Powered By Blogger
KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
(25.12.1927- 25.12.2018)

Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), được thành lập trong bối cảnh của ngày chúa giáng sinh ra đời vào năm 1927, tại Hà Nội, những ngày mà thực dân Pháp còn  đang chiếm đóng và cai trị dân ta. Bối cảnh trong dịp Giáng Sinh lúc đó thực dân và dân chúnng bận rộn lo chuẩn bị mừng Noel, một lễ lớn trong phong tục của người Âu Châu do đó việc phòng thủ sẻ lơ là hơn ngày thường. Lợi dụng không khí tưng bừng cuối năm, một buổi họp bí mật do các người yêu nước đũ mọi giai cấp được triêu tập để âm thầm trong bí mật tổ chức và  thành lập một chính đảng quốc gia,  tránh được sự theo dõi và chú ý của mật thám Pháp.

Buổi họp đước tổ chức vào lúc 8 giờ tối ngày 25-12-1927, tại nhà đồng chí Lê Thành Vị nơi làng Thể Giao, thành phố Hà Nội. Lúc đầu hội nghị tiến hành theo đúng chương trình dự định, nhưng vào giữa cuộc họp, có tin báo động cuộc họp đã bị mật thám Pháp theo dõi, đại hội phải tạm thời giải tán; các thành viên bí mật di chuyển đi chỗ khác, và tái họp vào lúc 2g30 sáng 26-12 ngay tại trụ sở Nam Đồng Thư Xã. Kết quả đại hội đưa đến quyết định thành lập một đảng phái cách mạng lấy tên là Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) , dùng võ lực để giải phóng đất nước trước sự chiếm đóng và cai tri của thực dân Pháp và đại hội bầu ra ban lãnh đạo tổng bộ lâm thời như sau:
 Chủ tịch : Nguyễn Thái Học
 Phó chủ tịch : Nguyễn Thế Nghiệp
 Uỷ ban tổ chức : Phó Đức Chính (Trưởng ban); Lê Văn Phúc (Phó trưởng ban)
 Uỷ ban tuyên truyền : Nhượng Tống (Trưởng ban)
 Uỷ ban ngoại giao : Nguyễn Ngọc Sơn, Hồ Văn Mịch
 Uỷ ban tài chánh : Đặng Đình Điển, Đoàn Mạnh Chế
 Uỷ ban giám sát : Nguyễn Hữu Đạt, Hoàng Trác
 Uỷ ban trinh sát : Trương Đình Báo, Phạm Tiềm
 Uỷ ban ám sát : Hoàng Văn Tùng
 Uỷ ban binh vụ : (còn trống) 

VNQDĐ là một đảng chính trị tổ chức theo cấu trúc dân chủ tự do của Tây Phương lần đầu tiên có mặt tại VN. Ngày 1.7.1928  VNVNQDĐ tổ chức đại hội bầu ban chấp hành tổng bộ nhiệm kỳ 2, tại nhà đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn ở Gia Lâm, Hà Nội - đúng theo điều lệ đảng là: cứ mỗi sáu tháng bầu lại ban chấp hành một lần nếu điều kiện cho phép. Ông Nguyễn Thái Học tái đắc cử chức chủ tịch đảng.
Chương trình hành động của VNQDĐ được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn "phá hoại", và giai đoạn "kiến thiết".

 1. Giai đoạn phá hoại gồm ba thời kỳ:  thời kỳ phôi thai : hoạt động bí mật, xây dựng đảng, kết nạp đảng viên; thời kỳ dự bị (sửa soạn) : hoạt động nửa bí mật nửa công khai, phát triển tuyên truyền, tổ chức đảng; lập các đoàn: nông, công, binh, học sinh, sinh viên, thanh niên;  thời kỳ hành động : dùng võ lực đánh đổ bộ máy thống trị thực dân phong kiến, lập nên chế độ Cộng Hòa Dân Chủ, mang độc lập tự do cho tổ quốc, hạnh phúc cho toàn dân.

 2. Giai đoạn kiến thiết cũng chia làm ba thời kỳ:  thời kỳ quân chính : quân cách mạng chiếm đến đâu là thành lập ngay chính quyền cách mạng quân sự đến đó;  thời kỳ huấn chính : tổ chức các cơ cấu dân chủ, hướng dẫn dân chúng quen với nếp sống dân chủ về các thể chế mới... Trong hai thời kỳ đầu nầy, áp dụng nguyên tắc "dĩ đảng trị quốc"; thời kỳ hiến chính : tổ chức phổ thông đầu phiếu, bầu cử Quốc dân đại hội, xây dựng hiến pháp và trao trả chính quyền lại cho toàn dân.

 Thể thức kết nạp đảng viên quy định như sau: một người muốn vào đảng, phải có hai đảng viên cũ giới thiệu và bảo lãnh, phải qua sự điều tra trước của uỷ ban trinh thám ít nhất là nửa tháng, phải được toàn thể ban chấp hành chi bộ đồng ý, và sau cùng phải làm lễ tuyên thệ dưới sự chứng kiến của các đồng chí tỉnh bộ.

 Tuy việc kết nạp khá chặt chẽ, nhưng để phát triển đảng nhanh chóng, nên việc kết nạp đảng viên lúc đầu có phần dễ dãi, bị nhiều thành phần phức tạp trà trộn và từ đó nhiều bí mật đảng bị tiết lộ. Điều nầy làm thiệt hại cho đảng rất nhiều nên sau vụ ám sát René Bazin năm 1929, VNQDĐ phải đã cải tổ.

Đỉnh cao của VNQDĐ là cuộc tổng tấn công vào các lực lượng thưc dân đang trú đóng trên các địa bàn của các tỉnh chung quanh Hà Nội vào ngày 10.2.1930.Do việc chuẩn bị có hơi hấp tấp vì sự đàn áp của thực dân và ruồng bố của mật thám Pháp, và phương tiên vũ khí thô sơ vì tự chế với một số vũ khí lấy được của thực dân, mặt khác việc thông tin liên lạc yếu kém thiếu đồng nhất trong việc tổng nổi dậy, nên cuộc tổng tấn công nhanh chóng bị đàn áp, sau đó các dồng chí lãnh đạo lần lượt bị thực dân Pháp bắt và tử hình.
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại vì lực lượng và hỏa lực chênh lệch nhưng đã để lại một tinh thần chống giặc ngoại xâm cao độ bắt nguồn từ di sản chống giặc giử nước của tổ tiên đã để lại.

Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại vì lực lượng và hỏa lực chênh lệch nhưng đã để lại một tinh thần chống giặc ngoại xâm cao độ bắt nguồn từ di sản chống giặc giử nước của tổ tiên đã để lại. Cuộc tổng nổi dậy Yên Báy khởi đi từ lòng yêu nước dựa trên nền tảng "tinh thần tự quyết dân tộc", không dựa vào bất cứ thế lực của ngoại bang nào, hoàn toàn đứng trên đôi bàn chân của mình. Đây chính là động lực thúc đẩy cho các cuộc giải phóng dân tộc khỏi tay thực dân Pháp sau này. Hồ chí Minh đã lợi dụng tinh thần khỡi nghĩa Yên Báy của VNQDĐ để đưa công cuộc giải phóng dân tộc vào quỷ đạo của Liên Xô - phục vụ cho quyền lợi của quốc tế cộng sản, bắt nguồn cho cuộc chiến hai miền năm bắc từ 1955-30-4-1975. làm thiệt hại tiềm lực kinh tế quốc gia và thanh niên hai miền nam bắc gần 4 triệu người.

Để rồi 43 năm qua năm sau khi chiếm đóng bất hợp pháp xong miền nam VN, đảng đã đưa cả dân tộc đã đi xuống hố, đạo đức suy đồi, kinh tế lao dốc, quân đội thì hèn, chỉ biết đưa mắt ngó khi quân Tàu cộng tràn vào biển đông, lực lượng an ninh chỉ biết đàn áp, trấn lột người dân, cướp tài sản nhà cửa đất đai của người dân, tướng lãnh quan chức các cấp chạy đua tham những hay bảo kê các cuộc đánh bài trên mạng để xây biệt phủ đi siêu xe, mặi tình cho dân nghèo phải gánh nợ do sự phá hoại của tập đoàn lãnh đạo bất tài csVN. 

VNQDĐ  khác với đảng csVN không nhận vũ khí của ngoại bang để đánh cho Liên Xô, Trung Cộng hay một đế quốc nào khác mà chỉ nhận được lệnh giải phóng dân tộc và đất nước VN trực tiếp từ hồn thiêng sông núi từ tiếng kêu xé lòng của mẹ VN, đây là điều mà đảng csVN cho tới giờ này không bao giờ làm được. Sự hy sinh của các anh hùng VNQDĐ đã là một tấm gương chính nghĩa sáng ngời cho mọi cuộc cách mạng dân tộc của người Việt tự do trong tương lai.
Biên khảo chính trị, Hậu Duệ VNCH 23.12.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét