CHƯƠNG TRÌNH HẠT NHÂN CỦA IRAN THỰC SỰ ĐÃ BỊ PHÁ HỦY ĐẾN MỨC ĐỘ NÀO ?
Bài viết của tác giả Shabnam von Hein đăng trên DW: Theo các chuyên gia, chương trình hạt nhân của Iran vẫn hoạt động mặc dù có những vụ đánh bom lớn. Teheran từ chối thanh tra và Washington đang đe dọa các cuộc tấn công mới.
Vào ngày 28 tháng 6, Rafael Grossi, giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tuyên bố rằng Iran có thể tiếp tục làm giàu Uranium "trong vòng vài tháng" hoặc thậm chí nhanh hơn bằng cách xử dụng nhiều chuỗi máy ly tâm chưa bị phá hủy. Điều này trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã tuyên bố rằng các cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến chương trình này bị chậm lại "hàng thập niên".
Là một phần của "Chiến dịch Midnight Hammer", Hoa Kỳ đã némi tổng cộng 14 quả bom GBU-57 phá Bunker, mỗi quả nặng 13.600 kg và 30 hỏa tiễn hành trình Tomahawk vào ngày 22 tháng 6. Các mục tiêu là ba cơ sở hạt nhân quan trọng ở Fordow, Isfahan và Natanz. Những quả bom xử dụng được chế tạo để đưa một lượng lớn chất nổ sâu vào lòng đất, phá hủy ngay cả những công trình ngầm kiên cố.
Theo Jeffrey Lewis, một chuyên gia kiểm soát vũ khí tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, các cơ sở bị tấn công đã bị hư hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông cũng chơ biết, nhiều cơ sở vẫn không bị hư hại. "Theo tôi, nhiều tranh cãi nảy xuất hiện từ thực tế là nhiều, cơ sở không bị tấn công", Lewis nói với DW.
Câu hỏi về nơi ở của 400 kg Uranium làm giàu tới 60% đặc biệt quan trọng: "Hầu hết chúng không ở Fordow", ông giải thích. Nhiều người không hiểu đầy đủ về cách thức tổ chức chương trình hạt nhân của Iran. "Uranium được làm giàu và lưu trữ tại Fordow, nhưng phần lớn sau đó được vận chuyển đến một địa điểm khác gần Isfahan".
Liên quan đến việc đánh giá thiệt hại tại Fordow và câu hỏi về cách đánh giá thành công của các cuộc tấn công mà không có thanh tra, Lewis bày tỏ sự thận trọng: "Quân đội Hoa Kỳ đang làm việc với một mô hình cơ sở cho phép dự đoán. Nhưng mô hình đó có thể đúng hoặc sai. Sẽ rất khó để tìm ra điều gì đã xảy ra tại Fordow trước khi có người thực sự vào đó".
Kiểm soát trở nên khó khăn hơn
Về phần mình, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố rằng ông không tin rằng Iran đã di dời kho dự trữ của mình khỏi các cơ sở trước các cuộc tấn công. "Điều đó rất khó khăn và chúng tôi đã đưa ra rất ít cảnh báo", tổng thống nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào cuối tuần.
Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio đã yêu cầu các thanh tra của IAEA đến thăm để đánh giá tình hình. Bản thân Tổng giám đốc IAEA Grossi đã yêu cầu được đến thanh tra các cơ sở bị hư hại sau các cuộc tấn công để xác minh kho dự trữ Uranium đã làm giàu. Cho đến nay, chính phủ Iran vẫn từ chối việc này. Quốc hội tại Teheran cũng đã bỏ phiếu đình chỉ hợp tác với IAEA sau khi cơ quan này không chính thức lên án các cuộc tấn công của Israel và Hoa Kỳ.
"Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran đã đình chỉ hợp tác với IAEA cho đến khi sự an toàn của các cơ sở hạt nhân của chúng tôi được bảo đảm, Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf tuyên bố trên truyền hình nhà nước vào ngày 26 tháng 6.
Điều này khiến việc trhanh tra chương trình hạt nhân của Iran trở nên khó khăn hơn đáng kể đối với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, nhà khoa học chính trị Hamid Reza Azizi thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế và An ninh (SWP) của Đức tại Berlin cho biết. Chuyên gia này cho biết, ngay cả sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào năm 2018, Iran đã bắt đầu "giảm dần các cam kết của mình".
Theo Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), Iran có trách nhiệm phải báo cáo minh bạch mọi hoạt động hạt nhân cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, kể từ năm 2019, bức tranh về các hoạt động của Iran của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ngày càng trở nên mờ nhạt.
"Với cuộc tấn công quân sự, họ đã phải chịu thiệt hại thực sự đáng kể, nhưng họ cũng thừa nhận rằng họ có thể sống sót sau cuộc tấn công đó", chuyên gia Lewis lo ngại.
Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã lên án các cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân của Iran và mô tả chúng phần lớn là không hiệu quả: "Họ không thể đạt được bất kỳ điều gì đáng kể". Các phương tiện truyền thông nhà nước và chính trị gia Iran thừa nhận rằng đã gây ra thiệt hại, nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng không có hậu quả thảm khốc nào.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào thứ Sáu 27/6 rằng ông sẽ "không nghi ngờ gì nữa" tấn công lại đất nước này nếu tình báo kết luận rằng Iran có thể làm giàu Uranium ở mức đáng lo ngại.
Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 1 Juli 2025
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét