TẠI SAO BỌN THAM QUAN BỘ QP VÀ BỘ CÔNG THƯƠNG SỐT SẮNG MỞ ĐƯỜNG QUỐC LỘ 15D ĐỂ VẬN CHUYỄN THAN TỪ LÀO VỀ VN ??
Các quan tham của Bộ Quốc Phòng và Bộ Công Thương dự kiến hơn 9.000 tỉ đồng nâng cấp, xây dựng quốc lộ 15D để chuyển than từ Lào về VN. Xây đường để mua than từ Lào đem về VN, việc làm này của Bộ Quốc Phòng và Bộ Công Thương có hợp lý không? VN từng là quốc gia sản xuất than hạng nhì thế giới, nay lại chuyển sang phải nhập cảng than từ nhiều nước trong khu vực là vì sao?
Giống như VN, những đỉnh cao trí tuệ đã đưa VN từ một nước nông nghiệp truyền thống từ ngàn đời, hàng năm xuất cảng gao ra thế giới, nhưng năm 2024 phải nhập cảng gạo với con số lớn từ Ấn Độ, Cambodia... Số lượng nhập cảng gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng... 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập cảng gạo, tăng gần 73% so với cùng thời gian với năm ì024 và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Theo giải thích của nộ Công thương, Việt Nam mua than từ Lào, ngoài mang lại lợi ích cho nước này, cũng góp phần đảm bảo cung ứng điện trong nước. Do vậy, Việt Nam luôn tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa từ Lào về Việt Nam, đặc biệt qua các cửa biên giới, tới các cảng tại Việt Nam
Ngoài Australia, Indonesia - các thị trường nhập than chính của Việt Nam, nhập khẩu than từ Lào cũng được tính tới. Theo bản ghi nhớ tháng 7/2023, mỗi năm Việt Nam sẽ nhập khoảng 20 triệu tấn than từ Lào, tùy điều kiện thực tế thị trường, nhu cầu mỗi bên.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết nhu cầu nhập cảng than của Việt Nam rất cao. Ngược lại, tăng xuất cảng than cũng là mong muốn của Lào (?).
Để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất, dự kiến Việt Nam sẽ phải nhập cả khoảng 50-83 triệu tấn vào giai đoạn 2025-2035 và giảm dần còn khoảng 32-35 triệu tấn vào năm 2045. Nguồn: https://miningvietnam.com/2022/08/15/viet-nam-tang-toc-nhap-khau-than-khi-nhu-cau-dat-dinh-vao-2030/
TRỬ LƯỢNG THAN CỦA VN
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng than đáng kể trong khu vực Đông Nam Á. Theo Báo cáo nghiên cứu năng lượng. đánh giá thống kê năng lượng thế giới năm 2022 của Trung tâm Nghiên cứu chính sách và kinh tế năng lượng (Anh), trữ lượng than tại Việt Nam ước tính lên đến khoảng 3,36 tỷ tấn, đứng thứ hai sau Indonesia trong khu vực Đông Nam Á.
Trữ lượng than tại Việt Nam phân bố chủ yếu trong hai bể than là bể than Đông Bắc và bể than Sông Hồng.
Việt Nam còn có nhiều khu vực khác có mỏ than lớn đáng chú ý. Quảng Ninh là một trong những khu vực trọng điểm được coi là trung tâm khai thác than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng của cả nước. Tỉnh này hiện có khoảng 140 mỏ than và điểm quặng khác như đá vôi, cao lanh, đất sét, thủy tinh. Đáng chú ý là gần 90% trữ lượng than của cả nước được tìm thấy tại Quảng Ninh.
VN NƯỚC XUẤT CẢNG THAN
Sáng 1/1/2010, tại cảng Cẩm Phả, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Công ty kho vận và cảng Cẩm Phả-TKV, Công ty tuyển than Cửa Ông-TKV( Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) đã tổ chức rót tấn than đầu tiên trong năm 2010, xuất cảng đi thị trường Nhật Bản.
Tàu nhận tấn than đầu tiên này là tàu Oriental Topal, quốc tịch Síp ( Cyprus ) có trọng tải 16.700 DWT. Tàu cập cảng Cẩm Phả để nhận 15.400 tấn than cám 9A đi thị trường Nhật Bản cho khách hàng Sumitomo. Ngay sau tàu Oriental Topal, tàu Anh Khắc (Việt Nam) cũng cập cảng Cẩm Phả, nhận 3.100 tấn than cám 3C vận chuyển cho khách hàng là Nhà máy xi măng Tây Ninh.
Trong năm 2009, Công ty kho vận và cảng Cẩm Phả-TKV đã đón trên 2.500 lượt tàu và trên 5.000 phương tiện thủy với tổng sản lượng hàng thông qua cảng đạt 24,5 triệu tấn (trong đó xuất cảng 13,5 triệu tấn), doanh thu bán than đạt trên 21 nghìn tỷ đồng.
Nguồn:
2, https://tuoitre.vn/o-at-xuat-khau-than---ky-1-chuyen-nui-ra-nuoc-ngoai-467427.htm
Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về sản lượng sản xuất than và trữ lượng than với 3,4 tỷ tấn. Ngành Than Việt Nam đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất điện năng vì nhiệt điện than chiếm tới 31,8% trong cơ cấu sản xuất điện. Theo Reuters, từ năm 2012- 2017, khối lượng than xử dụng ở Việt Nam tăng 75%, tốc độ tăng cao nhất trên thế giới.
Dự báo nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân đến năm 2020 sẽ đạt 86,4 triệu tấn, năm 2030 đat 156,6 triệu tấn, riêng nhu cầu cho sản xuất nhiệt điện chiếm đa số, năm 2020 đạt 64,1 triệu tấn, đến năm 2030 sẽ đạt 131,1 triệu tấn. Có thể thấy rằng nhu cầu than tính bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 là 0,77 TOE/người cao hơn trung bình thế giới là 0,5 TOE/người. Tuy nhiên sản lượng than khai thác trong nước không đủ cung ứng, năm 2020 dự kiến sản lượng than thương phẩm là 44 triệu tấn, năm 2030 là 53 triệu tấn. Việc xử dụng than ở VN hoàn toàn đi ngược với thế giới, là một nước gây ô nhiễm môi trường đáng kể trong khu vực chỉ đứng sau TQ.
Do vậy, Việt Nam thu gom lượng than chủ yếu từ các nước ASEAN và Châu Á, trong đó Indonesia chiếm tỉ trọng 42%, Australia chiếm 25%, Nga (17%). Giá than nhập cảng trung bình năm 2018 là 112 USD/tấn. Lượng than sẽ được ưu tiên phân bố theo thứ tự sau: sản xuất điện, phân bón, hóa chất, xi măng, các ngành khác. Đây chính là giải thích của Bộ Công Thương, vì sao phải nhập than từ Lào, ngoài việc mua điện cũng từ Lào.
Như chúng ta đều biết:20 năm trước, Việt Nam từng là nước xuất cảng ròng than. Tuy nhiên do khai thác, xử dụng và xuất cảng không được quy hoạch tốt nên dẫn đến tình trạng Việt Nam phải nhập cảng than đá.
Hiện tại, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) với 100% vốn nhà nước và Tổng công ty Đông Bắc trực thuộc Bộ Quốc phòng là 2 đơn vị chủ chốt trong ngành, cung cấp khoảng 95% sản lượng than trong nước. Đây cũng là 2 doanh nghiệp duy nhất được nhà nước câp phép nhập cảng than, các doanh nghiệp khác trong ngành muốn nhập cảng phải ký kết hợp đồng với 2 doanh nghiệp này. Năm 2019, sản lượng khai thác than nguyên khai đạt 47 triệu tấn, trong đó 60% là than hầm lò, còn lại là than lộ thiên. 90% trữ lượng than Việt Nam tập trung ở Quảng Ninh. Lượng than này toàn bộ đều do Bộ Quốc Phòng và Bộ Công Thương điều hành phân phối qua các công ty con.
Nguồn:https://vietnamcredit.com.vn/products/vietnam-industries/bao-cao-nganh-than-viet-nam-2020-58
VN BỊ ÉP BÁN THAN GIÁ RÈ CHO TQ, RỒI NHẬP LẠI VỚI GÍA CAO
Theo Tổng cục Hải quan (GDC), trong 7 tháng đầu năm 2018, Việt Nam tăng nhập cảng than lên 49%, kim ngạch tăng 71%.
Trong khi Việt Nam có thể mua than từ Indonesia với giá 1,6 triệu đồng/tấn thì hiện đang trả 8,2 triệu đồng/tấn hàng nhập cảng từ Trung Quốc, theo Vietnamnet.
Một báo cáo của GDC hồi tháng Năm cho thấy giá nhập cảng than là 2,67 triệu đồng/tấn, thấp hơn 330.000 đồng so với giá xuất cảng. Điều này cho thấy Việt Nam xuất cảng loại than có giá trị và nhập cảng các sản phẩm chất lượng thấp.
Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45480436ệc
Đàn anh TQ, đã ép VN phải bán giá than rẻ cho thị trường TQ, và VN còn có bổn phận phải đáp ứng cho nhu cầu của đàn anh thường xuyên .TQ coi việc gom than của VN, là một phần vì bổn phận trả ơn, trả nợ cho TQ,. Thế nên Bộ Quốc Phòng và Bộ Công Thương mới có dự án mở rộng quốc lộ 15D qua Lào, vì phải thi hành bổn phận cho nhu cầu than của đàn anh.
Nhưng để ăn nói, bọn quan tham liên bộ phải dùng chiêu bài vì dân vì phát triển cho nền kinh tế quốc dân, nên lấy dân ra để che mắt thiên hạ.
Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 27 Dezember 2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét