Powered By Blogger

 "BALTIC SENTRY"  CỦA CÁC NƯỚC NATO LÀ MỘT BIỆN PHÁP AN NINH CHO VÙNG BIỂN OSTSEE ĐàĐƯỢC PHÁT ĐỘNG

Đức đang đóng góp năng lực quân sự đáng kể cho nhiệm vụ mới của NATO nhằm giữ gìn tốt hơn các tuyến cáp và đường ống ở Biển Baltic. Thủ tướng Olaf Scholz đã công bố thông tin này sau hội nghị thượng đỉnh Biển Baltic tại thủ đô Helsinki của Phần Lan. “Chúng tôi sẽ tham gia bằng tất cả khả năng hải quân mà chúng tôi có. Ông cho biết, điều đó sẽ thay đổi tùy theo các ứng dụng cụ thể.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte gần đây đã tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng liên minh quốc phòng phương Tây đang phát động Chiến dịch "Baltic Sentry". Trong hai năm qua, các đồng minh NATO đã tăng cường tuần tiểu trên mặt biển và dưới mặt biển, nơi gần các cơ sở hạ tầng quan trọng. Chiến dịch này hiện sẽ xử dụng bao gồm nhiều tàu chiến, phi tuần thám sát, tàu ngầm, vệ tinh , cũng như xuồng  không người lái cùng tham dự với chiến dịch..

Giống như Thủ tướng Scholz của Đức và ông Tổng thư ký NATO Rutte, đều không muốn đưa ra con số chính xác có mặt trong chiến dịch. Vì chúng có thể thay đổi tùy theo tuần và chúng ta không muốn khiến "kẻ thù" thông minh hơn mình, ông giải thích. "Điều quan trọng là chúng ta phải xử dụng đúng biện pháp quân sự vào đúng thời điểm và đúng địa điểm để ngăn chặn các hành vi gây mất ổn định trong tương lai"

PHẢN ỨNG CỦA NATO ĐỂ NGĂN CHẶN SỰ PHÁ HOẠI

Với “Baltic Sentry”, các nước NATO giáp Biển Ostsee ( Baltic) đang ứng phó với một loạt các hành động được cho là nghi ngờ phá hoại, trong đó các cáp dữ liệu và đường cáp điện đặt dưới đáy biển gần đây đã bị hư hại nhiều lần. Người ta cho rằng thiệt hại này là do mỏ neo tàu cố ý gây ra. Trong vụ việc gần đây nhất xảy ra vào dịp Giáng sinh 2024, tàu chở dầu “Eagle S” bị nghi ngờ đã cắt đứt đường dây điện Estlink 2 giữa Phần Lan và Estland cũng như bốn dây cáp thông tin liên lạc.

"Baltic Sentry" sẽ phối hợp hoạt động các tài tàu ​​khu trục và phi cơ tuần thám thường xuyên trên mặt biển. Tổng thư ký NATO cũng tuyên bố sẽ xử dụng   các kỹ thuật mới trong khu vực, bao gồm một hải đội các xuồng không người lái  nhỏ. Ông Tổng thơ ký NATO nhấn mạnh rằng, sẽ phối hợp hoạt động với các quốc gia thành viên để tận dụng khả năng về sức mạnh của lực lượng hải quân của các quốc gia NATO - tất cả đều nhằm mục đích cải thiện khả năng bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng dưới nước và có khả năng phản ứng khi cần thiết", tuyên bố của NATO cho biết.

Lực lượng hải quân của các quốc gia vùng Baltic: có những nguồn lực nào?

Hải quân Đức, về mặt lý thuyết là lực lượng mạnh nhất trong khu vực, có sáu tàu ngầm Type 212A cũng như năm tàu ​​hộ tống và mười một tàu khu trục. Các đơn vị lớn nhất và tối tân nhất, bao gồm bốn khinh hạm loại Baden-Württemberg, được sản xuất để đáp ứng cho các nhiệm vụ tuần dương và tấn công. Tuy nhiên, Đức phải chia lực lượng của mình giữa hai vùng biển – Biển Ostsee và Nordsee.

Hạm đội Thụy Điển có phi cơ hộ tống nhỏ, trong đó có năm tàu ​​loại Visby mới hơn và lớn hơn, có trọng tải khoảng 600 tấn. Hạm đội tàu ngầm của Stockholm bao gồm một tàu ngầm A17 cũ và ba tàu A19 (Gotland), mặc dù kế hoạch thay thế chúng bằng tàu A26 Blekinge tối tân hơn, nhưng đã bị trì hoãn đáng kể.

Hải quân Phần Lan có tám tàu ​​hỏa tiễn nhỏ với lượng giãn nước 250 tấn, điều này cũng cho thấy tiềm năng hạn chế của họ.

Các vấn đề của các nước NATO ở Biển Ostsee

Trên thực tế, các nước NATO, ngoại trừ Đức , các nước khác còn ở mức độ hạn chế như là Ba Lan, không có phương tiện quan sát hữu hiệu ơ mọi thời tiết ở Biển Ostsee. Họ cũng còn thiếu các phương tiện để tìm liếm và chống lại tàu ngầm Nga vì phi cơ và trực thăng trên bộ không đủ khả năng so với các tàu hải quân lớn trang bị Radar nhiều hơn và linh hoạt hơn. Mark Rutte không nói rõ liệu quân tiếp viện từ các khu vực NATO khác nhau có được điều tới Biển Ostsee như một phần của hoạt động "Baltic Sentry" hay không và ở mức độ nào?

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 14 Januar 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét