Powered By Blogger

 TẤM THIỆP GIÁNG SINH NĂM 1969 CỦA CỐ THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ

Trong khi đi tìm những thiệp Giáng Sinh xưa  của QL.VNCH, chúng tôi vô tình gặp được tấm thiệp chúc Giáng Sinh của Cố Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, người anh hùng QL.VNCH, một trong những thần tướng của QL.VNCH đã tuẫn tiết vào ngày 30-4-1975, khi quân cướp cs Bắc Việt đã chiếm miền nam VN. Chúng tôi liền viết vội vài dòng, ghi lai lịch sự xuất hiện của tấm thiệp này để bảo tồn và làm sử liệu cho QL.VNCH.

THỜI ĐIỂM XUẤT PHÁT CỦA TẤM THIỆP

Theo các tài liệu chúng tôi tham khảo trong quân sử VNCH, Đại tá Phạm Văn Phú được thuyên chuyễn về làm Tư Lệnh Biệt Khu 44 (BK44) vào tháng 7 năm 1968. BK44 là vùng trách nhiệm đặc biệt của Quân Khu 4, bao gồm phía Tây Bắc vùng Đồng Bằng sông Cữu Long và dọc biên giới VNCH với Campuchia. 

VÀI NÉT VỀ TỔ CHỨC VÀ VÙNG TRÁCH NHIỆM CỦA BK 44.

Lực lượng chiến đấu chính của Biệt Khu 44 là một liên đoàn biệt động quân và 8 tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng. Tài liệu của cố vấn trưởng ghi nhận lúc cao điểm của mùa hè đỏ lửa, BK 44 chỉ huy 13 tiểu đoàn BĐQ, 4 thiết đoàn và các đơn vị pháo binh tương đương với 4 tiểu đoàn.

BK 44 giữ nhiệm vụ duy trì hai căn cứ tiền phương trên đất Cam-Bốt là Neak Luong và Kampông Trach, do các đơn vị BĐQ trấn giữ. Neak Luong nằm trên quốc lộ 1 đi từ Nam Vang đến thị trấn Bavet gần vùng biên giới Việt - Miên. Bến phà Neak Luong ở phía tả ngạn của sông Cửu Long và cách thủ đô Nam Vang khoảng 61 km về phía đông-nam. Căn cứ Kampông Trach cách Hà Tiên khoảng 19 km về phía bắc.

Trong vùng lãnh thổ trách nhiệm của BK 44 có ba đường xâm nhập của CS từ đất Miên vào lãnh thổ VNCH. Đưòng đầu tiên xâm nhập từ ngoài biển vào gần Kép trên đất Miên rồi qua ngã Lục Sơn vượt biên giới Việt - Miên vào xóm Bà Lý. VC vào trú ẩn trong khu vực núi Tà Bang, Giếng Tượng, núi Thom, Hoành Tấu, Tà Hong ở phía tây Hà Tiên. Đường thứ nhì là đường giao thông công khai do ban K26 phụ trách, cũng bắt đầu từ Sóc Chuốt trên đất Miên hay từ Neak Luong xuống Tân Châu, Hồng Ngự thuộc tỉnh Kiến Phong, Vàm Xáng thuộc tỉnh Châu Đốc, rồi đi khắp các tỉnh thành của quân khu 4 VNCH. Đây là đường xâm nhập lâu đời nhất, có từ những năm đầu tiên của Đệ Nhất Cộng Hòa. Cán bộ giao liên VC sử dụng giấy tờ giả mạo để đưa rước cán bộ (được gọi là chỉ thị sống) cao cấp đi họp, chuyển vùng, chuyên chở văn bản (chỉ thị cứng), luật cơ yếu (mật mã truyền tin), tiền bạc, súng đạn, xăng dầu, v.v. Hệ thống giao thông công khai có tất cả 316 người trong năm 1959, năm 1963 giảm còn 191 người. Số cán bộ nhiều nhất là 377 người năm 1974. Phương tiện giao thông gồm xuồng chèo, xuồng máy, ghe buồm, xe, tàu đò. VC cũng gặp phải những ngăn chận liên tục của VNCH mà điển hình là một số vị trí xâm nhập trong địa phận tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá của VC) được đổi tên để nói lên những khó khăn, nguy hiểm khi phải vượt qua như Biển Bạch (thuộc quận Thới Bình, tỉnh An Xuyên) là sông "Bạc Đầu", sông "Lộ Cả Tháng" là sông Cái Lớn và khu dinh điền Cái Sắn hay kinh Vĩnh Tế có tên là kinh "Vĩnh Biệt". Đường xâm nhập sau cùng, quan trọng nhất là đường 1C từ Sóc Chuốt, Túc Mía trên đất Miên vượt qua kinh Vĩnh Tế xuống rừng tràm Trà Tiên, theo kinh Kháng Chiến trên ranh giới giữa hai tỉnh Kiên Giang và Long Xuyên, đi qua xã An Hoà, Dương Hòa, Kiên Lương xuống xã Đức Phương, Tín Đạo trên LTL-80, chạy dọc theo kinh Hà Tiên - Rạch Giá. Vượt kinh Ba Thê xuống xã Tà Keo, ấp Mỹ Lâm, vượt qua LTL-8A Long Xuyên - Rạch Giá tại Ấp Tân Lợi, xã Tân Hội, quận Kiên Tân cách Rạch Giá khoảng 15 cây số (km15), sau đó vượt kinh Rạch Sỏi - Hậu Giang, theo kinh B và kinh Ông Trường Tiền, ranh giới thiên nhiên giữa hai quận Thốt Nốt của tỉnh An Giang và quận Kiên Tân của tỉnh Kiên Giang (dọc theo phía đông của khu dinh điền Cái Sắn), đi ngang qua xã Giục Tượng rồi theo kinh Nước Mặn xuống Miệt Thứ, Hiếu Lễ, Thúy Liễu thuộc tỉnh Chương Thiện. Sau cùng qua sông Cái Lớn để đi xuống hậu cần tại U Minh trong tỉnh Kiên Giang. Đơn vị VC chủ yếu hoạt động trong vùng là sư đoàn 1 với 3 trung đoàn BB. Trung đoàn 52 hiện diện thường xuyên trên đường 1C trong khi hai trung đoàn 44 và 101Đ hoạt động trong vùng Thất Sơn của tỉnh Châu Đốc (xem Sơ đồ 4)

Tuyến biên giới với hai căn cứ Kampông Trach và Neak Luong, chủ yếu đoạn từ Tân Thành, Cái Cái, Tuyên Bình, sông Vàm Cỏ Tây đến căn cứ Tuyên Nhơn do Biệt Khu 44 phụ trách.

Tuyến kinh Dương Văn Dương (Gãy, Kinh Quận, Kiến Bình), kinh Lagrange (Tuyên Nhơn), kinh Tháp Mười (Mỹ An, Thiên Hộ, Mỹ Phước Tây) và kinh Tổng đốc Lộc (Long Định, chợ Thày Yên, Bến Tranh) do hai trung đoàn 11 và 12 thuộc sư đoàn 7 BB và các liên đội ĐPQ đảm trách. Nằm ở vị trí trọng yếu để bảo vệ QL-4, lực lượng diện địa của tỉnh Định Tường năm 1972 gồm có 67 đại đội ĐPQ, 368 trung đội nghĩa quân và 397 NDTV, 8 trung đội pháo binh 105 ly.

Tuyến QL-4 (Thẻ 23 thuộc chi khu Cái Bè, Cai Lậy, Long Định, ngã ba Trung Lương, Mỹ Tho, Tân Hiệp) là trách nhiệm của sư đoàn 7 BB và lữ đoàn 4 KB.

 Gần cuối năm 1974, Bộ TTM đệ trình kế hoạch cải tổ binh chủng BĐQ để tổ chức lực lượng tổng trừ bị cho QLVNCH, với viễn ảnh hai sư đoàn Dù và TQLC có thể phải đóng quân lâu dài tại quân khu 1. Do tình hình an ninh vùng biên giới Việt - Miên trở nên khả quan hơn, hai trung đoàn 52 BB và 44 đặc công bị tổn thất nặng trong những trận đánh trong vùng Thất Sơn nên đã bị giải tán. Trung đoàn 101Đ chỉ còn khoảng 200 cán binh nên phải rút sang đất CPC vào tháng 9/1973 để tái trang bị và bổ sung quân số. Do đó, CS phải cho giải tán sư đoàn 1 vào cuối năm 1973. 

Tình trạng an ninh được cải tiến nên BK 44 được giải tán vào cuối năm 1974. Các tiểu đoàn BĐQ trực thuộc được đưa sang các quân khu khác.

Nguồn tham khảohttp://www.quocgiahanhchanh.com/quankhu_4_72.htm

Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 12-12-2021.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét