất của đám bần cố nông, đại diện cho giai cấp đi đầu trong cuộc cách mạng vô sản của đảng csVN.
Văn hoá "Cái Nồi ngồi trên cái Cốc" được bắt đầu bằng mẩu chuyện có thật 100% xảy ra ở Sài Gòn sau ngày 30.4.1975.

Chúng ta hãy hình dung ra một hình ảnh một tay bộ đội (bên vai đeo lủng lẳng một máy radio) tỏ vẻ bình thản bước vào một tiệm cà phê đông người. Tay nầy kéo ghế ngồi tại bàn, mở radio ra nghe nhưng kín đáo quan sát các thức uống khách đang dùng trong tiệm mà (với y) có một món là lạ ở trên bàn của những người khách ngồi gần. Chủ tiệm thấy khách là bộ đội, vội bước đến hỏi:
- Anh bộ đội dùng thứ gì đây? .
Tay bộ đội nầy rụt rè chỉ ngón trỏ vào món (mà y không biết tên gọi ) đó, nói:
- Cho tớ (bộ đội thường xưng hô cậu tớ trong giao tiếp) uống cái món đấy đấy. .
- Món gì? Chủ tiệm ngạc nhiên, hỏi lại ỵ .
- Cái món… như là cái Nồi ngồi trên cái Cốc đó. Tay bộ đội trả lời.
Nhìn theo ngón tay của bộ đội chỉ, chủ tiệm và những người khách ngồi gần bên nghe được phải nín cười (cười công khai lúc đó thì coi chừng mắc vạ chẳng chơi).

Cái Nồi ngồi trên cái Cốc??

Thì ra cái Nồi ngồi trên cái Cốc theo lời nói của bộ đội là ly cà phê Phin. Cái nồi là cái lọc cà phê bằng Nhôm đặt nằm trên trên một cái ly thủy tinh. Món cà phê Phin nầy du nhập vào nước Việt (cả ba miền Nam.Trung.Bắc) từ thời Tây thực dân chứ đâu có phải là thức nước uống mới lạ gì. Vậy mà các bộ đội miền Bắc khi đó lại không biết đến nó. Quá sức lạc hậu! Có người bào chữa cho là món cà phê Phin có thể là một thức uống xa xỉ trong một xã hội nghèo đói như xã hội CS miền Bắc khi đó. Có thể trong các hàng quán thông thường (cửa hàng giải khát quốc doanh) không có nên bộ đội mới không biết đến hình thù nó ra sao. Giờ bắt gặp, thấy lạ nên mới hỏi. Chuyện cái Nồi ngồi trên cái Cốc tưởng như là một chuyện đùa (kiểu chuyện khó tin nhưng có thật) đã được đưa vào kho  tàng văn học dân gian thời đại hồ chí minh ở miền nam, lưu truyền cho đến ngày nay, để nói lên trình độ lạc hậu của một đám người tự tôn là đánh thắng 2 đế quốc văn minh nhất hành tinh là Pháp và Mỹ!!

Chuyện năm xưa, nay vẫn còn y nguyên trong lịch sử văn hoá dân gian thời đại hồ chí minh đó là văn hoá "Cái Nồi ngồi trên cái Cốc". Ngày nay nếu quý bạn thử hỏi một người Việt nào đó về cái nhóm chữ kể trên thì có thể người ấy sẽ lắc đầu, trả lời là không biết ý nghĩa nó chỉ cái gì ? Ngoại trừ những người đã từng sống trong khung cảnh của thời điểm: "Cái Nồi Ngồi Trên Cái Cốc".
Những ngày sau 30.4.1975 tại miền Nam VN. Ngay khi CS vừa chiếm được thủ đô Saigon, người dân miền Nam đã thấy bộ đội CS kéo nhau (từ nơi đóng quân) đi rảo thành từng nhóm trên các dãy phố để xem phố xá miền Nam và đây cũng là dịp để người dân Saigon tiếp xúc với họ, người miền Bắc XHCN...tiếp xúc với cái văn minh cao độ của đoàn quân Pắc Bó. 


Những cuộc tiếp xúc ấy, dù chớp nhoáng, ngắn ngủi nhưng đủ để cho người dân Saigon có những nhận xét về tình hình miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) là:

- Người dân miền Bắc sống trong một xã hội lạc hậu vì có rất nhiều bộ đội hoàn toàn ngạc nhiên khi trông thấy các tiện nghi rất bình thường tại miền Nam như quẹt gaz, máy casesstte , máy hát dĩa , đồ chơi điện tử… Có bộ đội không hề biết Hoa Kỳ đã đưa được người (Neil Amstrong ngày 20.7.1969) lên được mặt Trăng. Họ chỉ biết được Liên Xô là nước đã đưa người đáp lên Mặt Trời vào ban đêm, để tránh được nóng làm bốc cháy phi thuyền....Kiến thức về thế giới sử, về lịch sử VN và nhất là về miền Nam VNCH của những bộ đội khác biệt hẳn với trình độ hiểu biết của người dân Saigon. Và đến nay, ngày 19.02.2020 tại chùa ba Vàng , Trung tướng vc Phạm Tuân đã tiết lộ với các Fans của ông: Máy bay B52 có sải cánh 60m, dài 600m, tức là dài gần gấp 6 lần sân bóng đá. Theo lời mô tả của Trung Tướng Tuân thì máy bay B52 trông như con cá chình. XHCN đã đào tạo ra những bộ óc mà một đứa trẻ có kiến thức trung bình cũng khó mà chấp nhận được. Nếu lời nói của ông Trung Tướng Phạm Tuân được dịch ra nhiều thứ tiếng, thì cả đám tướng lãnh của QĐND, chỉ còn có nước độn thổ.
Ngày nay, tuy thời gian đã  trôi qua 45 năm, nhưng những người miền nam từng sống ở Sài Gòn trong những ngày đầu khi đoàn quân " giải phóng " tiếp cận với nền văn minh của người Sài Gòn. và cho tới nay trong mùa quốc nạn, nhiều người lớn tuổi ở Sài Gòn cũng còn được nghe kể lại cho con cháu mình nghe, như là một câu chuyện vui về văn hoá Pắc Bó của 45 năm về trước. Câu chuyện này người viết được nghe kể từ ông nội và các bác của người viết, là lớp thanh niên của Sài Gòn vào thập niên 1960-1970, từng sống một  thời gian ngắn với cộng sản sau tháng 4.1975. 

Mổi dịp tháng tư đen về, ngồi nghe  ca sĩ Khánh Ly hát "...Đàn bò vào thành phố, đêm buồn vắng buồn hơn", người Việt tị nạn cộng sản và người miền nam chợt hiện lên một nổi buồn thấu tim cho sự bất hạnh của quê hương VN, không buồn sao được vì Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông - đang rực rỡ tráng lệ hoa đèn là thế bỗng chốc sau một ngày tan hoang bởi sự tàn phá của lũ bò ngu ngốc, còn đâu tiếng cười bình yên của một nơi gọi là phồn hoa đô thị, tất cả chỉ còn lại tiếng khóc, nỗi sợ hãi, sự trốn chạy..


"Đàn bò vào thành phố, reo buồn tiếng hạt chuông"..., bò vào và bò phá nát đô thị, phá nát cảnh quan kiến trúc, phá nát tất cả những gì bò cho là đi ngược với xã hội chủ nghĩa, bò dùng cái đầu bò để tạo dựng một chế độ đi ngược lại sự phát triển của loài người, bò bẻ cong lịch sử, bò bóp méo sự thật và xây dựng mọi thứ bằng sự dối trá, tham lam và đần độn, bò hô hào là bò "giải phóng", thì đúng là bò đã giải phóng nhưng bò đã giải phóng nền văn minh hiện hữu để đưa đất nước trở lại thời tiền sử!..

Chúng tôi hậu duệ VNCH vùng nam Đức trong mùa quốc nạn lần thứ 45 của nước VNCH, ghi lại những những khúc quanh của lịch sử - của  đám người tự tôn là những đỉnh cao trí tuệ, đã để lại cho dân Sài Gòn một ấn tượng khó quên về thứ văn hoá Pắc Bó :"Cái nồi ngồi trên cái cốc".  

Bốn thập niên niên sau cái văn hoá " Cái Nồi ngồi trên cái cốc", người dân VN thấy xuất hiện thêm một thứ văn hoá đỉnh cao nơi các lãnh tụ nước CHXHCNVN như:  Nguyễn Minh Triết với " Cuba thức ngũ.."; Nguyễn Tấn Dũng với " Giăng Mắc Ê Rô" rồi tới đàn em là Nguyễn Xuan Phúc với " Cờ Lờ Mờ Vờ", " Ma Dzê in VN...

VN thật bất hạnh với loại văn hoá Pắc Bó này, một đất nước có quá nhiều đỉnh cao, nên nợ nần chồng chất từ nhiều thập niên qua, tính đến 12/2019 số tiền nợ đã lên đến 3,2 triệu tỉ đồng, mổi người dân từ đứa con nít mới sinh cho đến người già, mổi người phải mang số nợ  là 32 triệu đồng do đám đỉnh cao trong bộ sậu Ba Đình gây ra trong 45 năm xây dựng đất nước tiến lên XHCN. Người viết mượn những dòng thơ uất hận của thi sĩ Phan Huy trong bài thơ "Lời Anh Bộ Đội Vào Nam". để thay lời kết cho bài viết này.
.......
Tôi ngỡ ngàng đi như chú mán
Lang thang qua những phố điêu tàn
Tự hỏi mình là quân giải phóng
Hay là quân chiếm đóng Miền Nam

Chiến thắng mà sao chẳng thấy vui
Có gì vướng mắc ở trong tôi
“Tại sao phung phí xương và máu
Để chiếm Miền Nam quá tuyệt vời”

“Tại sao không dựng xây Miền Bắc
Phồn vinh hạnh phúc tợ Miền Nam
Mà lại xâm lăng và cướp bóc
San nghèo cào khổ cả giang san”
.......
Bài củ ngà18.4.2018, được viết lại với góc nhìn mới 

Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH  Nguyễn Thị Hồng 16.04.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét