Powered By Blogger

 BAO GIỜ CỬA KHẨU THÔI TẮC NGHẼN? - MỘT CÂU HỎI MÀ HAI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG THƯƠNG KHÔNG THỂ GIẢI ĐÁP

Tình trạng ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu đâu phải mới xảy ra, nhiều năm qua trước khi có Covid 19 xuất hiện,hàng năm vấn đề này đều đã xảy ra, từng có gạo, dưa hấu, khoai lang, trái cây...  bị ùn ứ vào dịp gần Tết hoặc khi thằng đàn anh 4 tốt 16 chữ vàng "ấm đầu ho hen" là có xảy ra ngay vấn đề thông quan. Một nền kinh tế hoàn bị động vì lệ thuộc quá nhiều vào TQ như VN, thì việc bị thằng đàn anh xấu tánh bắt chẹt hay làm khó dể để gây áp lực về chính trị là chuyện bình thường cho kiếp số  của thằng em Thái thú csVN. Các bác tài chạy xe qua các cửa khẩu Việt Trung lâu năm, để vận chuyễn nông sản của VN sang TQ đã từng tiết lộ cho biết sự việc này.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online ngày 18-12- 2021, dọc quốc lộ 1A từ thành phố Lạng Sơn lên các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn) có nhiều điểm tập trung, trung chuyển các xe container chở nông sản.

Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn, đến sáng 18-12 có khoảng 4.800 xe nông sản đang ùn ứ tại 3 cửa khẩu nói trên. Tại cửa khẩu Tân Thanh, nơi có khoảng 2.800 xe nông sản, chủ yếu là mít, xoài, thanh long, dưa hấu,... từ các tỉnh phía Nam ra, đang nằm dài, chen chúc tại bãi xe Bảo Nguyên (bãi chờ xuất khẩu) và khu phi thuế quan (bãi đất) cách cửa khẩu chừng 5km.  Sự ùn ứ tại các của khẩu này đưa đến sự thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

Gần 20 năm chạy xe hàng hóa đi xuất khẩu, tài xế Huỳnh Tấn Dũng (57 tuổi, ở Bình Định) chưa khi nào rơi vào cảnh phải ăn chực nằm chờ tại bãi 20 ngày mà chưa xuất được hàng.

Một điều rất khó hiểu là VN đã từng xuất cảng nhiều tỉ đôla nông sản đi nhiều thị trường khó tính trên thế giới, tất cả đều theo hợp đồng, xuất chính ngạch với các tiêu chuẩn cao về chất lượng, giao nhận, thanh toán... Vậy mà khi xuất cảng nông sản qua Trung Quốc, năm nào cũng gặp lại điệp khúc "nghẽn ở cửa khẩu".

Không thể đổ hết cho COVID-19. Tình trạng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu hiện nay là chỉ dấu của một hiệu ứng dây chuyền tất yếu, một triệu chứng của bất cập sản xuất - tiêu thụ hàng hóa. Nông nghiệp bị đứt gãy kết nối với công nghiệp chế biến và tiêu thụ với các chuỗi cung ứng hàng hóa xuất cảng, dịch vụ kém logic cơ bản, đây là cách làm việc thiếu văn minh và hợp lý có từ nhiều năm qua.

Cũng cần chấm dứt tình trạng cứ mỗi lần rừng xe tải nằm ở cửa khẩu, vấn đề thay đổi, cơ cấu lại khâu sản xuất, thương mại được được các chóp bu lãnh đạo nêu ra, rồi mùa sau cũng được các chóp bu này nhắc lại. Chưa thấy có tín hiệu thay đổi. Do vậy, cần phải có "nhạc trưởng" không biết ngậm vàng của TQ, hình thành các tổ hợp đủ mạnh để hỗ trợ, chủ động ứng phó, đặc biệt là chuyển đổi căn bản từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp và ngành kinh tế tích hợp công thương.

Hình ảnh đau thương của hàng ngàn xe hàng hóa ùn tắc ở cửa khẩu là căn bệnh trầm kha từ nhiều năm qua rất cần được hai Bộ Nông nghiệp và Công thương giải quyết dứt điểm. Thậm chí phải đưa ra lộ trình đến ngày nào đó phải chấm dứt ca điệp khúc "nghẽn ở cửa khẩu", để nông dân VN có thể an tâm làm ăn với nền kinh tế thị trường của nước xhcnTQ và các bộ liên quan của phía VN, để tránh rủi ro. 

Đây không thể là một lời hứa suông cho qua vì đây chính là sự yếu kém trầm trọng của những bộ có trách nhiệm liên đới đến đầu ra của nông sản VN. Các lãnh đạo vì thiếu óc tự chủ về kinh tế, nên lệ thuộc quá nhiều nơi thằng đàn anh khốn nạn nhất của VN về kinh tế, chính trị và quân sự.., thế nên việc ùn tắc nơi các cửa khẩu để thông hàng luôn bị động khi đàn anh bị sổ mũi nhức đầu. Chừng nào những chóp bu cộng sản thoát được TRUNG thì vấn đề mới được giải quyết tận gốc. Còn không chỉ chờ đến tận thế thì sẽ chấm dứt được sự ùn tắc tại các cửa khẩu thông quan nông sản Việt Trung.

Kinh tế yếu kém của VN hoàn toàn lệ thuộc vào sự thay đổi thời tiết từ phía TQ, nên mãi mãi không có lối ra cho nông sản VN. Người nông  dân vẩn còn lệ thuộc vào cái vòng kim cô của thằng láng giềng xấu tính và các tham quan ngu dốt của VN.

Bình luận thời sự từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 20-12-2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét