Powered By Blogger

 KHÔNG PHẢI TRUMP MUỐN LÀ MỌI NGƯỜI PHẢI NGHE THEO - EU TỪ CHỐI CHI TRẢ RIÊNG VỀ VŨ KHÍ GIU!P UKRAINE.

Trưởng ban Chính sách Đối ngoại EU Kaja Kallas đã phản bác tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Âu châu nên tự chi trả cho việc cung cấp vũ khí mới cho Ukraine. Kallas hoan nghênh việc chuyển giao thêm hỏa tiễn Patriot cho Ukraine, nhưng cho biết rằng Hoa Kỳ nên đóng góp phần tài trợ của mình. "Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Trump về việc gửi thêm vũ khí cho Ukraine, mặc dù chúng tôi muốn Hoa Kỳ chia sẻ gánh nặng", Kallas phát biểu hôm thứ Ba 15/7 tại một cuộc họp báo sau cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao EU tại Brüssels. "

Nếu chúng tôi chi trả cho những vũ khí này, đó là sự ủng hộ của chúng tôi." Kallas cho biết bà muốn có một thỏa thuận chia sẻ chi phí cho các vũ khí mới: "Lời kêu gọi của chúng tôi là tất cả mọi người nên làm như vậy." Về việc hợp tác chống lại Nga, Kallas cho biết nếu Mỹ và Âu châu hợp tác, cả hai có thể gây áp lực buộc Tổng thống Nga Wladimir Putin "phải đàm phán nghiêm túc".

Cuộc tranh luận về việc chia sẻ gánh nặng trong cuộc chiến tranh Ukraine được khơi mào bởi một đề ngh mới từ Tổng thống Mỹ. Hôm thứ Hai 14/7, Donald Trump đã trình bày một mô hình mà theo đó các đối tác NATO sẽ tài trợ cho việc mua hệ thống phòng không Patriot và các vũ khí khác cho Ukraine. Theo Trump, số vũ khí mà ông ước tính trị giá "hàng tỷ đô la", sẽ được sản xuất bởi các công ty vũ khí Mỹ và được chi trả độc quyền bởi các nước Âu châu.

Thông báo này được đưa ra trong cuộc gặp với Tổng Thư ký NATO Mark Rutte tại Phòng Bầu dục, người đã hứa sẽ được các nước Âu châu chi trả. Ông Rutte cho biết Đức, Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển đã có những cam kết cụ thể. Ông Rutte ca ngợi Trump và nói rằng Mỹ là cảnh sát thế giới với quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Các nước châu Âu giờ đây sẽ tăng cường nỗ lực, theo yêu cầu của Trump.

Pháp không tham gia

Theo tạp chí Politico của Mỹ, Pháp đã từ chối tham gia mua vũ khí Mỹ cho Ukraine. Các nguồn tin của Politico cho biết chính phủ nước này thay vào đó muốn tập trung vào việc tăng ngân sách quốc phòng của mình. Tổng thống Emmanuel Macron đã hứa vào cuối tuần trước sẽ tăng ngân sách này gần gấp đôi so với năm 2017 vào năm 2027. Trong những tháng gần đây, Pháp đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, được tài trợ thông qua các quỹ đặc biệt của EU và cái gọi là "Liên minh Tự nguyện". Pháp coi chiến lược của mình là một phần trong nỗ lực củng cố ngành kỹ ngh vũ khí Âu châu.

Một trở ngại đối với đường lối thống nhất của EU là sự cạnh tranh giữa Mỹ và Pháp trên thị trường vũ khí thế giới đang phát triển. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm nhận thấy trong báo cáo gần đây rằng Paris đã mở rộng đáng kể vị thế thị trường và hiện chỉ đứng sau Mỹ trên thị trường vũ khí quốc tế với 9,6% thị phần.

Sự cạnh tranh giữa Paris và Washington

Sự cạnh tranh giữa Washington và Paris đã có lịch sử lâu dài: Năm 2021, Úc đã hủy bỏ hợp đồng trị giá 66 tỷ đô la với công ty Naval Group của Pháp, trước đây là DCNS. Thỏa thuận ban đầu là đóng 12 tàu ngầm thông thường Shortfin Barracuda, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo thủy thủ đoàn trong hơn năm thập kỷ. Úc biện minh cho việc rút lui bằng cách lập luận rằng họ sẽ hợp tác với Hoa Kỳ và Anh trong khuôn khổ liên minh an ninh AUKUS mới. Kết quả là, Úc đã mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ.

Cộng hòa Tiệp Khắc, Ungarn và Ý từ chối

Cộng hòa Tiệp Khác, quốc gia có các cơ sở sản xuất riêng, cũng đã bày tỏ sự phản đối: Theo Politico, Thủ tướng Tiệp Khắc Petr Fiala tuyên bố rằng đất nước ông sẽ không tham gia vào dự án do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố nhằm mua vũ khí Mỹ cho Ukraine thông qua NATO. Thủ tướng Tiệp Khắc tuyên bố rằng đất nước ông sẽ hỗ trợ theo những cách khác và đang tập trung vào sáng kiến đạn dược của riêng mình: "Tiệp Khắc đang tập trung vào các dự án và cơ hội khác để hỗ trợ Ukraine, chẳng hạn như sáng kiến đạn dược. Do đó, hiện tại chúng tôi không xem xét việc tham gia vào dự án này", ông giải thích.

Bộ trưởng Ngoại giao Ungarn Peter Szijjarto tuyên bố rằng Budapest không có ý định tham gia vào việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine. Hòa Lan vẫn giữ im lặng và cho biết sẽ xem xét đề ngh này.

Nhật báo La Stampa của Ý hôm thứ Ba 15/7 đưa tin, trích dẫn các nguồn tin chính phủ tại Rome: Ý không có kế hoạch mua bất kỳ vũ khí mới nào từ Mỹ để chuyển giao cho Ukraine. Tờ báo này cho biết ngân sách của Ý hầu như không có chỗ cho các hoạt động như vậy là lý do chính. Vũ khí duy nhất mà Ý sẽ mua của Mỹ trong mười năm tới là một số máy bay chiến đấu F-35 để sử dụng riêng.

Hậu quả của thuế quan?

Hiện chưa rõ liệu chính phủ Mỹ có tính đến thái độ do dự của các quốc gia EU trong các cuộc đàm phán về thuế quan hay không ?. Trump đã không đề cập đến EU vào thứ Tư 16/7 khi được các phóng viên tại White House hỏi liệu có bất kỳ thỏa thuận thuế quan mới nào hay không?. Ông đã đề cập chi tiết đến Indonesien, nơi Hoa Kỳ được cho là đã được cấp quyền khai thác các mỏ đồng. Indonesien được cho là đã trả 19% lượng hàng nhập cảng vào Mỹ. Trump nói rằng những lá thư được gửi đi chính là "thỏa thuận". Theo các lá thư, EU được cho là sẽ phải trả 30% thuế quan.

Vũ Thái An, người lính VNCH ngày 17 Juli 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét