Powered By Blogger

 CAO BỒI GÌA TRUMP ĐANG ĐE DOẠ EU BẰNG CHÍNH SÁCH ÁP THUẾ QUAN KHÔNG NGỪNG VỚI EU.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang yêu cầu Liên minh châu Âu mua thêm dầu khí từ Mỹ - nếu không ông sẽ áp đặt mức thuế cao. Nhưng không biết Trump có thành công với EU hay không ? vì EU cũng không thể ngồi nhìn Trump đơn độc đấu với cả thế giới một cách tự tung tực tác. Thủ tướng Đức Olaf Scholz phản ứng bình tĩnh trước mối đe dọa này.

Cao bồi gìa Donald Trump (78 tuổi) đã nhắc lại mối đe dọa thuế quan đối với Liên minh châu Âu với yêu cầu mua dầu khí từ Mỹ. Ông nói với EU rằng họ phải bù đắp cho khoản thâm hụt khổng lồ của Mỹ trong thương mại song phương “thông qua việc mua dầu và khí đốt quy mô lớn của chúng tôi”, ông Trump viết trên Truth Social  online của mình hôm thứ sáu 20/12. “Nếu không sẽ có việc áp thuế quan, không ngừng!” ông nói thêm.

Tuy nhiên, có rất ít ảnh hưởng của chính phủ EU đối với ngành lọc dầu châu Âu khi mua dầu và khí đốt nếu các nguồn cung cấp không bị trừng phạt, như trường hợp hiện tại ở Nga. Thủ tướng Olaf Scholz (66 tuổi) phản ứng một cách bình tĩnh và chỉ ra rằng Đức đã nhập 90% lượng khí LNG từ Mỹ.

Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết EU cam kết chấm dứt dần việc nhập cảng năng lượng từ Nga và đa dạng hóa nguồn cung cấp. Theo văn phòng thống kê Eurostat của EU, Hoa Kỳ đã cung cấp 47% lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu của EU và 17% lượng dầu nhập cảng của EU trong quý đầu tiên của năm 2024.

Người phát ngôn của Bộ Kinh tế ở Berlin cũng nhấn mạnh: “Đức có thị trường khí đốt tự do, có nghĩa là các công ty thực hiện hợp đồng chứ không phải chính phủ liên bang, và điều đó sẽ vẫn như vậy cho đến ngày hôm nay”. Ủy ban, chịu trách nhiệm về chính sách thương mại.

Thuế quan có thể tác động mạnh đến nhà xuất cảng châu Âu Đức

Trump đã đe từng dọa trong chiến dịch tranh cử, ông này rằng châu Âu sẽ phải trả giá đắt cho thặng dư thương mại kéo dài hàng thập kỷ với Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, ông đã đưa ra mức thuế 10 hoặc 20% đối với hàng hóa từ EU. Điều này đặc biệt có thể ảnh hưởng đến nhà xuất khẩu hàng đầu châu Âu là Đức, vì Mỹ là nước mua hàng hóa “Sản xuất tại Đức” lớn nhất. Trump từ lâu đã trở thành cái gai trong tình trạng thâm hụt thương mại cao của Mỹ với châu Âu cũng như với Trung Quốc. Đó là lý do vì sao ông bắt đầu dùng chính sách áp thuế hải quan ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên nhậm chức.

Mỹ có thâm hụt thương mại hàng hóa 155,8 tỷ Euro (161,9 tỷ USD) với EU vào năm ngoái. Tuy nhiên, trong lãnh vực thương mại, họ ghi nhận thặng dư 104 tỷ Euro, theo dữ liệu của Eurostat.

Thủ tướng ứưc Scholz nhấn mạnh: “Đức hoàn toàn không nhập cảng bất kỳ loại khí đốt nào của Nga, kể cả LNG, thông qua các cảng phía bắc nước Đức trên Biển Bắc và Biển Baltic”. Đức hiện đã trở nên phụ thuộc vào khí LNG của Mỹ vì các nhà nhập cản khí đốt chưa ký hợp đồng với các nhà cung cấp thay thế ở Katar hoặc Senegal. Trong chính phủ liên bang Đức, Bộ Kinh tế, từ lâu đã từ chối việc phát triển các mỏ hóa thạch mới, cũng phải chịu trách nhiệm về việc này. Tuy nhiên, Senegal đã coi viện trợ là điều kiện tiên quyết để vận chuyển khí đốt, hiện chủ yếu đến châu Á.

Các chuyên gia hạn chế kỳ vọng rằng thương mại của Mỹ có thể mở rộng nhanh chóng. Richard Price, nhà phân tích thị trường dầu mỏ tại Energy Aspects, cho biết “châu Âu gần như đã đạt công suất tối đa đối với dầu thô Mỹ, nghĩa là có rất ít khả năng nhập cảng nhiều hơn trong năm tới”.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 21 Dezember 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét