Powered By Blogger
LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ VNCH
43 năm nhìn lại để thương tiếc và chúng ta cần vinh danh sự oai hùng của nền Túc Cầu VNCH, so với sự xuống dốc thê thảm của nền bóng đá thời cộng sản ngày nay, thể thao có liên quan tới chính trị không ? dạ xin thưa là CÓ. Cộng sản và những kẻ có dã tâm, chúng lúc nào cũng tìm đủ mọi cách để giấu nhẹm hết những việc làm rạng danh dưới thời VNCH, trong đó có lãnh vực thể thao, cho tới ngày hôm nay, chúng không bao giờ cho thế hệ trẻ và những người đang sống ở cái XHCN này biết rằng: trước 1975 miền nam Việt Nam đã làm cho hầu hết các nước ở khu vực Á Châu rất ngưỡng mộ và khâm phục chúng ta về môn thể thao này, đó là hành động chính trị, một hành động đê tiện và bạc nhược chúng ta cần phải lên án, bởi vì với cộng sản cái gì của VNCH đều là xấu đều là không tốt, dân tộc chúng ta thật là bất hạnh, và ánh sáng của bầu trời VN sẽ không bao giờ sáng, nếu vẫn bị cộng sản xỏ mũi trâu dẫn dắt, hay khi đói được chúng quẳng cho miếng xương như chó gặm, thì còn lâu chúng ta mới thấy được ánh sáng dưới bầu trời này..........
Tôi xin dừng tại đây vì bài viết này chủ yếu tập chung vào nền Túc Cầu dưới thời VNCH (miền Nam Việt Nam)
Tại miền Nam Việt Nam, vào cuối thập kỷ 1950, đội bóng của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã trở thành một trong 4 cường quốc bóng tròn châu Á (có 10 đội tham dự), khi lọt vào vòng chung kết giải Vô địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Israel, Trung Hoa (do Hồng Kông đại diện).
Năm 1954, đội Ngôi sao Gia Định giải tán, nhóm cầu thủ về đầu quân cho AJS (Association de la Jeunesse Sportive), hoặc đội Cảnh Sát.
Đội bóng của VNCH đã đoạt chiếc huy chương vàng bộ môn bóng đá tại SEA Games 1959 và dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên Karl-Heinz Weigang người Đức, đã đoạt Cúp Merdeka lần thứ 10 do Malaysia tổ chức năm 1966.
Đội AJS, đội Cảnh Sát, đội Tổng Tham mưu (của Quân lực Việt Nam Cộng hòa) và đội Quan Thuế luân phiên thống trị bóng đá miền Nam cho đến năm 1975.
Giải vô địch thế giới
Năm 1974: Vòng loại cho Giải thế giới, khu vực châu Á
VNCH - Hàn Quốc: 0-4
VNCH - Hồng Kông: 0-1
VNCH - Thái Lan: 1-0

(năm này là năm cuối cùng của miền nam VN về thể thao, chúng ta phải lo đối phó với giặc thù cộng sản, có lẽ vì thế mà chúng ta ta không dốc hết tâm để thi đấu cho giải này, đó cũng là nỗi bất hạnh của dân tộc VN)
Việt Nam Cộng hòa tại Olympic Melbourne Australia 1956

Thế vận hội

Năm 1963: Vòng loại cho Thế vận hội Tokyo 1964
VNCH - Israel: 0-1 (tại Sài Gòn)
Israel - VNCH: 0-2 (tại Tel Aviv)
Hàn Quốc - VNCH: 3-0 (tại (Seoul)
VNCH - Hàn Quốc: 2-2 (tại Sài Gòn)

Năm 1968: Vòng loại cho Thế vận hội México 1968
VNCH - Philippines: 10-0
VNCH - Đài Loan: 3-0
VNCH - Liban: 1-1
Nhật Bản - VNCH: 1-0
Hàn Quốc - VNCH: 3-0
Giải vô địch châu Á

Lần 1: năm 1956 (tại Hồng Kông), VNCH chỉ cần thắng Malaysia để vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết:[1]
VNCH - Israel: 1-2
VNCH - Hồng Kông: 2-2
VNCH - Hàn Quốc: 3-5
VNCH xếp hạng 4


Lần 2: năm 1960 (tại Hàn Quốc), VNCH đứng đầu bảng ở vòng loại, tại vòng chung kết:[2]
VNCH - Hàn Quốc: 1-5
VNCH - Đài Loan: 0-2
VNCH - Israel: 1-5
VNCH xếp hạng 4
Á vận hội (ASIAD)

Kỳ I: năm 1951, (tại New Delhi), VNCH không tham dự
Kỳ II: năm 1954, (tại Manila), VNCH không vượt qua vòng loại:
VNCH - Philippines: 3-2
VNCH - Hồng Kông: 1-2
Kỳ III: năm 1958, (tại Tokyo)
VNCH - Pakistan: 1-1
VNCH - Malaysia: 6-1

Kỳ IV: năm 1962, (tại Jakarta), VNCH đứng thứ 4
VNCH - Ấn Độ: 2-3 (ở trận bán kết)
VNCH - Malaysia: 1-4 (ở trận tranh huy chương đồng)
Kỳ V: 1966, (tại Băng Cốc), VNCH không vượt qua vòng loại
Kỳ VI: 1970, (tại Băng Cốc), VNCH không vượt qua vòng loại
Cúp Merdeka

Cựu tuyễn thủ bóng đá VNCH

Cúp Merdeka do Malaysia tổ chức, thường mời một số đội mạnh châu Á nên có giá trị như một giải châu Á thu nhỏ.
Kỳ 10, năm 1966, 12 đội mạnh nhất Á Châu tham dự: VNCH đoạt cúp. Huấn luyện viên: Karl-Heinz Weigang (Đức).
SEA Games

Kỳ I: năm 1959, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương vàng
VNCH - Thái Lan: 3-1 (về nhất và đoạt cúp vô địch)
Kỳ II: 1961, (tại Rangoon), VNCH đoạt huy chương đồng (về hạng ba)
VNCH - Thái Lan: 0-0
VNCH - Lào: 7-0

Kỳ III: 1965, (tại Kuala Lumpur), VNCH đoạt huy chương đồng
VNCH - Singapore: 4-1 (về hạng ba)

Kỳ IV: năm 1967, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương bạc
VNCH - Miến Điện: 0-1 (về hạng nhì)

Kỳ V: năm 1969, (tại Rangoon), VNCH hoà Thái Lan, đoạt huy chương đồng (về hạng ba)
Kỳ VI: năm 1971, (tại Kuala Lumpur), VNCH hoà Thái Lan, huy chương đồng (về hạng ba)
Kỳ VII: năm 1973, (tại Singapore), VNCH đoạt huy chương bạc
VNCH - Miến Điện: 2-3 (về hạng nhì )

Kỳ VIII: năm 1975, (tại Bangkok), Việt Nam Cộng hòa không tham dự (nếu năm này mà VNCH còn có thể đoại cúp và vô địch Á Châu một lần nữa cũng không chừng, vì năm 1973 trong trận tranh chung kết đã đoạt được huy chương bạc về nhì)
Xin quí vị tìm hiểu thêm những link dưới đây, và hãy coi những video để xem coi những sự huy hoàng mà VNCH đã làm cho dân tộc VN chúng ta, mong lắm thay một ngày gần đây dân tộc VN cũng giống như VNCH năm xưa.
Theo Tho Nguyen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét