Powered By Blogger

 TỔNG THỐNG UKRAINE MANG MỘT TÂM TRẠNG ĐẦY THẤT VỌNG TẠI DIỂN ĐÀN KINH TẾ DAVOS LẦN NÀY

Ba năm sau khi chiến tranh nổ ra, Wolodymyr Selenskj đã thất vọng hơn bao giờ hết vì thiếu sự hỗ trợ từ Âu Châu. Tại  Diên Đàn Kinh Tế tại Davos, ông đã vạch ra con đường đi đến hòa bình cho Ukraine.

Tổng thống Selenskyj hiện rất tuyệt vọng

Donald Trump đã nhậm chức được một ngày. Ông đã ban hành gần một trăm sắc lệnh, tuyên bố rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới, và đưa ra nhiều tuyên bố về vấn đề này nọ. Nhưng cho đến nay ông vẫn giữ im lặng về vấn đề có lẽ là lớn nhất đang ảnh hưởng đến chính trị thế giới hiện nay: đó là cuộc chiến ở Ukraine. Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt cuộc chiến này “trong vòng 24 giờ”. Sau đó, ông đã kéo dài thời hạn này lên sáu tháng. Nhưng Wolodymyr Selenskyj dường như không lo lắng về điều này khi ông xuất hiện trên diễn đàn Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào thứ ba 21/1 , với một tâm trạng  thất vọng rất nhiều.

Tất nhiên, Selenskyj cảm thấy rằng cuộc chiến chống lại kẻ xâm lược Nga không còn là chủ đề hàng đầu ở Davos lần này nữa – không giống như hai năm qua. Cả Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen và Phó Thủ tướng Trung Quốc Ding Xuexiang đều nói chi tiết về những quyết định quan trọng mà cộng đồng quốc tế phải đưa ra sau khi Trump nhậm chức. Nhưng Ukraine không hề xuất hiện trong các bài phát biểu của họ.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố rằng ngay cả sau ba năm chiến tranh, Tổng thống Nga Wladimir Putin vẫn chưa thành công trong việc "lập nên một chế độ bù nhìn thân Nga tại Kiew" và khuất phục đất nước này về mặt quân sự. Điều này là do quân đội Ukraine hiện nay mạnh hơn nhiều so với trước chiến tranh, được trang bị vũ khí Tây phương . Scholz cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine để đạt được “một nền hòa bình thực sự và công bằng”. Nhưng ông không nói rõ sự hỗ trợ này sẽ như thế nào theo những điều khoản cụ thể.

" Âu Châu phải một lần nữa khẳng định mình là một thế lực hàng đầu.”

Trên sân khấu Davos là hình ảnh một vị tổng thống có vẻ thất vọng và tuyệt vọng vì không nhận được đủ sự ủng hộ từ người Âu châu trong ba năm chiến tranh vừa qua. Sau đó, ông tính toán rằng 40 phần trăm trang thiết bị của quân đội ông đến từ Ukraine, 40 phần trăm từ Hoa Kỳ và phần còn lại từ Âu châu . Tất nhiên, ông rất biết ơn vì số tiền hàng tỷ đô la và viện trợ vũ khí, đặc biệt là từ Đức. "Chính từ đó, chúng ta đã có được hệ thống phòng không Patriot vào thời điểm chúng ta yếu kém nhất." Nhưng nhìn chung, người Âu châu vẫn tiếp tục bỏ bê chính sách an ninh và quốc phòng của họ trong những năm gần đây. “ Âu châu không đầu tư đủ vào sản xuất quân sự.”

Để làm rõ mức độ nghiêm trọng của tình hình, Selenskyj nói: “Binh lính Triều Tiên hiện ở gần Davos hơn là Bình Nhưỡng”, thủ đô của Bắc Hàn. Ông liên tục cố gắng giải thích rằng Âu châu sẽ bị đe dọa như thế nào nếu Nga không bị đẩy lùi ở Ukraine và sẽ không có một  hòa bình công bằng. Sau đó Putin sẽ chiếm đóng các nước thuộc Liên Xô cũ, bao gồm các quốc gia NATO là , Lettland, Litauen và Estland; ông sẽ đưa ra tối hậu thư cho EU rằng ba nước vùng Baltic này cũng như Thụy Điển và Phần Lan phải rời khỏi NATO.

Niềm hy vọng vào Âu Châu đã bị tan vỡ

Vậy mọi việc có thể tiếp tục thế nào? Theo quan điểm của ông, những hy vọng mà Selenskyj đặt vào người Âu châu đã bị dập tắt. Đó là lý do tại sao sự chú ý của ông hiện đang hướng tới Trump. “Trump sẽ làm mọi thứ có thể để chấm dứt cuộc chiến này trong năm nay. Bây giờ chúng ta là đối tác. Chúng ta có mối quan hệ tốt.” Đầu tiên, “giai đoạn nóng” của cuộc chiến phải chấm dứt, giao tranh phải dừng lại. Một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế gồm ít nhất 200.000 binh sĩ có thể được đóng quân tại Ukraine. Khi đó có thể sẽ có các cuộc đàm phán hòa bình.

Selenskyj yêu cầu những gì? “Bảo đảm an ninh chặt chẽ,” Selenskyj nói trước tiên. và ông ấy đang nói lên điểm cụ thể về tư cách thành viên NATO. “NATO là điều tốt nhất. NATO là sự bảo đảm an ninh rẻ nhất cho Ukraine, cho Hoa Kỳ và cả cho Nga.” Hơn một triệu binh lính khi đó sẽ sẵn sàng bảo vệ đất nước ông. Và ông gửi thông điệp sau tới người Âu châu : “Nếu Âu châu nói rằng Ukraine đang bảo vệ các giá trị của Âu châu thì việc gia nhập NATO là điều hợp lý”.

Và con đường dẫn đến hòa bình thực sự có thể bắt đầu như thế nào? “Trump có thể áp đặt lệnh trừng phạt toàn diện đối với Nga, kể cả trong lĩnh vực năng lượng. Khi đó, ông ta có thể nói với Putin rằng nếu ông ta không dừng chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ cung cấp toàn bộ vũ khí cho Ukraine." Có lẽ Putin sẽ nhượng bộ và chấm dứt các hành động thù địch.

Selenskyj biết rằng ông sẽ không nhận được sự chấp thuận của Đức hoặc các đồng minh khác khi gia nhập NATO vào thời điểm này. Vì vậy, tính toán của ông lại khác. “Quyền thành viên NATO phụ thuộc vào Hoa Kỳ và Tổng thống Hoa Kỳ. Nếu Trump nhìn nhận Ukraine là thành viên của NATO, chúng ta sẽ là thành viên của NATO. Nếu không thì không.” Vì vậy, sau ngày đầu tiên, ông ấy đổ mọi tội lỗi lên Trump.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 22 Januar 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét