KỶ NIỆM NGÀY BAN HÀNH HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN VÀ LÀ QUỐC KHÁNH CỦA NƯỚC VNCH ĐỆ NHẤT 26-10-1956
Là những công dân và hậu duệ VNCH chúng ta cần nên biết về những ngày đầu thành lập chính thể VNCH, một guồng máy chính trị điều hành miền nam VN từ 20-7.1954 tới ngày 30.4.1975. VNCH trong quá khứ cũng như hiện tại từng bị nguỵ quyền cộng sản Bắc Việt tuyên truyền xuyên tạc lẩn mạ lỵ trong nhiều thập niên qua trên truyền thông gia nô của đảng và nơi các bài viết của các thiến sĩ sử học đỏ. Bài viết này của chúng tôi sẽ giới thiệu nhiều về bản hiến pháp đầu tiên của nền Cộng Hòa đệ nhất, do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Một bản hiến pháp nhân bản mang tính dân chủ tự do, rất văn minh, hợp với xu hướng thời đại. Được Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực rất kính nể.
Đây là góc nhìn của Hậu Duệ VNCH, nằm ngoài những dư luận tốt xấu có trước và sau thời điểm 1975, đã chỉ trích một chiều không có những chứng liệu cụ thể mang tính thuyết phục về chính thể VNCH, nhằm tiếp tay với cộng sản để tuyên truyền xuyên tạc cố tình che lấp đi sự thành công trong việc xây dựng một xã hội nhân bản tốt đẹp của VNCH và phủ nhận đi công ơn khó nhọc lúc đầu dựng nước của hai anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu.
TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP NƯỚC VNCH
Theo tự điển Hán Việt của học giả Đào Duy Anh, Cộng Hòa (Republic): Cộng đồng, dân chúng) hàm chứa ý nghĩa như là nền tảng cho một chế độ dân chủ tự do, “Chế độ Cộng Hòa” (Repubican Regime) với “Chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân”. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm được coi là người khai sáng nền Cộng Hòa tại miền nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mau và các hòn đảo ngoài khơi biển đông, trong đó bao gồm hai quàn đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sử liệu cận đại Việt Nam ghi nhận các sự kiện sau đây: ngày 7 tháng 7 năm 1954, chí sĩ Ngô Đình Diệm đang sống ở hải ngọai đã về nước chấp chính theo lời mời của Vua Bảo Đại trong vị trí là Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam, để xây dựng một quốc gia, chống cộng, chống thực dân và phong kiến để bảo vệ tổ quốc (Trích hồi ký của cựu hòang Bảo Đại ).
Theo nhu cầu chính trị thời đại được thiết lập ở nhiều nước trên thế giới vào thời điểm đó, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và một số đoàn thể chính trị quốc gia đi tới quyết định đồng thuận là không thể duy trì tiếp tục thể chế quân chủ của triều Nguyễn Bảo Đại. Được sự hậu thuẫn của 18 đòan thể chính trị (Hội Đồng Cách Mạng Quốc gia), họp tại Dinh Độc Lập đã quyết định thiết lập chế độ Cộng Hòa, cho phù hợp ý nguyện của quốc dân.
Quốc dân miền nam đã tín nhiệm Thủ Tướng Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống đầu tiên cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955. Quốc dân miền nam đã đồng thuận việc truất phế vua Bảo Đại để chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến đã kéo dài hơn 2000 năm trên đất nước ta.
Một nhà nước Việt Nam Cộng hòa được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 ở miền Nam Việt Nam. Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là Quốc trưởng Bảo Đại Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy bị truất phế và chính thể Quốc gia Việt Nam bị giải tán. Thay vào, đó thủ tướng Ngô Đình Diệm, được dân tín nhiệm đã đứng ra lãnh đạo và khai sáng nền cộng hòa cho miền nam VN..
Để có căn bản pháp lý dùng điều hành trong những ngày đầu lập quốc, ngày 26-10-1955 Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ban hành Hiến Ước Tạm Thời Số 1, và ngày 23 tháng 1 năm 1956 đã ký ban hành Dụ Số 8 thành lập Quốc Hội Lập Hiến để thiết lập nền tảng chính trị đầu tiên cho miền nam VN.
Dựa trên các văn kiện pháp lý hành chánh tạm thời này, nhân dân Miền Nam lần đầu tiên được cầm lá phiếu đi bầu chọn người đại diện cho mình trong tư cách là một công dân một nước độc lập, vào Quốc Hội Lập Hiến để thay mặt mình sọan thảo ra một bản hiến pháp mang tính dân chủ tự do. Người dân miền nam VN cùng với chính quyền mới đã bắt tay nhau để xây dựng một thể chế chính trị mới và cho ra đời nước Cộng Hòa.
Một Quốc hội lập hiến được bầu lên vào 04/03/1956 gồm 123 đại biểu để soạn thảo ra bản Hiến pháp đầu tiên của nền cộng hòa ở miền nam Việt Nam, làm cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của thể chế này. “Tỷ lệ số cử tri đi bầu là khoảng 80% với 405 ứng cử viên tham gia. Sau nhiều lần hội ý giữa Quốc hội và Tổng thống, bản Hiến pháp sau đó được ban hành ngày 26 tháng 10 năm 1956”.
Các vị đại diện dân được trúng cử vào Quốc Hội tân lập, đã làm việc ròng rã 9 tháng, để hòan thành bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa và ngày 26 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ký ban hành bản hiến pháp đầu tiên, đấp nền cho việc thíêt lập các định chế quốc gia, với tam quyền phân lập và cơ cấu của một chính quyền cộng hòa với chủ quyền quốc gia thực sự thuộc về tòan dân.
Bản Hiến pháp này được ban hành vào 26/10/1956, tức một năm sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức được thành lập, với ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống. Quốc hội lập hiến lập ra ngày 04/03/1956 trở thành Quốc hội lập pháp đầu tiên của nền Đệ nhất Cộng hòa , là một Quốc hội đơn viện.
Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 26-10-1956 được sọan thảo dựa trên hai nền tảng triết lý và chính trị. Nền tảng triết lý là triết học duy tâm, lấy con nguời là trung tâm, là chủ thể xã hội và là đối tuợng phục vụ của xã hội. Cốt lỏi trong việc chống cộng sản và xây dựng đất nước là "chủ nghĩa nhân vị", dựa vào học thuyết đó để thiệt lập chế độ cộng hòa với chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân. Quốc dân có đầy đũ các quyền tự do dân chủ, dân sinh và nhân quyền được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối.
Những nhà lập hiến Việt Nam CH đã chọn chủ nghĩa Nhân Vị của tác giả Ngô Đình Nhu để làm nền tảng chính trị cho thể chế Cộng Hòa của miền nam để làm đối trọng với Chủ nghĩa Mác Lênin về mặt ý thức hệ. Như vậy miền nam với thể chế Cộng Hòa và “Nhân vị chủ nghĩa” là nền tảng chính trị rường cột của xã hội miền nam tự do dân chủ từ 1955 đến 30.4.1975, trong việc lập quốc và kiến quốc. Nguồn: http://lybichthuy.blogspot.com/2019/11/ng-uoi-kien-truc-su-nen-t-ang-chinh-tri.html
Chủ thuyết nhân vị đã đuợc ghi trong phần “Mở Đầu” của Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa ngày 26-10-1956 như sau:
“ Tin tuởng ở sự truờng tồn của nền văn minh Việt Nam, cần có trên nền tảng duy linh mà tòan dân đều có nhiệm vụ phát huy;
“ Tin tuởng ở giá trị siêu việt của con nguời mà sự phát triển tự do. Điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi họat động quốc gia. . .”.
Nội dung Bản Hiến Pháp này, ngòai phần “Mở Đầu”, gồm 10 Thiên và 98 Điều thể hiện rõ Nguyên tắc phân quyền: Thiên thứ nhất quy định những “Điều khỏan căn bản”; Thiên Thứ Hai: “Quyền lợi và Nhiệm vụ nguời dân”; Thiên thứ ba:“Tổng Thống”; Thiên thứ tư: “Quốc Hội”; Thiên thứ năm “Thẩm Phán”; Thiên Thứ sáu “Đặc biệt Pháp Viện”; Thiên Thứ Bẩy “Hội Đồng Kinh Tế Quốc gia”; Thiên thứ tám “Viện Bảo Hiến”; Thiên Thứ Chín “Sửa Đổi Hiến Pháp” và Thiên Thứ muời “Các Điều Khỏan Chung”. Xem toàn văn bản Hiến Pháp 1956 bằng tiếng Việt nơi đường link: http://www.vietnamvanhien.org/HienPhapVIETNAMCONGHOA1956.pdf
Trong thời Đệ nhất Cộng Hòa cũng có một số đạo luật khá đặc biệt và đáng ghi nhận nhất là:
- Luật Bảo vệ Gia đình: Do dân biểu Trần Lệ Xuân đề xướng được ban hành vào tháng 5-1958. Theo đó thì vợ chồng khi đã lập hôn thú thì hôn nhân đó không thể bị hủy bỏ, trừ khi chính Tổng thống cứu xét và cho phép. Vì vậy, luật này người dân thường gọi là "luật cấm ly dị". Đạo luật này đã gây bất mản nơi một số tướng và các công chức cao cấp mang tư tưởng phong kiến về việc có nhiều vợ bé, vợ nhỏ vào thời đó.
- Luật Bảo vệ Luân lý: Ban hành vào tháng 6-1962, cấm một số việc như: chọi gà, đánh bạc, đấu quyền Anh, ngừa thai, phá thai, nghề mại dâm và cả khiêu vũ ... Điều cấm khiêu vũ gây nhiều chú ý, vì là luật của một quốc gia độc lập tự chủ nên có không phân biệt người Ngoại quốc hay công dân VN và được báo chí Tây phương loan tải rộng rãi nên còn được giới bình dân gọi là "luật cấm nhảy đầm".
Những đạo luật này đã thay đổi được bộ mặt xã hội miền nam đang trong buổi giao thời giửa phong kiến và nếp sống văn minh.
Dù vậy! bộ mặt xã hội thời kỳ này cũng rất đa dạng, phong phú với nhiều ấn phẩm diễn đạt nhiều luồng tư tưởng luồng tư tưởng và những loại văn hóa mới như các tạp chí: Sáng tạo, Văn hóa Ngày Nay, Bách khoa, Hiện đại, Nhân loại và Văn học ra đời. Các tờ báo: Chính luận, Tự do, Ngôn luận, Sống và Xây dựng … là những nhật báo chú trọng đến những tin chính trị và thời sự. Bộ mặt tự do báo chí, ngôn luận ... đã bắt đầu nở hoa nơi xã hội miền nam góp phần trong việc làm trong sạch hàng ngũ lãnh đạo và lôi đầu các quan tham nhũng ra ánh sáng để luật pháp trừng trị.
Ta người nông thôn quen sương gió góp gian lao lo được mùa mong cầu (cho đời đời vui)
Nhờ tình quân dân gây bao niềm thương ấm cúng
Non sông đón bình minh (non sông đón bình minh)
Gắng lên với ngày này ta cùng tưới đồng xanh rồi sống no lành
Đây quê hương thân yêu miền Nam
Nắng lên huy hoàng đẹp mùa vui sang
Đây quê hương nắng đẹp miền Nam
XEM THÊM:
1. TÍNH NHÂN BẢN VÀ DÂN CHỦ TRONG HIẾN PHÁP VNCH 1956 & 1967
http://vothilinh.blogspot.com/2018/10/t-inh-nh-b-va-dan-chu-trong-hi-en-phap.html
2. CÁC MÙA BẦU CỬ TỰ DO TRƯỚC 1975 TRONG CHÍNH THỂ VNCH
http://vothilinh.blogspot.com/2020/07/mua-bau-cu-tu-do-truoc-1975-trong-chinh.html
3.CHÍNH THỂ VIỆT NAM CỘNG HOÀ
http://vothilinh.blogspot.com/2018/10/ch-inh-vi-et-nam-co-ng-hoa-la-hau-due.html
4. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐỆ NHẤT VÀ ĐỆ NHỊ VNCH
http://vothilinh.blogspot.com/2019/08/he-thong-chinh-tri-cua-e-nhat-va-e-nhi.html
5. VÌ SAO HẬU DUỆ VNCH LUÔN HẢNH DIỆN VỚI HAI NỀN ĐỆ NHẤT VÀ ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ?
http://lybichthuy.blogspot.com/2020/03/vi-sao-hau-due-vnch-luon-hanh-dien-voi.html
Biên khảo chính trị từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 14.10.2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét