Powered By Blogger

 TÒA ÁN QUỐC TẾ BUỘC NGA RÚT QUÂN KHỎI UKRAINE


Khi Nga bắt đầu xâm lăng Ukraine ngày 24/2/(2022, thì Tổng Thống Zelenskyy đã gửi đơn kiện Nga lên ICJ - Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice) ở The Hague (Hòa lan), buộc Nga phải chịu trách nhiệm về việc diệt chủng người dân Ukraine bằng bom đạn. Tổng thống Ukraine còn yêu cầu ICJ ra phán quyết khẩn cấp buộc Nga phải chấm hoạt động quân sự ngay lập tức. Tòa ICJ đã nhận đơn khởi tố của Ukraine và thụ lý sự việc.

Công tố viên  Karim Khan bày tỏ sự lo ngại về việc Nga mở chiến dịch tập kích quân sự vào nước láng giềng, đồng thời ông này cho biết là Tòa án sẽ cử chuyên viên điều tra đến Ukraine để thu thập chứng cứ về các vi phạm của Nga.

Toà án Công lý Quốc tế (tiếng Anh: International Court of Justice – ICJ) là một phân ban trực thuộc Liên Hợp Quốc, được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice) có từ năm 1922. Tòa bắt đầu chính thức nhận hồ sơ, thụ lý và giải quyết tranh chấp các vấn đề giữa các quốc gia thành viên có liên quan, cũng như làm công tác cố vấn pháp luật cho Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng như các ủy ban khác trực thuộc Liên Hợp Quốc như đã ghi rõ trong Hiến chương Liên Hợp Quốc từ 1946.

HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Gồm có 15 thẩm phán được bổ nhiệm bởi Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ dựa trên danh sách tiến cử bởi Tòa án Trọng tài thường trực. Nhiệm kỳ của tòa là 9 năm, không hạn chế việc tái đắc cử miễn là đảm bảo quy tắc không có hai thẩm phán cùng quốc tịch. Một phần ba tòa được bầu lại mỗi 3 năm và trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, mỗi nước luôn có một thẩm phán đại diện trong tòa. Vấn đề được quyết định theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, và mọi phán quyết được đưa ra là phán quyết cuối cùng, không phải phúc thẩm. Chánh án hiện tại (2009) là thẩm phán Hisashi Owada của Nhật Bản.

Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) khác với Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC) vì Toà án Công lý Quốc tế chỉ thụ lý các vụ việc tranh chấp giữa các quốc gia và không có quyền xét xử cá nhân, vì việc này là trách nhiệm của Tòa án Hình sự Quốc tế, cũng có trụ sở tại La Hay. Tòa án Hình sự Quốc tế có nhiệm vụ xét xử và truy tố các cá nhân phạm tội ác tồi tệ nhất như tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, tội diệt chủng..



Tối hôm qua 16/3/2022 Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở The Hague (Hòa lan) vừa ra phán quyết, buộc Nga phải dừng ngay lập tức mọi hoạt động quân sự ở Ukraine. Và cũng không được giúp phe ly khai ở Donetsk và Luhansk.


ICJ là cơ quan tư pháp cao nhất của Liên hiệp quốc. Phán quyết của ICJ có giá trị ràng buộc theo công pháp quốc tế. Nga phải tuân thủ ngay lập tức. Không thi hành phán quyết sẽ càng cô lập Nga hơn nữa. Nguồn: https://twitter.com/peacepalacelib
Cuộc bỏ phiếu cho phán quyết này với kết quả 13/2, với hai phiếu chống là Nga, và Trung quốc. Tổng thống Ukraine gọi phán quyết này là "một chiến thắng hoàn toàn".

Trước đó vào đầu tháng 3/2022, 141 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, đồng thời kêu gọi Nga rút quân ngay lập tức. Nghị quyết cũng kêu gọi Nga rút lại quyết định công nhận "độc lập, chủ quyền" cho hai vùng ly khai Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine (Đại diện chxhcnVN tại LHQ và T+ đã bỏ phiếu trắng)

Các ông tướng tá Pắc Bó: PGS. TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an; Phó Đô đốc, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân Việt Nam, Thiếu tướng Đỗ Minh Thái; Trung tướng Nguyễn Đức Hải và ông Đại Tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng Phòng thông tin KHQS, Viện Chiến lược Quốc phòng, nên xem lại những tuyên bố bưng bô Putin và ca ngợi hành động xâm lược của Putin, để thấy mình quá âu trỉ trước sự văn minh , nhân bản yêu chuộng công lý và hòa bình của cộng đồng thế giới ngày nay. Đừng mãi u mê và tiếp tục lội ngược dòng trước sự tiến hóa của loài người trong thế kỷ 21.

Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh, 17-3-2022

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét