Powered By Blogger

 NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ Ở SÀIGÒN THÁO CHẠY VỀ QUÊ NÓI LÊN ĐIỀU GÌ ?


Người Việt Nam rất coi trọng vấn đề ăn uống, bởi vậy trong kho tàng thành ngữ, ca dao, tục ngữ mới có câu: "Có thực mới vực được đạo" hoặc câu “Trời đánh tránh bữa ăn”

Để duy trì sự sống, ăn uống luôn chiếm vị trí số một. Con người muốn sinh tồn thì phải có ăn có uống, ăn để có thêm năng lượng, từ đó mới có thể làm việc và duy trì sự tồn tại của cuộc sống. Nhu cầu ăn uống là một bản năng tự nhiên. Bởi vì “Khi đói thì đầu gối cũng phải bò”. Không ăn uống đầy đủ, thật khó có thể tiếp tục bước sang các lãnh vực khác. Con người cũng không thể nhịn đói để mải nghe đảng phát tiền, phát gạo bốc phét trên TV như đảng đã từng làm trong thời gian giãn cách xã hội 4 tháng qua ở Sài Gòn.

Nhà cách mạng đầu thế kỷ 20, cụ Phan Chu Trinh đã từng nói đến công việc hàng đầu của những người có trách nhiệm quản trị đất nước là vấn đề "Hậu dân sinh" - Một công việc quan yếu: là làm cho đời sống người dân phải được cơm no áo ấm, trước khi nói đến "Khai dân trí và chấn dân khí", tức là mở mang tri thức, trình độ học vấn để áp dụng cho các vấn đề trong cuộc sống. Và chấn hưng ý chí khí phách của con người. Bởi vậy, ta mới hiểu được tầm quan trọng giá trị của “miếng ăn”  lớn đến cỡ nào.

Trong phép trị nước thường được thấy và nghe nói đến câu "Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi thiên". Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm trời. Ý nghĩa của thành ngữ “Dân dĩ thực vi thiên” có nghĩa là “Dân lấy ăn làm trời”. Muốn quốc thới dân an thiên hạ thái bình, người lãnh đạo đất nước phải có trách nhiệm trước tiên là phải làm cho dân no ấm vì dân đói thì nước loạn. 

Tuy nhiên đảng cộng sản vn vì kém tài trong việc định hướng chống dịch Covid, nên đã đưa đến nhiều sai lầm trong việc gây khó khăn đũ điều cho người dân Sài Gòn trong 4 tháng giãn cách xã hội để lập thành tích với thế giới về việc diệt giặc Covid 19. Một trong những khó khăn mà người dân Sài Gòn phải đối mặt là việc cung cấp lương thực trong hoàn cảnh nội bất xuất, ngoại bất nhập theo những chỉ thị điên rồ của tên Phạm Minh Chính và ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp quốc gia ban hành liên tục, nên toàn thành hồ bị tê liệt và người dân đã bị bỏ ĐÓI nhiều ngày cho đến khi gở bõ lệnh phong tỏa vào ngày 1-10. 

DÂN SỢ CÁI BÁNH VẼ CỦA ĐẢNG NÊN PHẢI THÁO CHẠY

Dân thành hồ cũng như dân lao động nhập cư đã bị ăn bánh vẽ quá nhiều từ những tên lãnh đạo kém chất, bất tài, chỉ ban hành hết chỉ thị này đến chỉ khác để bịt cho được con virus Vũ Hán. 4 tháng của cách "chống giặc Covid 19" hoàn toàn thất bại đã làm khổ sở dân thành hồ lên đến cao điểm. Từ đó mới xoay sang việc đầu hàng vô điều kiện và chấp nhận sống chung với " Giặc Covid 19" và cuối cùng chúng mới mở còng cho thành hồ được đi lại như xưa.

Lệnh tháo bỏ ngăn sông cách chợ của thành hồ bắt đầu được thi hành từ ngày 1-10, ngay sau khi các chốt được tháo gở trên địa bàn toàn thành phố, hàng trăm ngàn người đã vội vã cuốn gói, gồng gánh nhau tháo chạy về quê trên các xe gắn máy, hoặc đi bộ, bất chấp đoạn đường dài bao nhiêu họ cũng phải về cho được quê nhà, vì họ không còn trụ nổi được với cách chống dịch Covid 19 của đám lãnh đạo ngu dốt của đảng cộng sản VN. Cách chống dịch để lấy le với thế giới và lập thành tích cho đảng, đã đưa người dân đến bước đường cùng và đưa họ đến quyết định là không còn dám tin vào các lời hứa hẹn của đảng nửa. 

Thế nên, khi lệnh phong tỏa chống dịch được gỡ bỏ từ sáng sớm 1 tháng Mười, người ta rùng rùng theo nhau tháo chạy về quê bằng bất cứ hình thức nào cho dù là đi bộ vượt hàng ngàn km, họ cũng không từ nan. Tới giờ, những gì được tường thuật trên truyền thông lề phải,  người ta mới hiểu được một phần nhỏ của những khốn đốn kinh hoàng của những ngày gọi là “giãn cách xã hội" theo chỉ thị 16 của tên thủ tướng bất tài Phạm Minh Chính ban hành.

Sự tháo chạy của các công nhân thành hồ là cuộc bỏ phiếu bằng chân lên án việc làm thất bại của đám chóp bu lãnh đạo đất nước ngày hôm nay, chỉ vì bất tài thiếu khả năng chuyên môn, thừa khả năng bốc phét đã đưa đến việc làm thiệt mạng hàng chục ngàn sinh mạng người dân. Đám bất tài này còn lợi dụng tình hình dịch bệnh để đi ăn mày viện trợ vaccine của nhiều nước trên thế giới - cái mà chúng gọi là ngoại giao vaccine, ngoài ra đảng còn lợi dụng sự nhẹ dạ của người dân để làm tiền khắp ba miền đất nước về cái gọi là "Quĩ Vaccine", thu tiền người dân để gởi ngân hàng kiếm lời. Một cách trấn lột khác của đảng là làm kinh tế bằng hình thức "ngoáy mủi" và việc cấp giấy đi đường trong thời gian giãn cách Sài Gòn.

Dân tháo chạy khỏi thành hồ nói lên được " tính ưu việt của chế độ XHCNVN", cũng là điều mà tên tổng bí thư đảng csvn đã ca ngợi trong ngày 7-10, trong phần mở đầu cho bài diễn văn bế mạc Hội nghị trung ương 4 của đảng CSVN. Trọng Lú đã nhấn mạnh:"Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, truyền thống đoàn kết, yêu nước, "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều" của dân tộc ta lại tiếp tục được phát huy cao độ, nhờ đó đã kiểm soát được đợt dịch bùng phát lần thứ ba."

Bố khỉ chúng nó lại xúm nhau bốc phét về việc chống dịch hoàn toàn thất bại trong 4 tháng vừa qua, làm hàng trăm ngàn dân lao động nhập cư vào thành hồ đã tháo chạy tứ tán ngay sau khi lệnh tháo gở các chốt chắn để dân đi lại tự do vào đầu tháng 10 đến nay.

Tháng 4/1975, dân Sài Gòn đã phải bỏ chạy khỏi thành phố, khi quân côn đồ của cái gọi là cs Bắc Việt đã tiếm chiếm miền nam một cách bất hợp pháp. Vài năm sau, trong chiến dịch đánh tư sản, bọn côn đồ cs Bắc Việt đã cưởng bức đưa hàng triệu người lên vùng kinh tế mới để thực hiện cuộc trấn lột cướp tài sản và nhà cửa của đồng bào Sài Gòn, sau khi gán cho họ một cái tội danh theo luật của bọn côn đồ và không qua xét xử.

46 năm sau khi cưởng chiếm miền nam, hoàn cảnh người dân bỏ chạy khỏi Sài Gòn đã được tái hiện, tuy lần này không phải chúng cướp của giết người như tháng 4-năm 1975, mà họ chạy là cách chống giặc Covid của đám lãnh đạo ngu dốt, đã đánh mất luôn niềm tin cuối cùng của người dân, nên sau 4 tháng giãn cách để chống giặc Covid không hiệu quả, làm người dân chán ngán thêm về sự bất tài trong việc chống dịch cũng như quản trị đất nước. 

Cũng vì sự bất tài, đám lãnh đạo kém khả năng đã đánh sập luôn nền kinh tế của thành hồ, nơi trọng điểm của nền kinh tế quốc dân. Sài Gòn, nơi cung cấp trên 1/4 ngân sách cho cả nước, là nền kinh tế dẩn đầu hơn 4 thập niên qua cho cả nước. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã bỏ VN để dịch chuyễn chuỗi sản xuất trở lại TQ và chuyễn sang Indonesia. Nền kinh tế VN trong tương lai rồi sẽ bị bế tắc toàn diện, đưa đến tình trạng lạm phát và ngân khố không còn tiền tích lũy.


HÌNH ẢNH VỀ CUỘC THÁO CHẠY CỦA DÂN LAO ĐỘNG NHẬP CƯ VÀO SÀI GÒN

Tối 3-10, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại chốt đầu cửa ngõ và cuối cửa ngõ TP.HCM về tình hình người dân tiếp tục chạy xe máy chở con nhỏ, đồ đạc về quê các tỉnh miền Tây sau khi TP nới lỏng giãn cách.

Tại đầu cửa ngõ, chốt cầu Vĩnh Bình trên quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức do Đội CSGT Bình Triệu thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM đảm trách có hàng ngàn người dân liên tiếp nối đuôi nhau "bon bon" về quê. Nhiều người dân không đủ điều kiện vẫn bị "rớt" lại.

Đa phần họ là những người dân từ quê lên tỉnh Bình Dương làm công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất... Do ảnh hưởng khó khăn của đại dịch COVID-19 nên kiệt quệ tài chính đành khăn gói về quê.

Chở vợ con và tài sản gọn ghẽ về quê, anh Nguyễn Văn Dũng (ngụ tỉnh An Giang) cho biết anh và vợ lên Bình Dương làm thuê cho một xưởng gỗ hơn 10 năm. Thuê trọ ở với nhau, hai vợ chồng có được đứa con trai, nhiều năm làm tích cóp được vài chục triệu đồng. Song, đại dịch ập đến hai vợ chồng thất nghiệp, đủ thứ phải chi tiêu, tiền để dành cũng "tiêu tan". 



"Bốn tháng trời thất nghiệp chúng tôi hết tiền để dành, Nhà nước hỗ trợ cũng không đủ ăn, tôi muốn về quê lâu lắm rồi, về đó có rau ăn rau nhưng thoải mái. Chính phủ ra chỉ thị không được về quê, đến nay Nhà nước tạo điều kiện cho chúng tôi về nên mừng lắm, những lúc như thế này, duy nhất nơi để về là quê hương", anh Dũng chia sẻ. Nguồn: https://tuoitre.vn/toi-3-10-hang-ngan-nguoi-dan-tiep-tuc-ve-mien-tay-20211003222044711.htm?fbclid=IwAR3z5uC3AxVAMUShRb92ebHN6AkmI-DNvhyEJRlSoqWaBof2S0IatB0KOoE

Hàng chục ngàn người, chủ yếu là công nhân nhập cư đã và đang bỏ về quê bằng xe máy, đi bộ... từ hôm 1-10 khi TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... bắt đầu mở cửa để sống chung với COVID-19. Tính đến ngày 7-10-201, Việt Nam đã có trên 800.000 ca nhiễm COVID-19 và có hơn 20.000 người tử vong. Người viết xin mượn bài thơ : " Rồi sẽ đến giờ" của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết.

Đã từ lâu Sài Gòn cắn răng mang tên ma xó nhìn vượn búa liềm phách lối tham ô nhìn vẹm bắc kỳ ngu đần lãnh đạo mà giận sôi gan huyết lệ tuôn trào Đã từ lâu đảng lo Sài Gòn là kho thuốc súng đảng sợ Sài Gòn như quả bom hơi đảng nhìn Sài Gòn trái mìn sát cộng Sài Gòn nổ tung là đảng đi đời Nên hôm nay lợi dụng chiến tranh vi trùng Vũ Hán do Chệt gây ra đánh phe Đồng Minh đảng đã đưa vào chiến xa đại pháo và đặt Sài Gòn dưới gót âm binh Nên hôm nay Sài Gòn buồn thiu như là nghĩa địa Sài Gòn vắng tanh hơn chùa bà đanh Chỉ thấy âm binh, kẽm gai, thần chết Trong cái thành phố mười triệu dân sinh Nhưng sự thật là xe pháo không ngăn được trùng Vũ Hán âm binh là để khủng bố đồng bào tất cả chỉ nhằm ngăn ngừa bạo loạn bảo vệ độc quyền thống trị đảng hồ Nhưng sự thật là trong mỗi ngôi nhà đằng sau cánh cửa trong mỗi con người từ đáy con tim đang rừng rực sôi ngàn muôn ánh lửa của lòng căm hờn uất ức trào dâng Rồi sẽ đến giờ mười triêu con tim nổ tung òa vỡ mười triệu con người phẫn nộ vùng lên quét sạch vẹm nô, đập tan liềm búa giành lại Sài Gòn, tha thiết gọi tên…

Bình luận từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh, 08.10.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét