Powered By Blogger
TẠI SAO CÔNG DÂN VNCH PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM VẬN ĐỘNG 
MỞ LẠI HIỆP ĐỊNH PARIS 1973?
Hiệp định Paris là một hiệp định hoàn toàn bất công cho quốc gia VNCH, người lãnh đạo thời đó là Tổng Thống  Nguyễn Văn Thiệu gần như bị kê súng vào đầu để bắt ký tên vào hiệp định này. Đây là một hiệp định mà người bạn đồng minh Mỹ đã trở cờ, thúc ép những người lãnh đạo miền nam VN vào thời điểm đó phải buông súng tan hàng. 

Một trong những tên tội đồ đã từng nhúng tay và việc bức tử VNCH qua hiệp định Paris 1973 phải kể đến là tên cựu ngoại trưởng Henrry Kissinger.  Tên Mỹ cộng  Kissinger này là cố vấn an ninh cho tổng thống, ông đã đi lại dàn xếp bí mật các cuộc gặp gỡ thượng đỉnh lần đầu tiên Nixon với Mao và Nixon với Brezhnev, ông cũng là người đại diện của Hoa kỳ trong hòa đàm Ba-lê 1969-1973 nhiều lần đã họp kín riêng với Lê đức Thọ để soạn thảo Hiệp Định Paris 1973 mà không có sự tham khảo của VNCH - Kể từ tháng 8 năm 1969 cho đến ngày 25-01-72 Henry Kissinger họp kín 12 lần với Lê đức Thọ. Tên Mỹ cộng Kissinger lợi dụng cơ hội thông đồng với giặc, và tên này còn chà đạp lên các quyết định của chính phủ Hoa kỳ và Việt nam Cộng hòa: VNCH không hề nhận được thông báo trước những quyết định của Kissinger trong các cuộc họp với cộng sản.
Toàn thể phái đoàn VNCH tại Hòa đàm Balê đã phải vô cùng vất vả mới chống lại được những nhượng bộ của Henry Kissinger cho Bắc Việt - tên Mỹ cộng Kissinger từng đề nghị một cuộc bầu cử tổng thống ở Miền Nam với sự tham gia của Mặt trận Giải phóng Miền Nam, với điều kiện ông Thiệu phải từ chức một tháng trước khi bầu lại chính phủ tại Miền Nam, hội đồng 3 thành phần có quyền như một chính phủ trong thời gian bầu cử nầy. Đây là bộ mặt khốn kiếp của tên Mỹ Cộng Kissinger để được rút quân trong danh dự trong  chiến tranh VN. 

Nhằm giúp Bắc Việt thôn tính Miền Nam , bắt đầu Kissinger thông đồng với Cộng sản những điều kiện vô cùng bất lợi cho VNCH, rồi tên Kissinger làm áp lực với ông Thiệu, buộc ông Thiệu phải chấp nhận những điều kiện nầy. Ngày 8 tháng 5 – 1969, quan điểm chính của Hoa kỳ là đòi triệt thoái quân lực song phương (Hoa kỳ và Bắc Việt rút ra khỏi Miền Nam), nhưng đến ngày 31 tháng 5 – 1971, Kissinger tự ý bỏ việc đòi hỏi Bắc Việt rút quân ra khỏi Miền Nam, mà chỉ có Mỹ rút đi thôi.
Đám Mỹ Cộng còn bầy mưu chận lại số tiền 700 triệu USD vũ khí, ưu tiên để viện trợ cho VNCH . Đầu tiên, quốc hội Mỹ chấp thuận 700 triệu USD về viện trợ vũ khí, đám Mỹ Cộng quyền lực này đã vận động quốc hội Mỹ bloquer (block) ngăn chặn món tiền này với lý do hết sức khốn kiếp là: " cho Việt Nam Cộng Hòa bao nhiêu cũng không đủ, vậy chúng ta (Mỹ) giữ lại để tiết kiệm ". Đây chính là cái khốn kiếp của những người có quyền lực nhất của Mỹ vào thời điểm đó đã đối xử với một đồng minh VNCH - đang trong cơn nguy khốn hiểm nghèo trước sự tấn công dồn dập của cs Bắc Việt khắp 4 vùng chiến thuật.

Cái bẩn thỉu , độc ác của đám Mỹ Cộng đối với Việt Nam Cộng Hòa ở chỗ là: đối với các nước dân chủ pháp trị, một khi 700 triệu USD võ khí đã được quốc hội tháo khoán thì chính phủ bắt buộc phải chi dùng , nhưng Quốc Hội Mỹ lại cố ý không cho gửi các võ khí đó sang VN, như đã nói ở trên. Số phận Việt Nam Cộng Hòa đã an bài vào ngày 30 - 04 - 1975.

Tập đoàn Mỹ Cộng đã thành công rực rỡ, vẻ vang (trên hàng triệu người bị chết) vì tài đi đêm với cộng sản, nhưng hoàn toàn thiếu đức độ . Những nạn nhân của đám Mỹ Cộng chính là Quân Lực VNCH, nhân dân VNCH, Q những quân nhân Mỹ tham chiến ở VN, các Phi Công Mỹ, và quân lực của các nước Đồng Minh.... Tuy nhiên, đối với bọn Mỹ cộng này thì đấy chỉ là những con số, không lấy gì làm quan trọng, làm mủi lòng tiếc thương của họ . Họ dửng dưng không cần biết không thèm để ý , không thèm quan tâm .... Họ chính là những ác thú vô lương tri trước sự sống còn của VNCH!!!!  http://www.vietnamvanhien.net/SuTanDocCuaHenryKissinger.pdf

Tóm lại Hiệp Định Paris 1973 chính là đầu mối bức tử chế độ miền Nam Tự Do: Hoa Kỳ phản bội đồng minh, nhóm phản chiến Sài Gòn phá hoại, thành phần thứ 3 làm lợi cho Cộng Sản. Hiệp Định Paris 1973 đã lót đường cho quân Bắc Việt xâm nhập, tập trung quân, tích trữ hậu cần, đặt Bộ chỉ huy, mở chiến dịch tổng tiến công thôn tính miền Nam tháng 4 năm 1975.

Dự thảo khung của Hiệp Định là: "Quân đội Mỹ và các đồng minh nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam được ở lại miền Nam Việt Nam, chính quyền của Tổng thống Thiệu được quyền tồn tại trong một giải pháp hòa bình, trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày.

Chương 2 HĐ ghi: Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi Ủy ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Việt Cộng. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa.

Hiệp định Paris là hiệp định được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh. Đối với Hoa Kỳ đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất trong hai bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hòa thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa trước một nguy hiểm trong một tương lai gần. 
Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh. Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris. Và đây cũng là cú dứt điểm của Mỹ trong vấn đề chiến tranh VN.
Tuy nhiên vẫn còn đó, phần còn lại của Hiệp Định Paris 1973 về việc tôn trọng nhân quyền, các quyền tự do và quyền tự quyết của nhân dân VN chưa được thi hành. Đó là con đường duy nhất giúp đất nước thoát khỏi những chế độ độc tài và phát triển.

Điều 9 của HĐ Paris 1973 nguyên văn như sau: “Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt-nam Dân chủ Cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam:

a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm và phải được các nước tôn trọng.

b) Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị miền Nam thông qua tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ có giám sát quốc tế.

c) Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam”.


Xem nội dung Hiệp Định Paris 1973 bằng tiếng Việt: http://saigonbao.com/hiepdinhparis/vietnam/trang1.htm

Những công dân Việt Nam Cộng Hòa và hậu duệ vẫn luôn tin tưởng tái cứu xét Hiệp Định Paris 1973 là điều hoàn toàn khả thi. Đây không phải điều hoang tưởng để có thể nói rằng: vào một ngày nào đó Hiệp Định Paris sẽ được đem ra bàn cải và thi hành - việc này còn đang trong đợi vào chử ký của những ai đã từng mang căn cước VNCH và các hậu duệ của VNCH.
CÁCH THỨC KÝ TÊN VÀO BẢNG THỈNH NGUYỆN THƯ
1-Vào trang Website Thỉnh Nguyện Thư của Toà Bạch Ốc bằng cách bấm vào link này: https://petitions.whitehouse.gov/…/petition-re-open-paris-p…
2-Cách điền tên của bạn vào trong Thỉnh Nguyện:
-Bạn phải đánh máy tên của bạn và địa chỉ email vào trong những ô có dấu *
-Rồi bạn bấm vào chỗ “Sign Now” (ký ngay bây giờ)

3-Xác nhận chữ ký của bạn:
(Toà Bạch Ốc sẽ gửi cho bạn một email)
-Bạn mở email lên; bạn sẽ thấy “We The People…”
-Rồi bạn bấm …”Xác nhận chữ ký của bạn bằng cách nhấn vào đây”
(Confirm your signature by clicking here.)

Chú Ý:

1. Cần có Email: Người muốn ký tên phải có một địa chỉ email thật và đang dùng, vì sau khi ký xong người đó sẽ nhận một email phản hồi từ Tòa Bạch Ốc với chủ đề: “Action Needed: Verify your signature” để xác nhận là mình đã bấm nút ký tên vào TNT này. Và người đó phải bấm vào hàng chữ này: “Confirm Your Signature by clicking here”. Sau đó thì chữ ký này mới là hoàn tất và được coi là xong (counted).
2. Ai có thể ký? Tòa Bạch Ốc nói tất cả những ai trên 13 tuổi mà có email cũng có thể ký tên.
3. Nơi ở có quan trọng không? Người ở các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ cũng có thể ký tên. Người ở VN và Âu Châu đã cho Vũ Minh biết là họ đã làm xong và chữ ký đã được chấp nhận.
4. An Toàn: Mọi chi tiết cá nhân của Quý Vị sẽ được bảo toàn vì hệ thống computer này do Tòa Bạch Ốc quản lý. (The information you provided will be kept confidential and safe because the White House manages this website).

Hậu duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 10.10.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét