Powered By Blogger
CHÀO MỪNG LẦN THỨ 92 (25.12.1927 -2019)
NGÀY THÀNH LẬP VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
Ngày giáng sinh 25 tháng 12 năm 1927 của chín mươi hai năm trước. Người sinh viên trẻ Cao Đẳng Thương Mại, ông Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đã quyết định thành lập một chính đảng, lấy tên là Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhằm mục đích vận động toàn dân đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho quốc gia và tự do cho dân tộc. Đảng hoạt động trong bí mật với mục tiêu “Dân Tộc Độc Lập, Dân Quyền Tự Do và Dân Sinh Hạnh Phúc“, chống thực dân Pháp. Và chống đảng đảng bán nước buôn dân csVN, đây là một thế lực được coi là phản động tay sai của Bắc Kinh - là hòn đá cản đường cho sự thăng hoa của dân tộc và sự phát triển đất nước.

Thành Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Nước nhà nằm trong tay thực dân Pháp, nhân dân sống cảnh nô lệ với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, giống như hoàn cảnh hôm nay. Ngày hôm nay, người dân tuy không nằm trong tay ngoại bang, nhưng lại nằm trong tay đảng cộng sản độc tài phi nhân với hàng ngũ đảng viên - chỉ biết đặt quyền lợi của đảng và nhóm lợi ích hơn quyền lợi của quốc dân. Người dân bị đảng cướp hết từ của cải vật chất đến nhà cửa ruộng đất cũng bị đảng cướp một trắng trợn cướp luôn cả dân và nhân quyền. Thực dân Pháp tuy bóc lột nhưng chúng còn biết thành lập các nhà thương thí (không phải trả tiền, đế trường để học chử quốc ngữ không trả phí tổn như thời đại hô chí minh ngày nay. Nhà nước ngày nay được dân gọi là tà quyền vì luôn khoát bộ báo nhân dân nhưng không có cái gì gọi là "vì dân", một sự thật bất hạnh cho dân Việt là ngày ngay đến trường học vào nhà thương đều phải bị móc túi một cách tận tình, lái xe ra đường cứ vài chục cây số là phải nạp tiền mãi lộ..người dân bị đảng lột từng mảng da trên người để làm giàu cho đám đảng viên ăn hại đái nát. Trong bối cảnh tối tăm, một cuộc cách mạng dân tộc chắc chắn sẽ phải xảy ra.

Trở lại bối cảnh thực dân cai trị nước ta vào đầu thế kỷ XX, dân sống hết sức cơ cực nên các phong trào chống pháp đã nổi lên khắp nơi trong đó có một nhóm thanh niên trí thức tân học thuộc nhóm Nam Đồng Thư Xã thấm nhuần tư tưởng chính trị và cách mạng Tây Phương, ứng dụng các tư tưởng chính trị dân chủ, từ hiện đại đến cả hiện thời như John Locke, Jean Jacques Rousseau, v.v… làm lý thuyết chỉ đạo để hoạch định chính sách, đường lối cho tổ chức chính trị đứng ra lãnh đạo một cuộc cách mạng dân tộc, nhằm giải thoát đồng bào ra khỏi ách cai trị của ngoại bang.

Để đáp ứng nhu cầu đó của quốc dân, VNQDĐ đã ra đời và nhận lãnh trách nhiệm đánh đuổi thực dân cứu lấy quê hương và dân tộc, xây dựng nền móng dân chủ tự do cho VN và các nước trong khối Đông Dương, như mô hình của các nước văn minh, tự do, dân chủ của các nước Tây phương.

Ngày 25 tháng 12 năm 1927, “Đại Hội Đại Biểu Lần Thứ Nhất & Ngày Thành Lập Đảng” đã được tổ chức tại làng Thể Giao thuộc thành phố Hà Nội. Ba mươi sáu đại biểu đại diện mười bốn tỉnh Bắc kỳ và Trung kỳ hiện diện. Hội nghị chọn tên Đảng, thảo luận các nguyên tắc tổ chức, xác định mục tiêu, và hoạch định chính sách, đường lối phục vụ quốc gia.

Bắt đầu từ 8 giờ đêm ngày 24 và chấm dứt hơn 5 giờ sáng ngày 25/12/ 1927, Đại Hội Đại Biểu đầu tiên đã đạt các thỏa hiệp giữa các Đại Biểu. Hội nghị đồng thuận:

Thành lập một Đảng Cách Mạng Dân Tộc, danh xưng Việt Nam Quốc Dân Đảng, viết tắt VNQDĐ, với những quy định sinh hoạt chặt chẽ về điều kiện gia nhập, nghĩa vụ hy sinh của đảng viên, với những ràng buộc trách nhiệm bằng lời tuyên thệ trung thành với lý tưởng của Đảng.
Xây dựng một đất nước Việt Nam theo thể chế dân chủ tự do với nền kinh tế thị trường, qua đó nhà nước cách mạng sẽ thừa nhận quyền tối thượng của quốc dân, tôn trọng tuyệt đối các quyền tự do cá nhân và quyền theo đuổi hạnh phúc của con người. Sau cùng là hoạch định chính sách và đường lối hoạt động của Đảng trong giai đoạn phát triển đất nước.


Nguyễn Thái Học và Việt Nam quốc dân đảng
(Trích thơ Hồ Đắc Duy)


Quốc Dân đảng đã liên kết lại
Các đồng chí cùng ở bên nhau
Lần đầu họp ở Thể Giao
Chỉ trong mấy tháng người vào khá đông
"Hồn cách mệnh", dòng sông của Đảng
Gieo vào lòng tư tưởng vì dân
Đảng viên trong nước nhiều lần
Bầu ra tổng bộ, bao gồm mấy ban
Nguyễn Thái Học cử làm chủ tịch
Phó đức chính giữ việc chỉ huy
Trưởng ban Ám Sát: Song Khê
Ký Con, Nhượng Tống thêm nghề chế bom
Biết Thái Học: linh hồn của Đảng
Pháp cho người đeo đẳng bám theo
Năm nghìn, giải thưởng được treo
Chúng đem tiền bạc làm xiêu lòng người
Giết được người, người nào chẳng thấy
Đảng Quốc Dân tiếng dậy như cồn
Phố phường cho rải truyền đơn
Giết Tây, ám sát nổ bom vang rền...

Kế Hoạch Đối Nội

Giai đoạn I: Kết nạp đảng viên, phát triển tuyên truyền và tổ chức quần chúng, chuẩn bị lực lượng quân sự.

Giai đoạn II: Chiếm chính quyền bằng vũ lực, tổ chức các cơ cấu dân cử cùng phổ biến nếp sống dân chủ nhưng Đảng vẫn giữ chính quyền, tổ chức toàn quốc đầu phiếu để thiết lập hiến pháp nhằm trao trả chính quyền cho nhân dân.
VNQDĐ là đảng cách mạng bí mật dùng vũ lực đế chống Pháp với nguồn vũ khí tự túc - bằng cách tự rèn luyện và chế tạo, một số khác lấy từ các lính Pháp bị giết, hoặc lấy được từ các kho vũ khí của lính Pháp . Tất cả vũ khí cho cuộc tổng nổi đậy, VNQDĐ đã không cậy nhờ vào bất cứ một sự hổ trợ quân viện nào từ bên ngoài. Tự tổ chức khách sạn, nhà in, làm báo...để kiếm kinh phí trong việc trang bị cho các đảng viên để hoạt động, tổng lực của VNQDĐ là nhân dân VN. Trong khi đó thì đảng cs do Hồ chí Minh lãnh đạo, hết nhờ Nga, tới Mỹ, rồi tới Tàu Cộng để có vũ khí giết hại chính đồng bào mình và những người yêu nước không chấp nhận theo  Mác Mao.

Kế Hoạch Đối Ngoại

Giúp các quốc gia lân bang Ai Lao và Cao Miên trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước họ.

Bầu cơ chế lãnh đạo Đảng. Sau khi Nguyễn Thái Học nhận danh hiệu, “Đệ Nhất Chi Bộ” theo đề nghị của Hội Nghị dành cho chi bộ “Nam Đồng Thư Xã,” các yếu nhân sau đây được bầu vào Tổng Bộ Lâm Thời:
Chủ Tịch: Nguyễn Thái Học
Phó Chủ Tịch: Nguyễn Thế Nghiệp
Ủy Ban Tổ Chức: Phó Đức Chính, Lê Văn Phúc
Ủy Ban Tuyên Truyền: Nhượng Tống
Nguyễn Ngọc Sơn, Hồ Văn Mịch
Ủy Ban Tài Chánh: Đặng Đình Điển, Đoàn Mạnh Chế
Ủy Ban Giám Sát: Nguyễn Hữu Đạt, Hoàng Trác
Ủy Ban Trinh Sát: Trương Dân Bảo, Phạm Tiềm
Ủy Ban Ám Sát: Hoàng Văn Tùng
Ủy Ban Binh Vụ: Chưa có người đảm nhiệm.
HỊCH HIỆU TRIỆU CỦA NGUYỄN THÁI HỌC

Đại cáo: Trục xuất thực dân ra khỏi Đông Dương.
Hỡi quốc dân đồng bào,
Suốt hơn nửa thế kỷ, Dân tộc ta đã nằm trong ách thống trị của bọn thực dân Pháp. Biết bao thống khổ cơ hàn đã do bọn chúng gây nên trên giang sơn gấm vóc này.
Trong khi ấy bọn vua quan và tay sai đã cam tâm làm tôi mọi cho thực dân Pháp, không thèm đếm xỉa đến những đau thương tủi nhục của hai chục triệu con dân Lạc Hồng đang ngày đêm âm thầm chịu đựng. Hỡi quốc dân đồng bào! Ai mà không bất bình? Ai mà không căm phẫn?
Nay VNQD Đảng chúng tôi cùng với Quốc Dân toàn quốc vâng lệnh Tổ quốc cùng hợp lực đứng lên đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi Đông Dương này. Giang sơn Việt Nam do người Việt Nam làm chủ!
Nền Độc lập nước nhà phải do bàn tay người Việt Nam xây đắp.
Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái phải có trên giang sơn gấm vóc này.
Có như vậy thì chúng ta mới tiến kịp cùng văn minh thế giới.
Xin toàn thể quốc dân đồng bào cùng VNQD Đảng đồng tâm cứu nước. Lời hiệu triệu được viết bằng máu của những người ái quốc.

Việt Nam Quốc Dân Đảng
Nguyễn Thái Học


Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy

Từ khi ra đời vào năm 1927, lịch sử Việt Nam Quốc Dân Đảng gắn liền với vận mệnh của đất nước; các hoạt động của VNQDĐ đều thể hiện được ước vọng của toàn dân về tinh thần độc lập. Sau một thời gian chuẩn bị vũ khí cho sự quật khởi, ngày 10 tháng 2 năm 1930, Tổng Bộ Chiến Tranh VNQDĐ đã phát động cuộc Tổng Khởi Nghĩa tấn công vào thực dân Pháp ở một số địa phương chung quanh Hà Nội. Khí thế cách mạng quân lừng lẫy khắp các mặt trận từ Yên Báy qua Hưng Hóa, Lâm Thao, Sơn Tây, Đáp Cầu, Phả Lại, Kiến An, Phủ Dực, Vĩnh Bảo, đến Hà Nội.
Cuộc Tổng Khởi Nghĩa đã thành công tại một số địa phương quan trọng. Nhưng, sau đó bị đẩy lui, một phần vì quyết định tấn công thúc đẩy bởi tình hình phát triển Đảng đang ở vào một tình thế cấp bách, phần khác do đảng cộng sản Đông Dương do HCM lãnh đạo đã rải truyền đơn tố cáo cuộc tấn công làm cho thực dân có sự đề phòng trước. Mặc dầu không nắm được hết chính quyền, nhưng khí thế hào hùng của cuộc Tổng Khởi Nghĩa làm thực dân và tay sai lo sợ, tạo được sự quan tâm đối với những thành phần tiến bộ người Pháp, đặc biệt lôi cuốn được sự chú ý của nhiều quốc gia trên thế giới.

Cuộc Tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã khá thành công trong việc vận động được sự chuyễn động đại khối dân tộc trong việc đấu tranh cho độc lập dân tộc,  đoàn kết thành công sự kết hợp lòng yêu nước, ý chí đấu tranh của giới trẻ yêu nước, các tầng lớp nông dân và lính khố xanh khố đỏ trong hàng ngũ quân đội Pháp.

Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy đã đóng góp nhiều máu xương trong việc giành độc lập cho Tổ Quốc và tự do cho dân tộc. Cuộc tấn công Yên Báy bằng võ lực thúc đẩy  tinh thần yêu nước của toàn dân,  nhiều phong trào yêu nước tiến tới việc  đấu tranh chống Pháp quyết liệt hơn.

Đặc biệt tinh thần“ Không thành công thì thành nhân,” là một thông điệp của đảng trưởng Nguyễn Thái Học" nhằm thúc dục trách nhiệm của các đảng viên và những người yêu nước phải biết đặt tổ quôc lên trên, và quyết tâm hy sinh cho công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, đây là một câu nói được nhân dân trân trọng tôn vinh từ đó đến nay và sau này.  Với quyết tâm " không thành công thì thành nhân" đã nói tinh thần - hiến thân và chọn cái chết thật anh dũng để trả nợ núi sông khi đại sự không thành.
Việt Nam Quốc Dân Đảng, với chủ trương đánh đuổi thực dân, ngày 10 tháng 2 năm 1930, đã góp thêm một trang sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc. Cuộc khởi nghĩa cũng đã làm cho hai phía Thực-Công phải kính nể. ấMặc dù VNQDĐ là đảng đối lập với một lịch sử đấu tranh đầy máu với đảng csVN, nhưng với chính nghĩa của VNQDĐ, đảng csVN đành phải chấp nhận và đặt một vị trí trang trọng trong sử Việt - chính một số nhân vật lãnh đạo cao cấp của Việt Minh và nước VNDCCH từng là đảng viên VNQDĐ.

Kỷ niệm 92 năm 25.12.1927-25.12.2019 ngày thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng , những người trẻ hải ngoại chúng tôi không quên ghi lại lời nhắn nhủ của đảng trưởng Nguyễn Thái Học với các đảng viên Việt quốc còn sống sau cuộc tổng khởi nghĩa 10.2.1930 và đồng bào VN:

“…CHÚNG TÔI ĐI TRẢ NỢ NƯÓC ĐÂY,
CÁC ANH EM CÒN SỐNG CỨ NGƯỜI NÀO VIỆC ẤY,
CỜ ĐỘC LẬP PHẢI NHUỘM BẰNG MÁU,
HOA TỰ DO PHẢI TƯỚI BẰNG MÁU!
TỔ QUỐC CÒN CẦN ĐẾN SỰ HY SINH CỦA CON DÂN NHIỀU HƠN NỮA!
RỒI THẾ NÀO CÁCH MẠNG CŨNG THÀNH CÔNG!”

Một nén tâm hương dâng lên chư vị tiền bối và các đảng viên VNQDĐ đã hy sinh cho sự nghiệp Dân Tộc Độc Lập-Dân Quyền Tự Do -Dân Sinh hạnh Phúc.


Bài viết đã được bác phóng viên Nghê Lữ thực hiện trên youtube nơi đường link:https://www.youtube.com/watch?v=YL8HEjY9DNA

Chú thích: Chử Yên Báy (y dài) là địa danh được ghi trong các bản đồ vào thời Pháp. Còn Yên Bái (i cụt) là cùng một địa danh nhưng xuất hiện trong thời VNDCCH cho đến nay. Dù cho Y (dàI hay i cụt) trong các bài viết đều không sai chính tả, chỉ khác nhau về thời gian lịch sử của vùng địa lý. Hầu hết các đảng viên VNQDĐ, đều xử dụng Yên Báy (y dài) để tôn trọng một địa danh lịch sử của dân tộc.

Biên khảo lịch sử - Hậu duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 8.12.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét