Powered By Blogger
CÂU CHUYỆN THÁNG 10 (26.10.1956) CÁCH ĐÂY 63 NĂM 
VÀ CÂU CHUYỆN THÁNG 10 NĂM NAY 2019
Là câu chuyện nhắc lại những ngày đầu gian nan vất vả của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong việc thành lập nước VNCH. Trở về ngày 23 tháng 10 năm 1955, miền nam VN có một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức để lấy ý kiến dân về sự lãnh đạo miền nam của hai nhân vật: Vua Bảo Đại và cựu Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Kết quả  Ông Diệm đạt 98.2% phiếu (với 5.721.735 phiếu) thắng Vua Bảo Đại, và ông Ngô Đình Diệm trở thành người lãnh đạo nước VNCH, một quốc gia tân lập theo thể chế Dân Chủ Tự Do đầu tiên sau khi thực dân Pháp rút khỏi VN. Lần đầu miền nam VN người dân trong bước đầu được sống trong bối cảnh dân chủ tự do, mặc dù còn nhiều khiếm khuyết trong thời gian tiên khởi của nền dân chủ son trẻ trong khu vực.  Miền nam VN thật sự chia tay chế độ quân chủ quan liêu, mà Vua là người được trao toàn quyền lãnh đạo tối cao. Trong khi miền bắc người dân bị bắt buộc sống trong một chế độ độc tài toàn trị do Hồ chí Minh thiết lập. 
Ngày 26/10/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm chính thức thông báo kết quả Trưng cầu Dân Ý truất phế Bảo Đại, thành lập Việt Nam Cộng hòa, với Hiến ước Tạm thời làm cơ sở pháp lý điều hành quốc gia.

Tháng 3/1956 một Quốc hội Lập Hiến (một viện) với 123 dân biểu được bầu cử trực tiếp từ người dân. Các Dân Biểu Quốc Hội nền đệ nhất Cộng Hòa  đã phải mất hết 4 tháng làm việc không ngừng để hoàn thành một bản hiến pháp, làm nền tảng căn bản pháp lý cho sự sinh hoạt của nền đệ nhất cộng hòa. Hiến pháp được phê chuẩn và Quốc hội bỏ phiếu thông qua. Ngày 26/10/1956 Hiến pháp được Quốc trưởng Ngô Đình Diệm ban hành. Xem nguồn: https://honviet.co.uk/HienPhap1956NenDeNhatCongHoa.htm
Chiếu điều 95 và 96 của bản Hiến pháp 1956, Quốc hội Lập hiến đương nhiên trở thành Quốc hội Lập pháp VNCH của nền đệ nhất cộng hòa và Quốc trưởng Ngô Đình Diệm sẽ là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.

Hiến pháp VNCH 1956 được xây dựng trên tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc, tinh thần này được tiếp tục duy trì trong Hiến pháp 1967. Và cũng với tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc,  Bộ Giáo Dục chính thức sử dụng tinh thần để làm nền tảng triết lý cho toàn bộ chính sách giáo dục tại miền nam VN trong suốt thời kỳ tồn tại của  chế độ VNCH.. Xem nguồn: https://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giá con người vì con người tự nó là một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện, và GDNB không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, con người có giá trị của con người như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục. Cũng từ triết lý nhân bản đó, người lính VNCH đã biết đặt chử NHÂN lên nòng súng, đánh giặc là khử bạo: "Đem Đại Nghĩa thắng hung tàn/Lấy Trí Nhân thay cường bạo" ( Bình Ngô Đại Cáo-Nguyễn Trãi) đúng theo lời dặn của tiền nhân.
Miền nam sau khi hiến pháp được ban hành, may mắn được Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, một con người lấy tình thương dân tộc và tình yêu nước nồng nàn làm lẽ sống trên con đường xây dựng đất nước. Ông Diệm đã thiết lập một chính thể và một chính quyền theo mô thức Vương Đạo mà ông là người đã được thấm nhuần qua kinh sử Nho giáo từ thời niên thiếu. Chỉ tiếc rằng ông là một nhà nho cô đơn ở giữa một thời thế nhiễu nhương, cả bạn lẫn thù đều kính sợ nhưng căm ghét ông, vì họ không thể so sánh được với ông. Một nhà biên khảo Hoa Kỳ đã kính trọng gọi Tổng Thống Diệm là The Last Confucian : Kẽ Sĩ Cuối Cùng trong thời đại của chúng ta. Ông là một tấm gương của một lãnh đạo hết lòng một đời tận tụy vì nước vì dân, một người lèo lái con thuyền quốc gia vượt qua từng cơn sóng dữ lúc mới ra khơi.
Đệ nhất cộng hoà thành lập được một chế độ Dân Chủ Tự Do, không khí tự do thật sự đã sớm được ra đời, người khai sáng chế độ là Tỗng Thống Ngô Đình Diệm. Sau khi nhậm chức Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bắt tay ngay vào việc xây dựng miền nam, từ việc tiếp đón hàng triệu người miền Bắc di cư vào nam sau hiệp định Genève ngày 20.7.1954; ổn định tình hình chính trị phức tạp của miền Nam do Pháp để lại với nhiều phe phái và quân đội khác biệt không trực thuộc chính quyền đương nhiệm, Hai việc nầy là là hai vấn đề lớn đầy thử thách với vị Tổng Thống dân cử đầu tiên nầy. Lúc đó các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng.... đều chưa thần phục chính quyền miền nam VN của ông Diệm. Chỉ 2 năm sau ngày nhậm chức, ông Diệm đã ổn định được tình hình chính trị ở miền nam.

Trong 8 năm thăng trầm của lịch sử, có những lúc Tổng Thống Diệm phải đương đầu với ý muốn bành trướng quân đội Mỹ tại Việt Nam . Vì muốn có chủ quyền và khỏi mất chính nghĩa, nên Tổng Thống Diệm mạnh mẽ chống lại việc đưa lính “tác chiến” Mỹ vào Việt Nam, ông chỉ nhận viện trợ và cho phép Cố Vấn Mỹ vào Việt Nam mà thôi, sự kiện này đã sinh ra bất đồng giữa hai chính phủ VNCH và Mỹ. Với sự lãnh đạo khéo léo và tài tình ông đã ổn định được mọi tình hình khó khăn lúc bấy giờ. Một thành tích đáng ca ngợi nhất là chương trình " Nắng Đẹp Miền Nam" để định cư cho gần một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam lánh nạn cộng sản.. 
Điểm mạnh nhất của mô hình Đệ Nhất Cộng Hòa là phát triển kinh tế thị trường tự do. Để phát triển kinh tế, Khu Kỹ nghệ Biên Hòa đã được xây dựng, đây là một thành tựu xuất sắc phát triển vào bậc nhất trong vùng Đông Nam Á. Mặc dù phải cố gắng ngăn chặn sự phá hoại  của cs Bắc Việt đang theo lệnh của Nga Tàu phát động chiến tranh trên phần đất của VNCH, nhưng kinh tế và kỹ nghệ miền Nam vào thời ông Diệm cầm quyền vượt hẳn các quốc gia trong khu vực.

Cuối thập niên 1950, VNCH xây xa lộ Biên Hoà ở phía Bắc Sài Gòn, là công trình giao thông công cộng có thể nói tiến bộ nhất toàn vùng Đông Nam Á khi đó.

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tích cực triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập cảng. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành công nghiệp nhẹ. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên, một ở Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961. Đồng thời, các loại máy móc, kim loại - những đầu vào cho các ngành được bảo hộ - được ưu tiên nhập khẩu. Trong khi hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được khuyến khích. Một số mặt hàng xuất cảng còn được chính quyền trợ cấp. Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh thuận lợi cho xuất cảng (thông qua trừ đi một mức phụ đảm). Thời kỳ 1955-1965 là thời kỳ tốt đẹp nhất của xuất cảng của Việt Nam Cộng hòa.
Nền kinh tế Tư Bản Thịnh Vượng của miền Nam… (Biểu Đồ GDP 1960)…
Biểu đồ So sánh GDP (US$) đầu người giữa vài quốc gia Á châu năm 1960 (từ tài liệu 1) - Theo biểu đồ 1, vào thời điểm 1960, trong số 10 quốc gia Á châu, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, South Vietnam, 223$) có GDP đầu người đứng sau Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippines (257$), nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155$), hơn gấp đôi Thailand (101$), gấp 2,4 lần Trung quốc (92$), gấp 2,7 lần Ấn độ (84$), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam, 73$).

Nước Việt Nam Cộng Hòa dưới thời chính phủ ông Diệm đã có thể bắt đầu xuất cảng nhiều triệu tấn gạo để lấy ngoại tệ. Công cuộc phát triễn kỹ nghệ, thương mại cũng được phát triễn mạnh mẽ, những mặt hàng nội hóa đã dần dần có thể cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Người Việt Nam không có tư tưởng chuộng hàng ngoại quốc, vì phẩm chất hàng nội địa rất cao. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Tổng Thống Diệm đã đưa Việt Nam lên hàng cường quốc Đông Nam Á, trước sự ngạc nhiên cùng cực của người Mỹ và sự kính nể của các nước Á châu nhất là những lân bang như Lào, Miên, Thái, Phi.

VNCH tuy là một quốc gia tân lập tuy nhiên nhờ những nổ lực xây dựng miền nam không ngừng nghĩ, những nhà lãnh đạo của nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa dù vừa phải chiến đấu vừa phải xây dựng một tương lai ấm no và sự hạnh phúc cho 20 triệu người dân miền nam. 
VỀ TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
-Sau hiệp định Geneve 1954 tỉ giá hối suất giữa hai miền là 1 đồng Nam việt = 30 đồng Bắc Việt .


– Đến năm 1959 thì tỉ giá thay đổi 1 đồng Nam Việt = 70 đồng Bắc Việt. Chỉ trong vòng 5 năm mà đồng tiền Bắc Việt rớt giá thê thảm chứng tỏ kinh tế VNDCCH bị lạm phát cao.


Đồng tiền VNCH cho đến thời điểm 30.4.1975 về tỉ giá vẩn có giá trị rất cao so với đồng tiềng vàng mã của VNDCCH. Đồng tiền VNCH trong thời kỳ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, được phát hành 2 lẩn với các mệnh giá như sau:
- Giai đoạn (1955-1956) phát hành lần 1, tiền giấy VNCH lưu hành những mệnh giá như 1, 2, 5, 10, 20, 50, 100, 500 đồng,


- Sang giai đoạn (1955-1962) lại tiền giấy VNCH có nhiều mạnh giá hơn như 1, 2, 5, 10, 20, 100, 200, 500 đồng
Nhìn vào mệnh giá tờ giấy bạc lớn nhất của một quốc gia được lưu hành để biết giá trị đồng tiền của quốc gia đó nằm ở đâu trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. Hoa Kỳ đồng DoLa lớn nhất là 100US$, Khối EU (Âu Châu) lớn nhất là tờ 500 Euro, nhưng ở Đúc tờ 200 và 500 Euro không thông dụng bằng tờ 50 và 100 Euro, VNCH trước 1975 tờ mệnh giá lớn nhất là tờ 1000 đồng (1972). Riêng CHXHCNVN có tầm cở là 500.000 đồng. Thế mới biết sự cách biệt về tỉ giá của VNĐ trong hệ thống tiền tệ thế giới. Trước khi cs cướp miền nam vào năm 1975 thì 1 đồng US Đô La đỏ (không có lưu hành đô la xanh ) = 118 Đồng VNCH (1973). 1 đô la Mỹ có giá đổi tại ngân hàng :1 đô USD tương đương với 23.307 VND trong thời điểm hiện tại 2019. Những đỉnh cao trí tuệ Ba Đình có tài đem đồng VN xuống thấp nhấp sau 44 năm xây dựng đất nước. Đắng lòng!! (Đô la đỏ nguồn: http://chinhhoiuc.blogspot.de/…/12/sai-gon-xua-ong-o-la-o.h…)
Nếu như VNCH không bị bọn xâm lược tay sai Nga tàu từ miền Bắc xâm chiếm vào ngày 30.4.1975, thì chắc chắc 44 năm sau tính từ thời điểm 1975 đến nay, miền nam VN bõ rất xa miền Bắc VN. Mặc dù thua kém miền nam VN nhưng hệ thống tuyên truyền của đảng vẩn luôn tìm cách che đậy để tiếp tục lường gạt người miền Bắc và các thế hệ sinh sau 1975. Còn nhiều nữa những kỳ công của một con người khiêm tốn như Ô Diệm không thể kể ra hết, ông đã đem nước Việt Nam Cộng Hòa ngẩng cao đầu trên trường thế giới, trở thành một quốc gia hùng mạnh trong vùng Đông Nam Á vào thập niên 1950 – 1960.

Tất cả những công lao to lớn ấy đã rất hiếm khi được một nhà viết sử thế giới phương Tây và Hoa Kỳ nào liệt kê ra để vinh danh Tổng Thống Diệm. Trái lại, những kẻ gọi là những nhà viết sử vô tư và khách quan đó, đã tỉ mỉ dùng kính khuếch đại rọi vào từng ngóc ngách khiếm khuyết của một chính quyền non trẻ thiếu thốn nhân lực, kinh nghiệm và cực nghèo nàn, hả hê một cách độc ác trưng lên từng trang sách những : “sự thật” về một chính thể “độc tài”, một chính quyền “tham nhũng”, một bộ máy “thối nát”, để che dấu cho các mưu đồ chính trị liên tiếp vào những năm sau khi ông Diệm bị sát hại! Họ đã giết chết một vị lảnh đạo anh minh và liêm khiết của miền nam VN, không thể tìm thấy được người thứ hai như Ông, một vị Tổng Thống nổi bật vì đã có sự cống hiến hết đời cho quốc gia và dân tộc. Trong khi đó miền Bắc bất hạnh dưới sự lảnh đạo của một tên tay sai của Nga Tàu, đó là đại quốc tặc Hồ chí Minh.
Sau những chua cay ngọt bùi, khó khăn, nguy hiểm, vinh nhục trong chức vụ Tổng Thống, sự nghiệp và sinh mạng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã kết thúc vào 2.11.1963

Trước kết quả thần kỳ do ông Diệm tạo nên, Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower đã phải công khai thán phục, gọi ông Diệm là “Người của phép lạ!”. Ông Diệm cũng được tạp chí Time chọn là người của năm.
Tổng Thống Eisenhower đã chính thức mời Tống Thống Ngô Đinh Diệm viếng thăm Mỹ quốc ngày 13.5.1957 cùng, Ông Diệm đã được tổng thống Mỹ đón tiếp một cách trọng thể. Đích thân Tổng Thống Eisenhower ra tận chân thang máy bay nghinh đón ông, là một sự kiện hi hữu.
http://nuocvietphuongnam.blogspot.de/2013/07/xem-hoa-ky-on-tiep-hai-cach-tong-thong.html

Tổng Thống Hoa Kỳ mở quốc yến chào mừng ông và Quốc Hội đã mời Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đến nói chuyện trước Lưỡng Viện. Tổng Thống Hoa Kỳ có mặt trong buổi nói chuyện này.
VN-Quê Hương tôi từ ngày có bợm hồ và đảng csVN người dân nưóc tôi không có một ngày ấm no hạnh phúc yên bình... Nhân Dân quyền đã bị tà quyền tóm thâu....Cộng sản như loài cỏ dại, không thể “cải tạo” thành lúa được chỉ có nước nhổ bỏ tận gốc.
Cộng sản Việt Nam là loại cộng sản tay sai cuồng tín, vừa ngu dốt vừa tham bẩn, lại quá độc ác, tàn nhẫn với dân mình nên không thể “cải hóa” được, cần phải tiêu diệt cho sạch. VN-Quê hương ta một dãy Giang Sơn tuyệt vời, anh em ta da vàng máu đỏ trong tim. Quê hương ta xin anh giữ lấy vẹn toàn; hãy chung nhau góp đôi bàn tay để cùng nhau đẩy bánh xe lịch sử lăn bánh.
HÃY NHANH CHÓNG KÝ TÊN VÀO BẢN THỈNH NGUYỆN THƯ " TÁI CỨU XÉT HIỆP ĐỊNH PARIS 1973".

Trong cơn " quốc biến" ngày hôm nay, trước khi một cuộc cách mạng Dân Chủ Tự Do thật sự bùng nổ, chúng ta tuổi trẻ và hậu duệ VNCH hãy vì Quê Hương VN đang lâm nguy trước sự ngu dốt thiếu bản lĩnh giử nước của bọn tay sai Ba Đình và sự lộng hành ngang tàng của Tàu cộng trên vùng biển và vùng biên giới Trung Việt.  
Tháng 10 năm nay sẽ là tháng quyết định cho sự hồi sinh thật sự của VNCH, nếu như đồng bào chúng ta và con dân VNCH ý thức được việc ký tên vào bản thỉnh nguyện thư gởi đến Tổng thống Donald Trump để tái cứu xét lại Hiệp Định Paris 1973, mà bắc cộng đã vi phạm trầm trọng hiệp định này, chúng đã bất chấp các qui định của quốc tế, xua quân ồ ạt vào xâm chiếm miền nam VN.

Cũng trong tháng 10/2019 này nếu như có đũ 100.000 chử ký được gởi đến Tòa Bạch Ốc để đánh động việc vi phạm Hiệp định Paris 1973 thì VNCH sẽ được tái sinh.  Xin mọi công dân VNCH và những người yêu chuộng tự do trên khắp thế giới hãy nhanh chóng ký tên vào thỉnh nguyện thư theo sự hướng dẩn dưới đây:
1-Vào trang Website Thỉnh Nguyện Thư của Toà Bạch Ốc bằng cách bấm vào cái link này: https://petitions.whitehouse.gov/petition/petition-re-open-paris-peace-agreement-1973?fbclid=IwAR3cVddxGc5MZ3NnDe_Rjg6yJHrxb-FEC7Ekb-0nvIjl4z4FyrpznsH4-QA

2-Cách điền tên của bạn vào trong Thỉnh Nguyện:
-Bạn phải đánh máy tên của bạn và địa chỉ email vào trong những ô có dấu *
-Rồi bạn bấm vào chỗ “Sign Now” (ký ngay bây giờ)

3-Xác nhận chữ ký của bạn:
(Toà Bạch Ốc sẽ gửi cho bạn một email)
-Bạn mở email lên; bạn sẽ thấy “We The People…”
-Rồi bạn bấm …”Xác nhận chữ ký của bạn bằng cách nhấn vào đây”
(Confirm your signature by clicking here.)

Hậu duệ VNCH trân trọng cảm tạ đến tất cả quý vị đã lưu tâm tới lời kêu gọi này.

Nguyễn thị Hồng, ngày 6.10.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét