Powered By Blogger

 ĐỒNG EURO ĐẠT MỨC CAO KỶ LỤC SO VỚI ĐỒNG ĐÔ LA

Theo tạp chí Manager:  Đồng Euro chưa bao giờ có giá trị thực tế cao như hiện nay. Nhưng để chúng ta có thể chi trả cho một đồng tiền mạnh như vậy, rất nhiều điều cần phải xảy ra. Thuế quan cao của Mỹ cộng với sự tăng giá của đồng Euro là một đòn giáng kép đối với Âu châu .

Đồng Euro đã có một vài tháng đầy biến động.

Kể từ khi Donald Trump (79t) nhậm chức, nước Mỹ không còn được coi là nơi trú ẩn an toàn, nơi các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới gửi gắm nguồn vốn thặng dư của họ. Với sự phẫn nộ ở Washington, nhiều nhà đầu tư quốc tế không còn hoàn toàn thoải mái với Hoa Kỳ. Qua đó, đồng tiền của Âu châu đã tăng giá 14% so với đồng Đô la.

Đồng Euro là một lựa chọn để thay thế gần nhất cho một đồng tiền thay thế trên toàn thế giới. Về mặt này, sức mạnh của đồng Euro chỉ mang tính tương đối, trước sự yếu kém của đồng Đô la.

Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Đồng Euro cũng tăng giá so với đồng yên của Nhật, đô la Úc và nhân dân tệ Trung Quốc, cũng như so với bảng Anh, Zloty của Ba Lan, đồng Rupee Ấn Độ và Lira Thổ Nhĩ Kỳ. Tính trung bình, đồng Euro mạnh hơn bao giờ hết: tỷ giá hối đoái "thực tế" đã đạt mức cao nhất của mọi thời đại. Con số này cao hơn gần 30% so với thời điểm bắt đầu liên minh tiền tệ 26 năm trước. Đồng tiền của Âu châu  đã mạnh lên không chỉ so với đồng đô la mà còn cả về giá trị tuyệt đối.

Người ta có thể tự hỏi làm sao điều này lại xảy ra. Trong khi nền kinh tế khu vực đồng Euro gần như không tăng trưởng, xã hội đang già hóa nhanh chóng và nợ chính phủ tiếp tục tăng ở mức cao, như Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa tính toán lại, đồng Euro đang ngày càng mạnh hơn.

Có ba câu hỏi được đặt ra:

1. Liệu các nhà giao dịch tiền tệ đang phóng đại hay họ chỉ đơn giản là nhận ra những diễn biến sớm hơn các bên khác?

2. Liệu chúng ta có đủ khả năng chi trả cho một đồng Euro mạnh, hay sự tăng giá sẽ bóp nghẹt hoàn toàn nền kinh tế?

3. Và dù sao đi nữa: Tại sao người châu chúng ta lại không tự hào về sức mạnh đồng tiền của mình ?  Âu châu, giống như đồng Mark Đức ngày càng mạnh hơn đã từng là nguồn tự bảo đảm quốc gia cho người Tây Đức?

Thị trường tài chính đang dự đoán một tương lai tốt đẹp hơn cho Âu châu , và đặc biệt là nước Đức, hơn những gì chúng ta tin tưởng. Trong khi các cuộc khảo sát về kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp, cũng như dự báo của các nhà nghiên cứu kinh tế, tiếp tục vẽ nên một bức tranh khá ảm đạm, thì các nhà đầu tư quốc tế rõ ràng đang nhìn thấy rất nhiều hy vọng tươi sáng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này là thật hay chỉ là ảo tưởng?.

Việc thị trường ngoại hối có nhiều khả năng nhận ra tiềm năng của Âu châu, chủ yếu liên quan đến Đức: Các nhà đầu tư và nhà phân tích coi chính sách tài khóa mới, trong đó tiền được chi cho quốc phòng và cơ sở hạ tầng mà không hề bị hạn chế, là một dấu hiệu của sự thay đổi thực sự. Rõ ràng, các chi tiết vẫn chưa được tiết lộ, chẳng hạn như việc chính phủ vẫn đang tiếp tục các chính sách xã hội làm suy yếu việc làm trong những thập niên gần đây, hoặc việc Đức không tạo điều kiện thuận lợi cho những người nhập cư có trình độ cao, như các cuộc khảo sát cho thấy.

Nhưng ai mà biết được, một số điều vẫn có thể chuyển biến tích cực trong những lĩnh vực này.

Ít nhất thì ban lãnh đạo hiện tại ở Brüssels, Frankfurt, Paris và Berlin có vẻ tương đối đáng tin cậy: những người phụ nữ và đàn ông nghiêm chỉnh, họ dường như sẵn sàng và có khả năng làm cho Âu hâu mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn và có nhiều năng suất hơn. Nhóm LLMM (von der Leyen, Lagarde, Macron, Merz) tạo nên sự tương phản đáng tin cậy với những diễn biến đang diễn ra ở Washington.

Lý trí Tương đối ngự trị ở Châu Âu

Trong khi chính quyền Trump 2.0 đang ca ngợi sự hỗn loạn chính phủ gây chú ý,  bao gồm những diễn biến hàng ngày trong cuộc chiến thương mại và các mối đe dọa nhắm vào ngân hàng trung ương, thì lý trí tương đối lại ngự trị ở Âu Châu Âu. Ngay cả khi điều đó thường đồng nghĩa với việc chờ đợi một sự đồng thuận rộng rãi và làm rõ tất cả các rủi ro và cuối cùng là đứng yên.

Tại sao tất cả số tiền này không được đầu tư vào đây?

Một thước đo quan trọng ở đây là cán cân tài khoản vãng lai. Nghe có vẻ phức tạp và mang tính kỹ thuật. Nói một cách đại khái, nó thể hiện thặng dư xuất cảng của một nền kinh tế. Tuy nhiên, hình ảnh phản chiếu của thặng dư là sự thâm hụt dòng vốn. Điều này không gây hại ngay lập tức, nhưng sẽ gây hại về lâu dài. Chúng ta đang trải qua điều này ngay lúc này.

Lượng tiết kiệm dư thừa từ các công ty và người dân chảy ra nước ngoài. Do đó, những nguồn vốn này không có sẵn cho đầu tư và tiêu dùng trong nước. Con số này thực sự đáng kinh ngạc. Khu vực đồng Euro có thặng dư tài khoản vãng lai hơn 350 tỷ euro mỗi năm. Đức đóng góp phần lớn nhất.

Điều này không bình thường. Thặng dư lớn thực sự nên được bù đắp bằng việc tăng giá đồng tiền. Người dân Đức đã trải qua điều này hết lần này đến lần khác, kể từ những năm 1950: Khi đó, đồng Mark Đức ngày càng mạnh đã kiểm soát được thặng dư xuất cảng và dần dần nâng cao mức sống của người dân.

T đó, đồng Euro ngày càng mạnh, giờ đây có thể góp phần tăng đầu tư vào đất nước chúng ta, từ đó tăng năng suất và thu nhập thực tế. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một loạt các cải cách đi kèm: một thị trường vốn Âu châu thống nhất, nơi các công ty đang phát triển và đổi mới có thể tự tài trợ; các điều kiện tốt hơn và nhiều nguồn tài trợ hơn cho giáo dục và nghiên cứu; hoàn thiện thị trường nội bộ EU, và nhiều hơn nữa.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 14 Juli 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét