Powered By Blogger
TẢN MẠN VỀ MỘT LOÀI HOA CÓ TÊN LÀ MAI
"Trước Tết Mai là hoa
Sau tết Mai là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi
Nâng niu Mai chẳng mừng
Hất hủi Mai không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi."
(không rõ tác gỉa)


Hoa mai được người Việt chưng trong những ngày Tết mang nhiều tên khoa học và dòng thảo mộc khác nhau như dòng Ochna, Eleaeocarpus, Discladium thuộc gia đình Ochnaceae.
Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang phú quý, mai còn là biểu tượng cho mai mắn trọn một năm mới. Với ý nghĩa đó, nên trong các gia đình ở miền nam nào cũng cố gắng trang trí một vài cây hoa mai nở rộ trong nhà với mong muốn bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc, tiền tài, công danh được nhiều hơn những năm qua.
Chữ mai, còn có nghĩa là buổi sáng sớm tinh sương, thường gọi là sớm mai, chỉ cho một ngày mới sau một đêm dài tăm tối. Từ cụm từ sớm mai, được ám chỉ cho một loài hoa nở vào đầu của một chu kỳ mới cho một năm, sáng sớm bắt đầu cho mùa xuân sau những ngày, tháng đứng im, rụng lá rồi tự nảy lộc, ra hoa nên còn gọi là hoa Mai.
Tên khoa học thường dùng cho hoa mai là Ochna harmandii, Ochna serrulata, Ochna integerrima, v.v. Theo từ nguyên Hy Lạp Ochna có nghĩa là trái lê rừng, ám chỉ hình dạng của hột của cây mai. Người Hoa Kỳ gọi mai là Mickey mouse plant vì màu đen bóng của hột hoa mai giống màu đen và đỏ của con chuột Mickey (hột đen, đài hoa đỏ). Người Trung Hoa gọi hoa mai là Jin Lian Mu (Kim Liên Mộc: cây sen vàng).
Cây mai không to và không cao. Chiều cao trung bình xê dịch từ 2 - 5m. Lá mỏng, cứng, có răng cưa nhuyễn màu xanh nhạt. Hoa 5 cánh màu vàng, nhụy màu vàng cam. Ong và bướm thích hút nhụy hoa mai. Chim thích ăn trái chín màu đen bóng dưới dạng hột. Mai là loại thảo mộc tăng trưởng rất chậm. Cành mai nhỏ nhắn, thanh nhã và rất dẻo.
Hoàng mai được người Việt chúng ta trân quí để chưng trong dịp tết nguyên đán vì màu vàng mang nhiều ý nghĩa, một biểu tượng tốt cho việc cầu phúc vào năm mới. Hoa mai có 05 cánh biểu tượng cho:
- 05 thành phần xã hội: Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh.
- Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
- Ngũ tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.


Truyền thuyết về Mai:
Tương truyền rằng: “Một ngày nọ trong tiết xuân, có ông nông dân thuộc dòng MA Tộc của Ma Xuân Trường, một tướng quân anh tài dưới đời Hùng Nghị Vương 17 ở Phú Thọ, vào triều Hùng Duệ Vương thứ 18 đương thời tại kinh đô Phú Thọ, xin dâng lên vua một cành cây xanh, ít lá trên đó có nhiều hoa vàng 5 cánh, thân nhỏ bằng đồng tiền. Sau những giây phút xem. Vua Hùng Duệ nói : “ đây là một loại cây nhưng, lại có hoa màu vàng, 5 cánh rất kỳ lạ chưa từng thấy, quý hóa lắm, có thể dâng lên bàn thờ tổ tiên, để cúng tế trong tiết xuân này”. Không quên, vua hỏi ông nông dân : “ Cây có hoa này, tên nó là gì ? Người nông dân vẫn cầm chặt cành hoa trong lòng tay, quỳ xuống thưa : “Kính thưa Hoàng Thượng, thứ dân hoàn toàn không biết “. Đức vua Hùng Duệ hỏi : “ Thứ dân tên họ gì ?” Dạ thưa Hoàng Thượng, thứ dân tên Ma Đình Mai”. Đức Hùng Duệ im lặng trong giây lát, liền nở nụ cười, nói: Được rồi, ta lấy tên MAI của nhà ngươi, đặt tên cho cây có hoa vàng 5 cánh này, là cây “Hoa Mai”, vì nhà ngươi đã có công tìm thấy nó ”. Từ đó cho đến ngày nay, trên bốn ngàn năm văn hiến, mà tên hoa Mai, chẳng những không bị mất, mà vẫn còn tiếp tục tồn tại trên đất mẹ Việt cứ mỗi độ xuân về, Tết đến nở trong tâm hồn dân tộc Việt, nơi bàn thờ Tổ tiên, phố xá thị thành, đâu đâu cũng đều có hoa Mai hiện hữu.
Cây Mai ở thuở ban đầu mới lên cây con, đều giống nhau là nhỏ bé, thân cứng như cây tâm tre dù cho mọc ở đâu. Sau đó thân cây mai sẽ biến dạng tùy vào mội trường sinh trưởng sẽ thay đổi toàn bộ. Có nghĩa là môi trường như thế nào, thân, cành, lá, hoa như thế đó : cao, thấp, to, nhỏ, èo ọt, sần sùi, nhẵn nhụi, nâu, xám, cành giòn, cành dai, lá dài, lá bầu, răng cưa, hoa vàng 5 cánh, 6 cánh dày, mỏng, vàng sậm, vàng nhạt, v.v… Từ đó hoa mai có tên:
Mai Sẻ, là mai ở vùng cát, gọi là Mai động, thân thẳng, cành nhỏ, hoa chi chít.
Mai Chủy, là mai mộc trong rừng, môi trường ẩm ướt thường xuyên trong 4 mùa, (mưa hè, thu, sương rơi đông xuân), nên chi hoa to, nở hoa thành chùm san sát nhau.
Mai Vĩnh Hảo, là mai luôn được có dòng nước ngầm chảy qua gốc rễ thân mai. Dòng nước đó có tên suối Vĩnh Hảo, được phất xuất từ trong núi, Nhờ đó mà những cây ở vùng Vĩnh Hảo; thân cao, to, lá bầu, hoa lớn gần bằng đồng tiền Tự Đức 4 lỗ, 5 cánh, 6 cánh, lâu tàn.
Mai Cà Ná, (Phan Rang), là xứ nắng đổ lửa, ít mưa. (Phan Rang lửa đốt trên trời, bao nhiêu than đỏ xuống đầu Phan Rang), làm cho thân mai nhỏ mà dai, dù èo ọt, hoa nhỏ, lá răng cưa, cành thì giòn…giai do đất trắng, cứng pha cát, và nắng nóng nhiều tháng trong năm, nhưng, sống được nhờ sương đêm. Có tên Mai Nam Bộ, là Mai có thân cao, cành to, lá lớn, hoa lớn nở vài lần trong năm, gọi là Mai tứ quý, do nước mát bốn mùa, v.v…Mai có rất nhiều loại khác nhau
Lá mai bám sát thân cây, thường trảy, (lảy) lặt lá khoảng Rằm tháng 10 âm lịch để hoa nở đúng vào dịp Tết. Phải biết cách lảy lá, lá liền lìa cành dễ dàng, bằng không, da Mai bị xước đi theo luôn với lá, làm đau lòng mai. Nói chung thân, cành, lá mai đều cứng do bản chất muôn đời như vậy.
Cây Mai, là loại cây như cây dẻ, cây sồi khi chưa có hoa, Nói về hoa, cây Mai là loài hoa quý, được người dân Việt ta đem dâng cúng lên bàn thờ Tổ tiên, ông bà vào dịp Tết và tế lễ Thánh Thần tại các Đình, Miếu vào tiết xuân (Tế xuân).
Mai có 3 loại : Mai vàng (huỳnh mai). Mai đỏ, hồng mai (Cây mộc qua) và trắng (bạch mai). 
Mai trắng được thấy tại tư gia của những người giàu có, quan quyền thường trồng nơi vách trước nhà. Bởi vì bạch Mai được xem là loài hoa quý. Quý ở chỗ; thân nó lớn, ít sần sùi như mai vàng, lá to, cành lớn, hoa trắng 5 cánh bầu tròn đều đặn, lớn hơn mai vàng cỡ chừng một ly. Do vì quý, cho nên không ai chặt một cành Mai trắng cắm vào bình để cúng tế, hay trưng bày nơi phòng khách. Chỉ để nguyên nơi vườn mà thưởng thức thôi. Mai trắng không thấy ở rừng núi, chỉ được thấy ở đồng bằng Cửu Long miền Nam.
Hoa Mai đỏ nở vào khoảng tháng 4 và tháng 5, mọc cùng lá non. Mai đỏ có khá nhiều lớp cánh dầy xếp chồng lên nhau trông giống hoa mai vàng thường thấy nhưng cụp hơn và đặc biệt là hoa có màu khác với mai vàng thường là màu đỏ cam tươi, nhưng có khi là màu trắng, hồng. Điều đặc biệt ở cây hoa mai đỏ là cây lâu tàn, hoa nở ban ngày và khép cánh lại vào ban đêm, ttừ lúc bắt đầu ra nụ tới khi hoa tàn cũng được khoảng 2 tháng, Thường hoa mai đỏ nở được tận 10 ngày
Mai vàng (Hoàng Mai) có khắp mọi nơi trên đất Việt; ở những nơi rừng rú, núi non…từ Yên Tử, Quảng Ninh, cho đến Khánh Hòa, Cao nguyên Trung Việt, xuống tận miền Nam. Nếu không nói rằng; hoa mai vàng là hoa của dân tộc Việt Nam, được thấy rất phổ biến nơi đình, chùa, tư gia các giới, đều ưa thích mai vàng. Có một vài chùa ở Bắc, trong Nam, ngoài Trung, hoa Mai vàng được trồng nơi hàng rào, sân chùa và kể cả trong những cái vại nhỏ ba chân, hay ở nơi góc tường rất lâu năm. Riêng Mai vàng trong những cái vại này, thân của chúng như thế nào; thấp, bành ra, sần sùi phần gốc, tròn dần lên ở phần thân, to bằng cây chuối con, cành to bằng cánh tay người lực sĩ, cong queo vô trật tự, uốn mình như rồng bay, phượng múa,… do ý muốn của người chủ tạo ra các hình thể dị biệt đó.
Nguyên Đán, thì những cây mai vàng kỳ cựu (cội mai già) này trong các Vại, nở đầy hoa, vàng rực chung quanh thân cây mai có những hình thù kỳ dị của chúng, trông rất đẹp mắt, được thấy tại các chùa và tư gia sành điệu chơi Mai. Họ trồng trước sân hay trong những cái vại to mầu gạch, chứ không có cội mai già trắng. Chính hai câu thơ sau cùng trong bốn câu của Thiền Sư Mãn Giác đời Trần sau đây : “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhứt chi mai”. (Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai), là cây hoa Mai vàng trước sân chùa.
Hoa Mai - cấp bậc của Sĩ quan QLVNCH:
Trước khi nói đến hai thứ bông mai vàng, trắng trên cầu vai, cổ áo, ngực của các cấp Sĩ quan : Úy, Tá nói riêng hai binh chủng Lục và Không quân VNCH từ Đệ I và II VNCH. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có cấp bậc riêng cho hai cấp Úy, Tá (Tiểu, Trung, Đại), đó là hoa Mai vàng và hoa Mai trắng cho Lục và Không quân. Cấp bậc binh chủng Hải quân không có hoa Mai, dùng hình ảnh mỏ neo (Anchor) làm cấp bậc. Lục quân (Bộ binh, BĐQ, Dù, TQLC, ĐPQ…) và Không quân. Cấp Úy : Một Mai vàng cấp Thiếu Úy, hai hoa Mai vàng cấp Trung Úy, ba hoa Mai vàng cấp Đại Úy. Cấp Tá : Thiếu Tá 1 hoa Mai Trắng, Trung Tá 2 hoa Mai Trắng, Đại Tá 3 hoa Mai Trắng. Cả 3 bông Mai trắng này được nằm trên gạch ngang bằng kim tuyến trên cổ áo trận hay là áo lễ. Phải nói rằng; cấp bậc cho 2 binh chủng Lục, Không quân VNCH bằng hoa Mai vàng, trắng rất trang nhã vàng rực, trắng xóa làm nổi bật hình ảnh người Sĩ quan QL.VNCH những anh tài, trí thức khoa bảng, văn hóa của QL.VNCH.
Hoa Mai trong văn hóa
Hoa Mai vàng là hình ảnh của mùa Xuân, người lính VNCH trên đường hành quân nhìn những nhành mai rừng nở mói biết là xuân đã về, hoa Mai là Xuân, Xuân là hoa Mai. Hình ảnh hoa Mai được hiện hữu ở những vật thể hiện thực và âm thanh mùa Xuân : Tấm thiệp chúc Tết đầu năm, bánh Chưng, bánh Tét, những hộp bánh, mứt Tết, trang bìa Đặc san báo Xuân, trước các cửa hiệu buôn ngày Tết, trên sân khấu văn nghệ mừng xuân, và trong hằng trăm bài hát. Phiên gác đêm xuân : Đón giao thừa một phiên gác đêm. Chào xuân đến súng xa vang rền…(NS N V Đông). Đồn Vắng Chiều Xuân : Đồn anh đóng ven rừng Mai, nếu Mai không nở, sao anh biết xuân về hay chưa !...(NS Trần T Thanh). Hạnh Phúc Đầu Xuân : Thắm thoát là đây, một mùa Xuân mới muôn ngàn cánh hoa vàng,…(NS Minh Kỳ, Lê Dinh). Xuân Đã Về : Xuân đã về, Xuân đã về. Kìa bao ánh Xuân về tràn lan mênh mông,…(NS Minh Kỳ) v.v… Cũng như trong các bài thơ nói về mùa xuân có hoa Mai những thi sĩ: Nguễn Du nói tiết Xuân : “Mùa Xuân con én đưa thoi,…Cỏ non xanh rợn chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa,…Chị em sắm sửa bộ hành chơi Xuân,…”. “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Tiền đình tạc dạ nhứt chi mai. Thiền sư Mãn Giác đời Trần (Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai ). Sột soạt gió trên tà áo biếc, trên giàn thiên lý bóng Xuân sang…(Hàn Mặc Tử). Đây cả mùa Xuân đã đến rồi. Từng nhà mở cửa đón vui tươi…( Nguyễn Bính). Những bài thơ về "Mai" mới sáng tác cùng thời gian với bài viết, của những thi sĩ thân hữu với người viết, xin được ghi lại để cùng thường thức
Vì sao Quân tử là Mai? 
Dẫu đông giá rét đúng ngày đầu Xuân!


Ngày Xuân chợt nhớ buâng khuâng 
Ba mươi năm trước tần ngần nỗi đau!!! 
Mùa xuân thổn thức úa nhàu
Người đi Học Tập Mẹ sầu đợi con!!!


Bao giờ trên phố Saigon
Mùa Xuân viên mãn non sông thái hòa??? 
Không còn người ở phương xa
Nhìn Mai trên ảnh nhớ nhà rưng rưng!!!


Thương người bão lụt miền Trung 
Mùa Xuân có ghé qua vùng thiên tai??? 
Việt Nam sống mãi đêm dài
Vẫn chưa thức tỉnh vươn vai trở mình!!!


Biết bao hy vọng quang vinh
Một ngày đất nước lung linh huy hoàng! 
Ngày Xuân rực rỡ Quang Trung
Hoa Mai cùng với cờ vàng tung bay!!!
(T/g Trần Tố Ngọc)



QUÂN TỬ CHI HOA
Người xưa đạp tuyết tầm mai
Giữa truông tuyết lạnh dấu hài rét câm
Là hoa quân tử ngàn năm
Càng băng giá ... hương càng tỏa lang


Từ lâu, hoa có cánh vàng
Như màu cờ của miền Nam ngày nào 
Trong gian khó vẫn bay cao
Tỏa lan ý chí anh hào lạc long.
( Tôn Nữ Mậu Thân )


* hoa mai là loài hoa được người đời phong tặng là, Quân Tử Chi Hoa , vì tính vượt thắng, càng lạnh càng tỏa hương thơm*

Xuân về với chúng ta, phải chăng hoa mai đã phô sắc diễm kiều, hoa mai đã đóng góp một sắc thái văn hóa dộc đáo cho dân tộc VN. Sự rực rỡ của màu hoa mai đang nở rộ trong ba ngày Tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát mới là điềm thịnh vượng, phát lộc, phát tài và nó còn bao hàm ý nghĩa của sự hạnh phúc hay sung túc cho gia đình hay cho một đoàn thể hay một tổ chức thương mại nào đó nhân dịp đầu năm, khởi sự cho một chu kỳ mới của con người. Người người làm ăn phát đạt sung mãn của năm mới đang đến với xa hội nói chung. Mai là biểu tượng của một niềm hy vọng cho một tương lai mới. Người Việt tự do trong và ngoài nước, trong dịp tết đến xuân về đi tìm một nhành Mai thật đẹp trang trí trên bàn thờ gia tiên, là dịp đễ cầu hồn thiêng sông núi phù trợ cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ csVN sớm hoàn thành, để hạnh phúc như hoa mai nở rộ khắp nơi khi mùa Xuân tới, và cùng nhau nâng ly rượu mừng cho những ngày bừng sáng của Việt tộc thời hậu cộng sản, chấm dứt những ngày đen tối của đất nước.
Xem thêm: Mai trong tâm thức của Việt tộc, cùng tác giả:



Biên khảo Võ Thi Linh 21.1.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét