Powered By Blogger
ĐÊM NOELTRONG XÀ LIM SỐ 6
Của LM Nguyễn Văn vàng


"Mùa Noel trong xà lim số 6" của trại tù cải tạo A 20 nhằm vinh danh người linh mục anh hùng Nguyễn văn Vàng, người lãnh đạo Mặt Trân Liên Tôn năm 1979 tại chiến khu Phụng Thiên vùng Gia Kiệm đã qua đời vào tháng 4/1985 trong trại tù cải tạo Xuân Phước vì đòn thù của cs Bắc Việt.
Miền nam sau khi rơi vào tay cs Bắc Việt (4/1975), bối cảnh lúc bấy giờ thật hổn loạn người thì tìm cách ra đi, người thì bị đuổi lên vùng kinh tế mới, người thì tìm cách để tồn tại trong chế độ mới với một số tài sản ít ỏi còn lại sau khi bị cộng sản cướp hết qua các trận đổi tiền và đánh tư sản, vào thời điểm đó rất hiếm hoi những sĩ phu có tiết thào đứng ra lo chuyện đội đá vá trời- cứu dân tộc thoát khỏi sự cai trị của cộng sản. Cuộc chiến đấu trong giai đoạn nầy có sự góp mặt của các chiến sĩ quân lực VNCH và nhiều linh mục Tuyên Úy Công giáo tham gia.

Hàng triệu người đã phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rún ra đi vi không chấp nhận sống chung với loài quỷ đỏ phi nhân Nhưng thời điểm đó vẩn còn có những con người kiên cường không khuất phục... đã âm thầm rút vào rừng sâu lập chiến khu để tiếp tục kháng chiến chống lại với loài quỷ đỏ để mưu cầu cho hạnh phúc và tự do. Cuộc chiến đấu trong giai đoạn nầy có sự góp mặt của các chiến sĩ quân lực VNCH và nhiều linh mục Tuyên Úy Công giáo tham gia.

Họ chấp nhận gạt bỏ cuộc sống riêng tư, can-đảm và hiên-ngang đứng lên chống lại bạo-quyền Việt-cộng để mưu-cầu một tương lai tươi sáng lạn cho dân tộc, mặc dầu họ biết là mình phải bước vào những đoạn đường chông gai đầy máu và nước mắt và họ cũng biết cái khởi đầu cho cuộc đấu tranh nhiều gian nan và thiếu thốn về các phương-tiện chiến-đấu,  họ thật xứng-đáng là những trang anh-hùng, hào-kiệt của dân-tộc, xứng đáng là những hậu-duệ của Bà Trưng, Bà Triệu, của Lê-Lợi, Quang-Trung...
Trôi theo vận nước đen đủi của tháng tư năm 1975, hàng trăm linh mục tuyên úy bị tù đầy, hàng chục linh mục bị gục ngã tức tưởi dưới họng súng của bọn người vô thần khát máu cs. Những linh mục bị chết vì danh Chúa không phải ít.  Trong những vị đó có những vị không chấp nhận sống với chủ nghĩa cộng sản đã rút vào chiến khu để chống lại bọn vô thần cướp nước. Họ chiến đấu trong cảnh cô đơn củ bối cảnh lúc bấy giờ, nên sau đó đã bị bắt, có người bị xử bắn như linh mục Trần Học Hiệu, linh mục Nguyễn Hữu Nghị, linh mục Hoàng Quỳnh, linh mục Nguyễn Quang Minh . . Có người thi bị giam cầm và chết trong ngục tù cộng sản như  linh mục Nguyễn Văn Vàng, Dòng Chúa Cứu Thế, linh mục Nguyễn văn Ban, Dòng Đa Minh, linh mục Trần Công Chức, linh mục Vũ Khánh Tường, linh mục Đinh Bình Định v.v.

Linh mục Nguyễn Văn Vàng  đã thành lập Mặt Trận Liên Tôn năm 1979, Ông đã cùng với một số sĩ quan QL.VNCH và một số linh mục khác đã thành lập thành lập Mặt Trận Liên Tôn ở chiến khu Phụng Thiên vùng Gia Kiệm để tìm đường cứu nước đang lọt vào tay bọn vô thần csVN. Việc bị lộ vì nội tuyến cs lọt vào chiến khu, ông bị kết án chung thân khổ sai bị đưa lưu đầy tại trại giam khắc nghiệt A-20 Xuân Phước. Em ruột Lm Vàng còn có Bà Bề Trên là Lệ Tiên, cũng bị án tập trung 3 năm vì bị tình nghi liên quan vụ án của Lm Vàng, bị giam tại trại Đại Bình, Lâm Đồng. 

Linh Mục Nguyễn văn Vàng, một tấm gương kiên cường bất khuất của những người LM miền nam. Ông đã đi vào lịch sử và đáng được tổ quốc hậu cộng sản ghi ơn. Đêm Giáng sinh cuối cùng của Linh Mục Nguyễn văn Vàng ngày 24-12-1984, Cha Vàng đã cử hành thánh lễ nửa đêm trong xà lim số 6. LM, ít tháng sau Cha đã qua đời vào tháng 4/1985 vì kiệt sức bởi những trận nhục hình, tra tấn, hành hạ hàng ngày trong trại tù A-20.  


Được biết DCCT , là nơi cung cấp rất nhiều LM cho Nha Tuyên Úy Công Giáo của QL.VNCH từ năm 1955 đến năm 1975, thời gian nào cũng có linh mục DCCT. góp mặt trong quân đội. Sau 30/4/1975 DCCT đã có hơn 200 linh mục tuyên úy đã bị VC bắt đi học tập cải tạo. Sài Gòn có 39 linh mục tuyên úy bị đi học tập cải tạo, sau đó phần lớn đi HO. Có 5 linh mục đi học tập cải tạo đã được cho về, sau đó đi Mỹ theo diện HO như: LM Phan Phát Huồn, trung tá tuyên úy, Phó Giám đốc Nha tuyên úy công giáo, giám đốc chương trình Tiếng vọng tình thương của đài phát thanh quân đội, LM Đinh Ngọc Quế, thiếu tá tuyên úy Biệt Khu Thủ Đô, LM Ngô Đình Thỏa, thiếu tá tuyên úy sư đoàn 5 bộ binh, LM Nguyễn Văn Trung, thiếu tá tuyên úy sư đoàn 23 bộ binh.

Hôm nay người đã vắng bóng nơi DCCT, nhưng hình ảnh người vẩn còn lưu lại trong tâm thức của những con chiên yêu nước không chấp nhận bọn người vô thần đang dày xéo quê hương VN. Ông đã nằm xuống vì sự tự do và hạnh phúc cho Việt tộc. Hàng ngũ hậu duệ VNCH luôn kính nhớ, tri ân LM Nguyễn văn Vàng và tất cã những LM đã thắm máu trên đất mẹ VN vì hạnh phúc của nhân dân miền nam.

CHUẨN BỊ THUỐC HÚT VÀ LỬA CHO ĐÊM NOEL 1984

Lời người viết: đây là một câu chuyện rất cảm động của những người tù cải tạo như Cha Vàng và Ông Vũ Ánh, một người bạn đồng tù, họ bị biệt giam và bị cùm chân một thời gian dài.Ông Vũ Ánh,  và Cha Vàng là hai người thèm thuốc lá, mặc dù ông này đã dành dụm một cách rất khó khăn để có thuốc để hút vào đêm giáng sinh 1980, việc giấu thuốc làm sao  phải qua mắt được quản giáo ( cai tù) mới có thể có thuốc để hút, không thì bị tóm, nếu bị cán bộ quản giáo xét thấy. Nhưng có một điều nan giải là lửa?? Lấy đâu ra?. Chúng ta hảy nghe ông Vũ Ánh kể về tài làm ra lửa của Cha Vàng. Nguồn:
https://www.tinparis.net/quochan/qh07_DemNoelLmNguyenvanVang_Vuanh.html


......Vào đến xà lim, sau khi xỏ chân vào cùm, nghĩ lại tôi (Vũ Ánh) mới thấy thất vọng: lửa ở đâu mà hút. Thảo luận mãi, Cha Vàng đưa ý kiến, lấy lửa bằng phương pháp của thời kỳ đồ đá. Tôi lại chọc vị tu sĩ Công giáo rất hùng biện này: “Bố con mình đang ở thời kỳ đất sét mà bố nghĩ đến phương pháp của thời kỳ đồ đá”. Cha Vàng cười: “Mày chỉ tầm xàm. Ðứng đắn đấy. Ðêm Noel mình sẽ hút thuốc lào, bố cáo cách rồi”. Sau đó cha Vàng giảng giải cho tôi cách lấy lửa “thời kỳ đồ đá”. Vị tu sĩ nói như giảng đạo: “Này nhé, con có biết rằng nền văn minh ngày nay đến từ việc phát minh ra lửa. Lửa chế ngự đồi sống con người khi họ thoát ra thời kỳ ăn lông ở lỗ... Con người thời kỳ đồ đá đã biết dùng đá chọi vào nhau cho đến khi xẹt lửa. Những tia lửa đó rớt xuống đám lá khô dễ bắt lửa và họ thổi cháy thành ngọn lửa”. Chà Vàng nói: “chỉ cần một thanh vỏ tre và áo mục”. Tôi hỏi Cha Vàng: “áo mục thì có sẵn, nhưng thanh vỏ tre?” Cha Vàng cười: “Bố giao nhiệm vụ cho mày nếu bị kêu đi thẩm cung, thế nào trước Noel chúng cũng gọi chúng ta ra tra vấn và khám xà lim, một biện pháp an ninh trước những ngày lễ trọng...” Do kinh nghiệm, cha Vàng nói đúng. Năm ngày trước Noel, trời có nắng, những tia nắng hiếm hoi xuyên qua cửa tò vò vào phòng giam. Ngài vội lấy chiếc áo tù bằng vải thô vá chằng vá đụp, xé hai mảnh nhỏ. Ngài nói: “Ðây là cái áo bố đã giặt rất sạch trước khi vào đây, để làm con cúi  (xem giải thích ở cuối bài viết) lấy lửa khi cần. Xé nó ra phơi cho thật khô. Cuộn lại cho chặt thành một cuộn bằng ngón tay cái. Dùng móng tay đánh tơi một đầu, đánh thật tơi cho đến khi sợi vải ở đầu con cúi xuất hiện một lớp bông. Dùng miếng vỏ tre thật mỏng luồn nó vào cái khe hẹp để gắn quai dép lốp rồi kéo cho đến khi thanh tre nóng bỏng. Hơi nóng của bột tre dính trên mặt bông của con cúi, lửa sẽ ngún và thổi nhè nhẹ vết lửa sẽ loang ra, chỉ cần thổi nhẹ là lửa sẽ bật lên”.
Nghe Cha Vàng nói tôi tưởng là ngài nói chuyện thần thoại. Nhưng do vẫn nghĩ đến phép lạ, nên tôi nghe theo lời ngài. Tôi nghĩ đây là một trò vui và cũng là dịp tự thử thách mình. Ðúng như dự đoán, trước Noel 1984 ba ngày, lần lượt chúng tôi bị kêu ra ngoài thẩm cung và xà lim bị khám xét rất kỹ. Nhưng họ vẫn không phát giác ra được mấy điếu thuốc lào và thuốc B1 tôi giấu trong lai quần. Có lẽ do người hôi thối quá nên, anh cán bộ nào cũng sợ mó vào quần áo tôi. Chỉ còn thanh tre mỏng. Tôi nghĩ ra một kế nên báo cáo cán bộ cho xin một thanh tre mỏng mang vào xà lim để làm dồ cạo lưỡi. Viên cán bộ hỏi tôi: “Lưỡi anh làm sao?” Tôi nói: “Ðóng bợn ba năm rồi không được cạo, nên xin cán bộ”. Anh ta không nghi ngờ gì cả nên gật đầu: “Nhưng tre ở đâu ra?” Tôi nói ngay: “Ở nhà bếp chắc có”. Anh cán bộ gọi trật tự Hùng đen: “Xuống nhà bếp bảo họ cho tôi một vỏ tre cạo lưỡi cho anh này”. Tôi lại gặp may lần nữa. Mấy anh em nhà bếp tưởng làm cây cạo lưỡi cho cán bộ nên họ làm rất kỹ và tôi có một thanh cạo lưỡi bằng vỏ tre khô dài khoảng 2 gang tay.
Sau khi trở lại xà lim, tôi bắt đầu thực tập ngay. Tháo một quai dép lốp ra, tôi luồn thanh tre vào và dùng hai tay kéo cưa. Thấy nóng thật, tôi ra sức kéo mạnh. Cha Vàng vội can: “Kéo từ, thở ra hít vào đều, ít ra cũng một tiếng đồng hồ”. Tôi lại chọc cha Vàng: “Bố ơi, mình dang ở thời kỳ đồ đất mà kéo như thế này, chắc phải ăn 5 phần khoai mì may ra mới bù lại được. Ðồ đất dễ vỡ lắm!” Vị linh mục cười hiền lành: “Thôi dừng có nói nữa, anh nói nhiều xì hơi còn sức đâu mà kéo”.Trong khi tôi đánh vật với chiếc dép và thanh tre, thì Cha Vàng móc trong tay nải lấy hai miếng vải đã phơi khô ra và làm thành một con cúi. Ông chà một đầu con cúi xuống sàn rồi lấy móng tay út lúc đó đã dài như móng tay của mấy bà người Tàu bó chân, khẩy khẩy cả tiếng đồng hồ vào những thớ vải lúc đó đã hơi bung ra. Ðến khi thấy mệt, mồ hôi ra như tắm, tôi nói với Cha Vàng: “Con chịu thua rồi bố ơi, mệt quá”. Cha Vàng khuyến khích: “Ðừng ngừng, tiếp tục để bố thử coi”. Tôi tiếp tục kéo. Bột tre đã văng ra có thể nhìn thấy trên sàn. Khi Cha Vàng lựa thế đưa cúi vào thì tôi gia tăng tốc độ. Cha Vàng reo lên: “Hơi ngún rồi tại, chưa bén than vì anh kéo chưa đủ đô”. Quả thật tôi cũng thấy một chút khói bốc lên. Ngày hôm sau, chúng tôi lại thử, một cuộc chạy đua tiếp sức của hai người. Ðể con cúi vải xuống sàn, tôi và Cha Vàng thay phiên nhau kéo, từ 9 giờ sáng cho đến hơn 11 giờ thì “phép lạ” đã đến. Ðầu con cúi bắt đầu ngún và có khói, có nghĩa là bột tre nóng quá độ đã khiến cho lớp bông nhẹ trên con cúi bén lửa. Một lát sau khi thấy xuất hiện những đốm hồng, Cha Vàng thổi nhẹ nhẹ, vết lửa lan ra, trang sử của mấy ngàn năm trước được lật lại. Cha Vàng tiếp tục thổi nhẹ để nuôi dưỡng ngọn lửa. Và khi đã ngủi thấy mùi khét của vải, ngài thổi hơi mạnh. Ngọn than hồng lan rộng ra hơn và cuối cùng chỉ cần một hơi nhẹ, ngọn lửa bùng lên. Vị tu sĩ nhìn con cúi vải có than hồng giống như một điếu thuốc lá mới được đốt lên, rồi cười vang: “Mình thắng”. Ngài lục trong tay nải một miếng giấy châm vào cúi vải, ngọn lửa lan sang đóm giấy. Xong, cha nắm chặt tay tôi giơ lên cao như một võ sĩ được trọng tài nắm tay giơ cao sau khi đấm địch thủ do ván.
Chúng tôi ngồi nghỉ một lát, sau đó Cha Vàng nói: “Chúng ta đã học xong bài học lúc bố đã ngoài 50, còn con đã 33 tuổi. Nhưng tự bố, bố thấy chúng ta xứng đáng với bài học ấy. Ðó là kiên trì đạt mục tiêu trong hoàn cảnh khó khăn nhất”. Ðúng vào tối 24-12-1984, trước khi Cha Vàng cử hành thánh lễ nửa đêm trong xà lim số 6, chúng tôi đã hút mỗi người một điếu thuốc lào. Hút bằng một miếng giấy cuộn tròn như loa kèn và ngậm nước. Hút như thế, miệng mình chính là cái điếu, và cũng có tiếng kêu, cũng chếnh choáng say như khi hút bằng điếu cày. Chỉ có điều khác với hút thuốc lào bằng điếu cày: Sau khi hút phải nhổ nước đi. Trong hoàn cảnh tôi và Cha Vàng lúc đó thì hơi tiếc vì chúng tôi thiếu nước uống kinh niên.

Kể từ ngày sống cùng một xà lim với Cha Nguyễn Văn Vàng, tôi học được nhiều điều. Trong suốt thời gian này, ngài giảng cho tôi bộ Tân Ước. Dù tôi là một Phật tử, nhưng nghe một nhà truyền đạo Công giáo chuyên môn giảng kinh, nên bộ Tân Ước đã củng cố những lập luận sau này của tôi rất nhiều. Quan trọng hơn hết, đó chính là kỷ niệm với một tu sĩ mà tôi kính trọng.

Tháng 4-1985, Cha Vàng lâm bệnh vào lúc sức khỏe của ngài đã quá yếu. Có lẽ ngài đã kiệt sức, sốt cao rồi đi vào hôn mê.Tôi đập cửa kêu cấp cứu suốt ngày, nhưng lúc tên trực trại chịu mở cửa để cho một y sĩ vào khám bệnh, thì mọi việc có vẻ quá muộn. Hai viên trụ sinh không đủ khả năng làm Cha Vàng tỉnh lại. Vào đúng lúc cả hai chúng tôi đều cảm nhận được mùa Giáng Sinh đã trở lại thung lũng Xuân Phước qua tiếng chuông của một nhà thờ dường như ở cách chúng tôi xa lắm vọng về trong đêm lạnh giá và u tịch. Linh Mục Nguyễn Văn Vàng qua đời ngay trong xà lim số 6. Trước đó, dù yếu và bệnh, ngài đã bàn với tôi là làm sao có được bánh thánh lúc ngài làm lễ nửa đêm trong Noel 1985 mà con chiên duy nhất trước ngài lúc đó lại là một Phật tử như tôi. Nhưng mơ ước của Ngài không thành, kể cả việc lớn trước đó là lập lực lượng võ trang để mong lật ngược lại tình thế của một đất nước vừa chìm đắm trong luồng sóng đỏ. Nhưng dù ngài đã mất đi, trong suy nghĩ của tôi cho đến bây giờ, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng vẫn là một ngọn lửa, âm thầm cháy như con cúi vải ngày nào bỗng bùng lên soi sáng cái không gian tăm tối của tất cả những xà lim đang hiện diện trên đất nước Việt Nam. 

Hôm nay người đã vắng bóng nơi DCCT, nhưng hình ảnh người vẩn còn lưu lại trong tâm thức của những con chiên yêu nước không chấp nhận bọn người vô thần đang dày xéo quê hương VN. LM Nguyễn Văn Vàng đã nằm xuống vì sự tự do và hạnh phúc cho Việt tộc. Hàng ngũ hậu duệ VNCH luôn kính nhớ, tri ân LM Nguyễn văn Vàng và tất cã những LM đã thắm máu trên đất mẹ VN vì hạnh phúc của nhân dân miền nam.

Chú thích về con cúi:
Cách nay hàng ngàn năm, con người đã biết tạo ra lửa bằng cách quẹt hai cục đá với nhau hay dùng hai cành cây khô cọ xát nhau nhiều lần. Nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long quanh năm nước ngập bì bõm và mùa mưa thì như ai dội nước lên đầu, nên việc tìm ra cục đá hay cành cây khô để làm ra lửa là điều không dễ. Thế là người ta nghĩ ra cách để giữ lửa: con cúi.
Cúi ngửa giữ lửa ban ngày, cúi úp để núp ban đêm

Sở dĩ gọi là con cúi, có lẽ là do thấy nó giống như con cúi của người thợ dệt vải. Tức là để tránh rối chỉ, người ta bện những bó chỉ với nhau, nhưng không quá chặt, để người thợ dệt có thể rút từng sợi chỉ ra mà không làm rối tung cả bó chỉ.
Hậu duệ VNCH -Võ Thị Linh 5.12.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét