Powered By Blogger
MÙA VỌNG (ADVENT) LÀ GÌ ??
Chúa nhật 1.12.2019, trong các gia đình người công giáo cây nến thứ nhất đã đuợc các Ki tô hữu thắp lên để bắt đầu bước vào mùa vọng trong tuần lễ thứ nhất ( 1. Advent) của 4 tuần lễ trước ngày Chúa sinh ra đời. Chúng ta cùng tìm hiểu mùa vọng là gì nhé?
MÙA VỌNG 

Mùa Vọng, ngày xưa thường gọi là “Mùa Áp” (theo tiếng Latinh là Adventus, từ động từ Advenire, tiếng Anh, Đức là Advent, có nghĩa là “đến gần”), với ý nghĩa là Mùa “trông đợi”, “mong chờ”. Chữ Vọng theo từ điển Hán-Việt có 2 nghĩa:

Nghĩa thứ nhất 妄 (gồm chữ Nữ và chữ Vô) là Viễn vông, hư giả. Chữ Vọng này hiểu là vô vọng. Td: vọng ngữ, vọng chấp, vọng niệm.

Nghĩa thứ hai 望 (gồm chữ Chủ, chữ Nguyệt và chữ vô) là trông mong, chờ đợi, ngưỡng mộ. Chữ Vọng này mới là hy vọng. Nó còn có nghĩa là ngưỡng vọng, ngửa trông lên Trời với lòng mong mỏi. Thí dụ: Vọng bái hay Vọng nhựt vào ngày rằm âm lịch.

Theo truyền thống Giáo Hội Công Giáo, Mùa Vọng có bốn ý nghĩa sau:
1.Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô "đã đến" lần thứ nhất;
2. Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế;
3.Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta;
4.Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.
Đi viếng thánh địa Jerusalem( tiếng Đức)

Mùa Vọng là mùa mong chờ Chúa đến, gồm 4 tuần lễ trước lễ Giáng Sinh và để kính nhớ việc Chúa đi vào lịch sử khi giáng sinh ở hang Bethlehem (Bê Lem). Xem nguồn: http://40giayloichua.net/Locations/NativityChurch.html . 

Advent từ tiếng latin Adventus (đến, sắp đến) được dịch từ chữ Hy lạp Parousia thông thường dùng để chỉ việc Chúa đến lần thứ hai.

Người Kitô hữu tin rằng mùa Vọng nhắc nhớ sự chờ đợi Đấng Cứu Thế sinh ra của Người Do Thái khi xưa cũng như sự chờ đợi ngày Chúa trở lại trong vinh quang của người Kitô hữu hôm nay.


NHÀ THỜ NƠI CHÚA RA ĐỜI

Đây là một thành phố nhỏ cách thủ đô Jerusalem 8 km về hướng Nam, nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem là một trong những nhà thờ cổ nhất trên thế giới có sinh hoạt liên tục từ lúc xây dựng vào thế kỷ thứ tư đến nay. Nhà thờ được xây dựng trên khu vực chúa đã ra đời trong máng cỏ nơi hang đá Bê Lem cách đây 2019 năm. Bê Lem - Bethlehem hiện nay nằm trong vùng đất  thuộc quốc gia Palestin có dân số vào khoảng 29.930 người.
Chúa Giêsu giáng thế
Trong máng cỏ hang lừa
Đoàn mục đồng không học
Sống nghèo khó lang thang.
Mau mau mục đồng hỡi
Đến Bê Lem mà xem
Thiên thần loan tin mới
Mục đồng ngái ngủ say.
 Đây rồi Giêsu Chúa
Đấng cứu thế sinh ra
Mục đồng tiến dâng Chúa
Hoa cỏ dại, cỏ hoang.
Maria nhìn Chúa
Thánh Giuse lặng nhìn
Chúa Hài Đồng cười mỉm
Hòa Bình đến mọi nơi.
(Linh mục Nguyễn Hưng Lợi)
Chứng cứ đầu tiên về hang Bê lem được tìm thấy trong quyển sách của ông Justin Martyr viết vào khoảng năm 160. Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh.

Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan.
Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.
Khi Bê lem bị người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614, viên chỉ huy Shahrbaraz đã không ra lệnh tiêu hủy nhà thờ này vì nhìn thấy hình ba vị Vua phương Đông với trang phục của dân Ba Tư.

Trong các lần chiến tranh với Hồi giáo, nhà thờ đã ngụy trang bằng cách làm cổng vào nhỏ lại và mặt tiền không có vẽ là nhà thờ.  Đó là lý do tại sao ngày nay nhà thờ Giáng Sinh không có chút gì uy nghi cao cả.
Có lẽ nhờ thế, nhà thờ Giáng Sinh đã giữ được tinh thần đơn sơ khó nghèo như lúc Chúa sinh ra cách nay 2000 năm!

VÒNG LÁ MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN

Nói đến Mùa Vọng là người ta nghĩ đến Vòng Hoa Mùa Vọng hay Adventskranz. Adventskranz có hình tròn, được đan kết bằng các nhánh của cây thông, được trang điểm diễm lệ, chủ yếu là 4 bốn cây nến màu tím, tượng trưng cho sự sám hối, hi sinh… Nhánh thông xanh tượng trưng cho sự sống bền bỉ. Ánh nến tượng trưng cho sự chờ đợi và hi vọng ngày Chúa đến…Đây là vật để trang trí trong nhà suốt mùa vọng.

Vòng lá mùa Vọng được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Giáo hội Luther ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi tuần trong tháng 12 - gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến.


Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ ba của mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến. Bằng nhiều hình thức, có thể là bốn vòng hoa hay bốn ngọn nến, nhiều nơi sử dụng nó để đánh dấu thời gian cho bốn tuần của Mùa Vọng với ý nghĩa tượng trưng: “Hy vọng”, “Tin tưởng”, “Niềm vui” và “Tình yêu”. Màu lễ phục truyền thống trong mùa này là màu tím nhưng vào Chủ nhật thứ ba (Chúa nhật Vui mừng), có thể sử dụng màu hồng và được gọi là “Chủ nhật hồng.

M THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ĐỨC TRONG NHỮNG NGÀY GIÁNG SINH

Bánh ngọt hình khúc cây là món tráng miệng không thể thiếu của các Ki Tô Hữu người Đức và người châu Âu trong đêm Giáng sinh.

Trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn, đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân cây cháy hết trước lúc kết thúc lễ hội.Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ được rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết.



Món Gà Tây, Ngỗng, Vịt quay và cá chép là những món ăn truyền thông phổ thông nhất của người Đức nói riêng và hầu hết người châu Âu nói chung mỗi dịp Giáng sinh về. 



ƯỚC NGUYỆN CỦA ĐÀN CON CHIÊN VN TRONG MÙA VỌNG 2019-2020

Ngày 1.12.2019 bắt đầu cho mùa vọng của năm nay, những người ki tô hữu thường có một ước nguyện duy nhất trong lúc thắp cây nến đầu tiên trong mùa vọng năm nay, lời cầu nguyện đầu tiên là cho gia đình được bình an và đầy đũ trong cuộc sống hằng ngày, kế đến là nguyện cầu đấng cứu thế tiếp nhận lời thỉnh cầu chân thành nhất của những người con chúa đang sinh sống trên đất nước VN và khắp nới trên thế giới - Đó là hổ trợ cho nhân dân VN sớm giải trừ nhanh chóng đám Mafia csVN đang ngạo nghể đứng trên đầu tổ quốc, để đất nước yên bình và hạnh phúc trong sự hân hoan của toàn thể nhân dân VN .
Từ đó mọi người đều bình đẳng trươc pháp luật và có đầy đủ NHÂN và DÂN QUYỀN theo đúng những điều khoản được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948). Có như thế đất nước VN sẽ thăng hoa trong cộng đồng thế giới, và đó cũng là ước nguyện của hậu duệ VNCH chúng tôi trong mùa vọng năm nay.

ÂM NHẠC CHO MÙA GIÁNG SINH

Trong mùa Giáng sinh không tính nhạc ngoại quốc trong kho tàng nhạc Giáng Sinh VN rất phong phú với hàng trăm bản nhạc được các nhạc sĩ trước 1975 ở miền nam sáng tác . Các nhạc sĩ miền Bắc rất kỵ sáng tác loại nhạc này, điều đó không lạ vì đó là đám nhạc nô không tôn giáo thuần phục đảng cs nên rất ghét đạo công giáo làm sao đám nô tài có can đảm sáng tác một nhạc phẩm thật nhân văn về đấng cứu thế của nhân loại.

Một bản nhạc vui tươi mang tính truyền thống "jingle bells"  thường hay được nghe trên khắp thế giới, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Người viết xin mượn bài ca này để kết thúc bài viết.
 Tiếng Anh:https://www.youtube.com/watch?v=3PgNPc-iFW8
 Tiếng Đức:https://www.youtube.com/watch?v=3vU-f-Vp7lk
 Tiếng Nhật :https://www.youtube.com/watch?v=XqighvjXz1E
 Tiếng Việt:https://www.youtube.com/watch?v=9AmnARZ88Cs

Mừng ngày Chúa sinh ra đời
Nào mình nắm tay tươi cười
Hòa bình đến cho muôn người
Cùng cất tiếng ca mừng vui
Mừng ngày giáng sinh an hòa
Mừng hạnh phúc cho muôn nhà
Từ thành phố hay đồng quê
muôn nơi cất tiếng hát ca vang lừng
Bong bing bong bong bing bong
chuông giáo đường thanh vang.
Đêm noel chuông vang như bao yêu thương
vang lan trong ánh sao sáng
Bong bing bong bong bing bong.


Biên khảo Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 2.12.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét