Powered By Blogger

BỨC TRANH KINH TẾ CHXHCNVN LAO DỐC VÀ CHIẾN DỊCH THU VÉT TIỀN TRONG DÂN CỦA ĐẢNG CƯỚP BA ĐÌNH

Hơn một thập niên qua chxhvn là một quốc gia hàng năm phải đi vay nợ mới để trả nợ cũ. Nhu cầu trả nợ gốc gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2017 vay 144 ngàn tỷ đồng, 2018 vay hơn 146 ngàn tỷ đồng, năm 2019 vay xấp xỉ 200 ngàn tỷ đồng. Cuối năm 2019 quốc hội đã chấp thuận khoảng vay 460.000 cho năm 2020. Và từ năm 2019 trở đi, thì việc vay nợ khó khăn hơn vì VN đã bước lên được các nước có thu nhập bình quân đầu người trung bình, tuy vẩn còn nằm trong khu vực các nước có trung bình thấp

Sáng 28-7-2021, Quốc hội đã biểu quyết xong việc thông qua nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, thống nhất trong 5 năm tới. Quốc hội cũng thống nhất tổng mức vay trong 5 năm tới là 3,068 triệu tỉ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương vay khoảng 2,9 triệu tỉ đồng với nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỉ đồng. Tổng mức vay của ngân sách địa phương khoảng 148.000 tỉ đồng và nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 35.300 tỉ đồng. Nguồn:https://tuoitre.vn/quoc-hoi-phe-duyet-hon-3-trieu-ti-dong-vay-no-trong-5-nam-toi-20210728113032534.htm

Tại cuộc họp báo về tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2021 do Tổng cục Thống kê tổ chức sáng 12-10-2021, Vụ trưởng Thống kê Dân số và Lao động Phạm Hoài Nam cho biết, đợt bùng phát lần thứ tư của dịch Covid-19 đã tác động nặng nề về mọi mặt cho nền kinh tế, trong đó có vấn đề lao động, việc làm.

Thế nên kế hoạch mới của đảng được  Bí thư TPHCM: "TPHCM cho biết là đã "áp dụng các biện pháp khẩn cấp nhưng không tuyên bố!" Đây là lần đầu trong nhiệm kỳ của tên Thủ Tướng du côn Phạm Bất Chính người dân thấy đám chóp bu âm thầm tiến hành những biện pháp phục hồi kinh tế mà không giống trống kèn như trong mùa đại dịch vừa qua. Giống trống kèn ầm ỉ nhưng hoàn toàn thất bại làm đảng bị rách một mảng lớn về niềm tin của người dân. Điều này kiểm chứng được từ cuộc bỏ phiếu bằng chân về sự tháo chạy của hơn 1,3 triệu lưu dân về quê tránh dịch và tránh nghe sự bố láo về các biện pháp hổ trợ của nhà nước cs.

NGUỒN LAO ĐỘNG SÚT GIẢM TRẦM TRỌNG VÌ COVID 19

Kinh tế thành hồ, nơi trụ cột của 30% ngân sách cả nước đã bị lao dốc một cách trầm trọng vì thất thoát quá lớn nguồn lao động sau tháng 10, vì lưu dân lao động nghèo, không nhận được sự trợ cấp từ nhà nước nên đã ùn ùn tháo chạy về quê để sinh sống và không hẹn ngày trở lại.

Cụ thể, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm. Trong quý III, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chỉ đạt 49,1 triệu người, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, giảm 2,2 triệu người.

Giãn cách xã hội kéo dài trong 4 tháng đã làm sút giảm trầm trọng thị trường lao động của thành hồ cũng như cả nước và ảnh hưởng mạnh ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, số lao động trong 2 ngành này đều giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Tổng cục Thống kê vn cho biết khoảng 1,3 triệu lao động đã về quê tránh dịch, tính từ tháng 7 đến 15/9. Đó là con số chưa tính số lưu dân lao động thất nghiệp nghèo buộc phải rời Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An sau ngày 1-10 về quê để sinh sống với quyết tâm không trở lại nơi mình đã làm việc trước khi dịch Covid 19 lan tràn khắp nơi.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý 3 năm nay, cả nước có 4,7 triệu người mất việc làm, trong đó có 1,7 triệu người thất nghiệp, tăng 532.200 người so với quý trước. Nguồn:https://vnexpress.net/khoang-1-3-trieu-nguoi-da-roi-thanh-pho-ve-que-4370652.html

DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN VÌ CHỈ THỊ 16.

Có tới 65,3% doanh nghiệp được khảo sát nằm trong khu vực áp dụng chỉ thị 16 ngừng hoạt động, trong khi 62,7% doanh nghiệp FDI vẫn duy trì hoạt động ở mức tối thiểu. Nguyên nhân là doanh nghiệp phải chịu gánh nặng chi phí khi thực hiện mô hình "3 tại chỗ", chiếm trên 20% chi phí vận hành.

Ông Nguyễn Huy Minh, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và lao động còn cho biết tthêm: trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực trên cả nước, có 4,7 triệu người bị mất việc; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; khoảng 12 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập. Nguồn:https://baodautu.vn/thi-truong-lao-dong-xac-lap-hang-loat-ky-luc-tieu-cuc-d153384.html

Trong cơn bão đại dịch, miền Đông Nam bộ là vùng chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất về tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động, với 62,8% (giảm 7,9 điểm phần trăm so với quý trước), tiếp theo đó là Đồng bằng sông Cửu Long với 65,4% .

CHỐNG DỊCH THẤT BẠI VÌ CÁC CHỈ THỊ BẤT CẬP

Ông Nguyễn Văn Nên cũng thừa nhận tình trạng đưa người nhiễm COVID-19 đi cách ly tập trung với tình trạng không chữa trị và chỉ mong "ai khỏe vượt qua". "Ai khỏe vượt qua, ai bệnh nằm viện, cái đó tạo ra căng thẳng cực lớn. 

Phải ngăn chặn nguồn lây, giữ F0 lại nhưng giữ không biết làm gì", ông Nguyễn Văn Nên kể lại giai đoạn khi TPHCM chưa có vắc-xin cũng như thuốc điều trị và chỉ tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến. 

Tính đến ngày 13-10-2021, cả nước Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do vi-rút corona chủng mới, trong đó thành "hồ" có gần 16.000 người không may qua đời vì thiếu biện pháp ngăn chặn và chửa trị hữu hiệu... 

THÀNH HỒ ÁP DỤNG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP NHƯNG KHÔNG CÔNG BỐ 

Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên hôm 12-10-2021 lần đầu tiên thừa nhận, chính quyền thành phố thực tế đã áp dụng tình trạng khẩn cấp nhưng không hề tuyên bố về điều này trước đây. Không tuyên bố tức là sẽ tiến hành cách thức làm ăn mập mờ, đó chính là bản chất của các tướng cướp.

Để giải mã cái mà Bí Thư Nên cho là đã :" áp dụng khẩn cấp nhưng không hề tuyên bố về điều nầy", thì chúng ta cần phải tổng hợp các diển biến phức tạp về các câu nói trước đó của các chóp bu Pắc Bó đã từng nói trước đó và trong mấy ngày gần đây như:

1. "Khẩn cấp nhưng không tuyên bố!" của bí thư thành "hồ" Nguyễn Văn Nên

2."Biến không thành có" của Thủ tướng Phạm Bất Chính.

3."Tiền trong dân còn nhiều" của  CT-QH Vương Đình Huệ, cũng "vàng trong dân còn nhiều" mà trước đây khi VĐH còn là Phó Thủ Tướng cũng từng đã ngắm nghía đến việc này để cứu khổ cứu nạn cho nhà nước bất tài csvn.

4. "Ngân sách Trung Ương không còn đồng nào" tuyên bố của Bộ Trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớt

Lần này vì ngân khố cạn kiệt do việc không thể phát triển kinh tế vì chỉ thị 16 sai lầm được ban bố bởi bọn chóp bu ngu dốt, nên bọn cướp ngày đã quay sang để ý tới đồng tiền xương máu được tích lũy trong dân. Chúng đã nhìn từ sự "tương thân tương ái"; " lá lành đùm lá rách" của người dân miền nam với các lưu dân thoát về quê, trong những ngày sau 1-10 quá dồi giàu. Từ đó trong buổi họp Quốc hội ngày 12-10-2021 tên chủ tịch Vương Đình Huệ và tên Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớt mới đề nghị việc huy động tiền trong dân, thay vì huy động ngân sách nhà nước mới đúng chổ. Đây cũng là thành tích của Trọng Lú và đảng trong việc miệt mài theo đuổi việc tiến lên con đường XHCN một cách vô vọng.

46 năm làm kinh tế đảng đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ năm này qua năm khác đều phải mượn nợ để tiêu xàì..... Cuối cùng rồi sau đại dịch Covid 19 năm nay, để bù đắp cho nền kinh tế lao dôc, đảng lại đè dân ra để trấn lột, hầu cấp cứu lỗ hổng ngân khố và kinh tế năm 2021. Biện pháp cấp thời của chúng là cho tăng giá xăng, giá điện, giá Gas lập tức, ngoáy mủi dân để cấp giấy đi đường, trong khi người dân lao động còn đang khốn khó vì không tiền...Rồi mới tiến hành đến việc " biến không thành có" như ước mơ của tên Thủ tướng côn đồ Phạm Bất Chính. Đó chính là cách áp dụng trong học thuyết khắc kỷ (Stoic), tuy nhiên Stoicism cổ xúy vương đạo trong cách xoay chuyễn tình thế, còn tên Thủ tướng côn đồ Phạm Bất Chính biến cái vương đạo của Stoicism thành bá đạo, đó là cách xoay trở tình hình bằng cách chôm chỉa, trấn lột, cướp bóc tiền trong dân, để mong được chuyễn mình từ cách biến "không thành có" của Phạm Minh Chính.

Cách xoay chuyển trở ngại vương đạo của học thuyết Stoic

Khi đối mặt với thất bại hoặc nỗi thất vọng, chúng ta có thể suy nghĩ như những người khắc kỷ (Stoic). Hãy nghĩ xem điều gì khác tồi tệ hơn có thể xảy ra. Chủ nghĩa Stoic dạy chúng ta rằng thế giới rất khó lường, cuộc sống rất ngắn ngủi, chúng ta nên phấn đấu trở nên mạnh mẽ và kiểm soát bản thân. Nó khuyến khích chúng ta vượt qua cảm xúc tiêu cực và suy ngẫm về những công việc và hành động mà chúng ta nên làm thay vì tranh luận.

Một trong những phương pháp của Stoic là làm quen với bất hạnh. Triết gia Montaigne sống ở thế kỷ 16 đã đưa ra một số lời khuyên vẫn còn thông dụng đến ngày nay. Ông kêu gọi chúng ta hãy sống hết mình ngay lúc này, bởi khi chúng ta qua đời thì mọi lựa chọn đều mất đi. Vì vậy, chúng ta nên nghĩ đến mọi tình huống xấu nhất mà mình lo ngại, như một cách kiểm soát nỗi sợ hãi và lo lắng. Để khi không phải tất cả những điều trên đều xảy ra, chúng ta sẽ cảm thấy biết ơn vì hầu hết những khó khăn đều là tạm thời hoặc có thể xoay chuyển được.

CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ " STOICISM"

Chủ nghĩa khắc kỷ Stoic cho rằng vì con người là một sinh vật thuộc về xã hội, nên con đường đi tới eudaimonia (hạnh phúc) của chúng ta sẽ được tìm ra thông qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra, không cho phép bản thân bị kiểm soát bởi những khao khát được thỏa mãn hoặc sợ hãi trước những đớn đau, thông qua việc sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này và làm những phần việc mình cần làm để đóng góp cho kế hoạch mà tự nhiên đã vạch ra sẵn, và thông qua việc cùng làm việc, đối xử với những người khác một cách công bằng, bất thiên vị,

Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học Hy Lạp cổ (Hellenistic) được sáng lập bởi Zeno thành Citium ở Athens vào khoáng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên nhưng được biết đến nhiều hơn qua sự áp dụng của Epictetus, Seneca và Marcus Aurelius. Sở dĩ chủ nghĩa khắc kỷ có tên như vậy là bởi những ai đi theo chủ nghĩa này thường đàm đạo tại Stoa bởi Zeno và các học trò.

Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng triết học là một môn học tư duy để giúp con người trở nên thông thái, làm chủ và biết cách ứng xử trước những khó khăn của cuộc đời. Vì vậy, triết học không chỉ là một khoa học mà còn là một phong cách sống, một nghệ thuật sống của con người trong cộng đồng xã hội.

Về nguồn gốc, cái tên Stoicism theo tiếng Hy Lạp là Stoa Poikile, tức là cái mái hiên nơi mà người sáng lập trường phái Zeno dạy học trò của mình. Theo Internet Encyclopedia of Philosophy, Stoicism, hay những Stoics hướng tới Eudaimonia, dịch nôm na là hạnh phúc lâu dài. Và để có được cái đích ấy, các Stoics phải sống thuận với tự nhiên, "living in agreement with nature".

Ý nghĩa về cụm từ "khắc kỷ", "khắc" là hà khắc, khắc nghiệt khắc khổ, toàn những từ với nghĩa rất nặng.  Về chữ "Kỷ" là thế kỷ, thiên niên kỷ nhưng nghĩa này không chút liên quan gì đến học thuyết Stoicism, nhưng ý nghĩa của tự kỷ, ích kỷ, kỷ cương, kỷ luật thì lại gần với chữ "Kỷ" trong cụm từ "khắc kỷ", đó chính là ý của "Khắc Kỷ".

TÓM LẠI: đảng cộng sản VN với những tên chóp bu bất tài, thiểu năng về não trạng đã đưa nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dần dà tiến đến bờ vực thẳm, nên đã tìm đũ mọi cách xoay chuyễn sự thất bại của mình và cũng như để bù đắp cho cái ngân khố rỗng, đã tính đến chuyện trấn lột người dân bằng mọi hình thức để đạt được mục đích. Phạm Bất Chính với bằng cấp Kỷ Sư Xây Dựng tại Đại học Xây dựng Bucharest ở nước XHCN, nhưng phải học tới 8 năm (1976 - 1984) rất đáng nể, sau đó được đảng nâng đở và cấp cho học hàm Phó GS Luật, mà không từ vốn tích lũy của cái thực học....rồi bước vào nghành CA để tập tành làm du côn.. Như vậy, xét quá trình học thật của Phạm Bất Chính chỉ là tên kỷ sư xây dựng của đại học XHCN, thì làm gì có kỷ năng để chống dịch và làm kinh tế thị trường của Tư Bản?? Nên cách bù đắp hay nhất của y chính là  áp dụng cho được việc biến cái " không thành có" cho nó đơn giản và nhanh chóng. Thế là trải qua 3 đời thủ tướng Dũng, Phúc và Bất Chính nền kinh tế chxhcnvn không cất cánh được, dân phải tự hiểu là và đo lường được cái Tâm và cái Tầm quá chật hẹp của các nhân vật Thủ tướng nước xhcn - vn ( xuống hố cả nước).

Biên khảo Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh, 13.10.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét