Powered By Blogger

CẢNH SÁT NA UY ĐIỀU TRA MỘT TÀU CHỞ THỦY THỦ ĐOÀN NGƯỜI NGA VỀ VỤ VIỆC CÁP BIỂN BỊ PHÁ HOẠI Ở VÙNG BIỂN OSTSEE ( BALTIC)

Tin từ Der Spiegel: Một đường cáp biển sâu giữa Thụy Điển và Lettland đã bị hư hỏng. Nghi ngờ: phá hoại. Thay mặt cho Lettland, cảnh sát Na Uy đã khám xét một con tàu và thẩm vấn thủy thủ đoàn người Nga.

Một tàu Na Uy nhưng thủy thủ đoàn là người Nga bị nghi ngờ đã làm hỏng một đường cáp quang ở dưới biền Ostsee (Baltic) . Theo yêu cầu của Lettland, cảnh sát Na Uy đã kiểm soát con tàu. " con tàu này  bị nghi ngờ có liên quan đến thiệt hại nghiêm trọng đối với đường cáp quang dưới biển Ostsee giữa Lettland và Thụy Điển", cảnh sát cho biết. Các quan chức đã trên tàu này đã được phỏng vấn và thu thập bằng chứng. Cảnh sát Na Uy đã cho biết các thủy thủ đoàn và chủ tàu đều rất hợp tác.

Theo thông tin, tàu “Silver Dania” là tàu chở hàng thuộc sở hữu của công ty vận tải biển Silver Sea của Na Uy. Theo như đài truyền hình NRK của Na Uy tiết l, toàn bộ thủ thủ đoàn gồm mười một người đều là người Nga. Con tàu đang di chuyển giữa hai thành phố Murmansk và Saint Petersburg của Nga đã bị Cảnh sát biển Na Uy bắt giữ vào tối thứ năm 30/1 và đưa đến cảng Tromsø ở phía bắc đất nước Na Uy.

Cảnh sát Lettland xác nhận với Hãng thông tấn Đức rằng họ đã gửi yêu cầu hỗ trợ pháp lý và đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thi hành luật pháp Na Uy. Và  cuộc điều tra vẫn đang diễn ra, các thông tin chi tiết chưa được công bố.

Công ty vận chuyển Silver Sea phủ nhận mọi liên quan đến hành vi phá hoại bị cáo buộc. Con tàu thực sự đã đi qua đảo Gotland của Thụy Điển, nơi cáp bị hỏng. "Nhưng chúng tôi không thả neo", người đứng đầu công ty vận chuyển Tormod Fossmark cho biết khi được hãng thông tấn AFP hỏi. "Chúng tôi không làm gì sai cả", ông khẳng định. Chính quyền Na Uy đã đưa con tàu đến một cảng "để loại trừ sự liên quan của chúng tôi".

Đường cáp truyền dữ liệu giữa Thụy Điển và Lettland đã bị hư hỏng nghiêm trọng vào Chủ Nhật 23/1. Theo Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Lettland (LVRTC), đơn vị vận hành đường cáp này, vì nguyên nhân yếu tố bên ngoài, nên đường cáp bị ph1 hoại. Cùng ngày, Thụy Điển đã bắt giữ để điều tra. một con tàu khác như một phần của cuộc điều tra về "hành vi phá hoại nghiêm trọng". Chủ sở hữu của nó cũng đã bác bỏ cáo buộc phá hoại.

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, các đường cáp viễn thông và điện quan trọng ở Biển Ostsee đã liên tục bị hư hại nhiều lần. Các chuyên gia tin rằng đây là hành động phá hoại của Nga.

Vào ngày Giáng sinh 2024, bốn đường cáp viễn thông và một tuyến cáp điện đã bị hư hỏng ở Biển Ostsee giữa Phần Lan và Estland . Chính quyền Phần Lan nghi ngờ mỏ neo của một tàu chở dầu khởi hành từ St. Petersburg, Nga đã làm hỏng các sợi cáp ở đáy biển Ostsee. Chính quyền Phần Lan đang điều tra vụ việc vì nghi ngờ có "hành vi phá hoại nghiêm trọng".

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2 Februar 2025

 NATO MUỐN HOÀN TẤT THỎA THUẬN VỀ CÁC GIẢI PHÁP AN NINH CHO GRÖNLAND (GREENLAND)

Theo FSA: NATO đang cân nhắc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Grönland (Greenland) để giải quyết những lo ngại về an ninh của Trump. Nhưng hòn đảo này vẫn còn là nơi tranh chấp chính trị. NATO cân nhắc là vì chưa rỏ được ước muốn của vùng Bắc Cực này: Trump có thật sự lo lắng về anh ninh chiến lược cho thế giới hay tham vọng về tài nguyên của Grönland, để  có thể đàm phán co kết quả hơn.

Brüssel - NATO dường như đang có kế hoạch đề nghị với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc mở rộng đáng kể sự hiện diện của quân đội đồng minh ở Bắc Cực. Theo thông tin từ các nhóm liên minh, hãng thông tấn Đức hy vọng rằng điều này sẽ xoa dịu cuộc thảo luận về mối liên hệ giữa Grönland và Đan Mạch. Bối cảnh là việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên tục bày tỏ sự quan tâm đến hòn đảo có tầm quan trọng chiến lược này. Người phát ngôn của NATO cho biết "Trump có lý khi lo ngại về Grönland trước các hoạt động của Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực".

NATO có thể lên kế hoạch thỏa thuận Greenland với Trump

Grönland được coi là có tầm quan trọng về mặt chiến lược, cả vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và vì vị trí của nơi này ở Bắc Cực. Hoa Kỳ hiện đang vận hành Căn cứ Không gian Pituffik tại đây, được sử dụng cho các hệ thống cảnh báo tên lửa, phòng thủ hỏa tiễn và giám sát không gian. Ngoài lực lượng Hoa Kỳ, quân đội Đan Mạch cũng có mặt trên đảo, đặc biệt là thông qua Bộ Tư lệnh Bắc Cực ở Nuuk.

Khi biến đổi khí hậu diễn ra, các đường hàng hải vận chuyển mới ở Bắc Cực ngày càng trở nên quan trọng, làm tăng thêm tính quan trọng về an ninh của  địa chính trị. Trong bối cảnh này, NATO hiện đang cân nhắc việc tăng cường sự hiện diện của quân đội để giải quyết các lo ngại về an ninh của Trump đồng thời xoa dịu cuộc tranh luận về vấn đề liên kết của Grönland.

NATO tăng cường sự hiện diện ở phía bắc – ngăn chặn xung đột với chính phủ Hoa Kỳ

Theo nguồn tin từ liên minh, sáng kiến ​​của Trump hiện đang là chủ đề đàm phán không chính thức. Do đó, cơ sở cho việc tăng cường hiện diện có thể là các kế hoạch phòng thủ mới được thông qua sớm nhất là vào năm 2023. Những tài liệu mật này dự kiến ​​sẽ tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ ở vùng bắc cực.

Động thái này rõ ràng cũng nhằm mục đích tránh xung đột giữa hai thành viên NATO là Hoa Kỳ và Đan Mạch, điều này có thể dẫn đến kịch bản xấu nhất.

 Đan Mạch nhấn mạnh quyền tự chủ của Greenland

Chính phủ Đan Mạch đã phản ứng thận trọng trước tham vọng của Trump. Về mặt địa chính tr, Grönland thuộc Vương quốc Đan Mạch, nhưng được hưởng quyền tự chủ rộng rãi. Thủ tướng Mette Frederiksen đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chỉ có người dân Grönland mới có thể quyết định tương lai của họ. Đổi lại, chính phủ Grönland tái khẳng định mong muốn giành được độc lập hoàn toàn – khỏi Đan Mạch và Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh vào kế hoạch Grönland của Trump – "Đây không phải là trò đùa"

Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio nhấn mạnh rằng Trump "nghiêm chỉnh" về kế hoạch của mình đối với Grönland. “Đây không phải là chuyện đùa,” Rubio nói với SiriusXM Radio. Theo ông, Trump quan tâm đến việc mua hòn đảo này chứ không phải sáp nhập nó bằng vũ lực.

Hiện nay, NATO và Đan Mạch đồng ý với nhau về việc tăng cường phòng thủ ở Bắc Cực là cần thiết để ứng phó với những thách thức địa chính trị ngày càng gia tăng trong khu vực. Việc tăng cường hiện diện quân sự nhằm mục đích  bảo đảm về sự ổn định và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng từ các cường quốc đối địch. Theo các nhà ngoại giao, việc NATO có thể thực hiện được kế hoạch hay không phụ thuộc vào việc Trump có thực sự theo đuổi lợi ích chính sách an ninh trên hết hay không?. Nếu mối quan tâm chính của ông là trữ lượng nguyên liệu thô của hòn đảo thì sáng kiến ​​này có thể thất bại. 

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2 Februar 2025

SỰ TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC GIỮAKLITSCHKO VÀ SELENSKYJ CÓ LEO THANG TRƯỚC KHI NGỪNG BẮN ? 

Các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine đang diễn ra, nhưng diễn biến của cuộc xung đột với Nga vẫn còn chưa chắc chắn. Đồng thời, các cuộc thảo luận về giai đoạn hậu chiến cũng đang được tiến hành – trong trường hợp ngừng bắn thành công, các cuộc bầu cử có thể được tổ chức lại ở Ukraine.

Tâm điểm của các cuộc thảo luận chính trị là sự cạnh tranh lâu dài giữa Thị trưởng Kiew Vitali Klitschko và Tổng thống Wolodymyr Selenskyj, người đã tại nhiệm từ năm 2019. Klitschko gần đây đã cáo buộc chính phủ xử dụng thiết quân luật cho mục đích chính trị.

Vào thứ Tư 29/1 , cựu võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp đã chỉ trích trong một bài phát biểu Video trên Telegram về việc bổ nhiệm một người chỉ huy quân sự cho Kiew, theo quan điểm của ông, điều này hạn chế quyền hạn của hội đồng thành phố được bầu. "Trong khi Selenskyj, với tư cách là tổng tư lệnh, đang tập trung vào cuộc chiến và việc bảo vệ Ukraine, những người xung quanh Selenskyj lại không ngừng bận rộn với những âm mưu chính trị", Klitschko nói.

Ngày 31 tháng 12 năm ngoái, Tymur Tkachenko được bổ nhiệm làm người đứng đầu Cơ quan điều hành Thiết quân luật Kiew. Biện pháp này là một phần của thông lệ bắt đầu từ năm 2022 về việc bổ nhiệm các sĩ quan từ cấp bậc quân đội vào các vị trí trong chính quyền địa phương. Klitschko chỉ trích quyết định này là “có động cơ chính trị” vì Tkachenko không được huấn luyện quân sự. Ông cũng cáo buộc ông này can thiệp vào các vấn đề kinh tế của thành phố, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng và các dự án xây dựng.

Văn phòng tổng thống Ukraine vẫn chưa bình luận về những cáo buộc này. Tuy nhiên, Tkachenko đã bác bỏ những lời chỉ trích và cũng tuyên bố trong một video rằng ông không thấy bất kỳ cuộc đối thoại mang tính xây dựng nào với Klitschko. Tkachenko cho biết chính quyền quân sự sẽ giải quyết các vấn đề của thành phố và giúp đỡ người dân Kiew.

Sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Selenskyj đã áp đặt thiết quân luật. Kể từ đó, các thành phố và cộng đồng gần mặt trận đều do chính quyền quân sự quản lý. Trong cuộc bầu cử địa phương gần đây nhất trước khi xung đột leo thang, đảng "phục vụ nhân dân" của Selenskyj đã phải chịu thất bại. Phe đối lập đã kiểm soát hầu hết các thành phố, bao gồm cả Kiew. Đảng của Selenskyj không thể giành được một vị trí thị trưởng nào.

Kỳ vọng về một lệnh ngừng bắn có thể xảy ra hiện đã tăng lên, đặc biệt là sau những bình luận của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Ông ấy muốn kết thúc chiến tranh trong vòng tối đa ba tháng. Một cuộc đàm phán hòa bình thành công có thể dẫn đến việc dỡ bỏ thiết quân luật và tiến tới bầu cử.

Theo tờ New York Times, Klitschko vẫn chưa bày tỏ ý định tham gia tranh cử tổng thống. Tuy nhiên, ông được coi là đối thủ tiềm năng của Selenskyj. Ông là thị trưởng thủ đô Ukraine kể từ cuộc biểu tình Euromaidan năm 2014.

Khi Selenskyj thành lập chính quyền quân sự tại Kiew vào năm 2022, Klitschko nghiễm nhiên trở thành người đứng đầu chính quyền này. Tuy nhiên, sau đó, Selenskyj quyết định tách biệt các chức năng: trong khi Klitschko vẫn là thị trưởng, Tướng Mykola Zhernov đã tiếp quản vị trí lãnh đạo chính quyền quân sự mới thành lập.

Nền tảng tin tức thân Nga của Ukraine Strana đã công bố chi tiết về một kế hoạch hòa bình được cho là của Donald Trump nhằm mục đích chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine trong vòng 100 ngày. Theo báo cáo, Trump đang lên kế hoạch cho một cuộc điện đàm với Wladimir Putin, lệnh ngừng bắn cho đến lễ Phục sinh và một thỏa thuận hòa bình quốc tế.

Ukraine nên giữ thái độ trung lập và từ bỏ tư cách thành viên NATO. Ngoài ra, việc gia nhập EU được lên kế hoạch vào năm 2030, trong khi Kiew vẫn sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ quân sự nhưng không nên thực hiện bất kỳ nỗ lực nào nhằm chiếm lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Văn phòng tổng thống Ukraine bác bỏ tin tức trên Telegram là thông tin sai lệch và tuyên bố rằng kế hoạch như vậy không hề tồn tại trên thực tế. Khi nào và trong điều kiện nào một thỏa thuận hòa bình có thể đạt được vẫn chưa chắc chắn. Đồng thời, căng thẳng chính trị nội bộ đang dẫn đến nhiều xung đột hơn.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2 Februar 2025

TRONG VỤ ĐIỀU TRA XÔNG VÀO ĐIỆN CAPITOL - TRUMP SA THẢI MỘT SỐ CÔNG TỐ VIÊN VÀ RÀ SOÁT LẠI CÁC ĐẶC VỤ FBI

Theo các phương tiện truyền thông tiết lTổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được cho là đã sa thải một nhóm công tố viên và ra lệnh điều tra một số quan chức của cơ quan an ninh trung ương FBI, bao gồm cả các giám đốc điều hành cao cấp . Nhiều hãng thông tấn và phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đã đồng loạt loan tin về sự việc này.

Lý do được cho là do sự tham gia của họ vào các cuộc điều tra chống lại Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa tái đắc cử.

Trump có thể trừng phạt các viên chức điều tra ông

Tờ Washington Post đưa tin các quan chức đang nỗ lực "xác định hàng trăm (đặc vụ FBI) ​​có thể bị sa thải", trích dẫn nguồn tin thân cận với vấn đề này.

Ngược lại, tờ New York Times (NYT) nói rằng hàng ngàn đặc vụ FBI sẽ bị điều tra để tạo điều kiện cho một cuộc thanh trừng có thể xảy ra. Ngay cả những điệp viên bình thường cũng sẽ bị nhắm tới. Ngoài ra, theo tạp chí này, "hơn chục công tố viên" tham gia điều tra vụ xông vào Điện Capitol sẽ bị sa thải. Theo NYT, điều này được chứng minh qua các tài liệu nội bộ và cuộc trò chuyện với những người liên quan đến vấn đề này.

CNN cũng tiết l rằng một số giám đốc điều hành FBI đã được lệnh "nghỉ hưu, từ chức hoặc bị sa thải trước thứ Hai".

Trump: "bất công quốc gia nghiêm trọng"

Hãng thông tấn Reuters loan tin, trích dẫn nguồn tin từ những người nắm rõ vấn đề, các công tố viên cũng được cho là đã bị sa thải. Để đạt được mục đích này, Quyền Phó Tổng chưởng lý Emil Bove đã chỉ thị cho các công tố viên hàng đầu của các tiểu bang Hoa Kỳ vào thứ năm 30/1 liệt kê tất cả các công tố viên và đặc vụ FBI có liên quan đến cuộc điều tra vụ xông vào Điện Capitol.

Theo Reuters, trong bản ghi nhớ có ngày thứ Sáu (31 tháng 1 năm 2025), Bove được cho là đã ra lệnh sa thải tất cả các công tố viên được thuê theo chế độ thử việc liên quan đến cuộc điều tra vụ xông vào Điện Capitol ngày 6/1/2020. Theo Bove, Trump đã gọi công việc điều tra và kết tội những người xông vào điện Capitol vào ngày 6/1720220 là "sự bất công nghiêm trọng".

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2 Februar 2025

  BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG ĐỨC TỪ CHỐI YÊU CẦU CỦA TRUMP LÀ CHI 5% GDP CHO NATO

Berlin (hãng thông tấn dts): Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius (SPD) bác bỏ yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng các quốc gia NATO phải đầu tư 5% GDP của nước họ vào quốc phòng.

"5% GDP kinh tế của chúng ta, sẽ tương ứng với 42% ngân sách liên bang, gần 230 tỷ Euro. Chúng ta không thể chi số tiền đó", Pistorius nói với "Tagesspiegel" vào hôm nay thứ bảy 1/2. Các quốc gia NATO "không thể chấp nhận con số mà Trump đề cập một cách trực tiếp mà không cần tranh luận". Nhưng nhu cầu đầu tư nhiều hơn là không thể bàn cãi", Pistorius nói.

Pistorius cho biết: "Quan trọng hơn tỷ lệ phần trăm là "chúng ta phải đáp ứng được các mục tiêu năng lực của NATO trong khung thời gian đã thỏa thuận". "Những mục tiêu này sẽ được các đối tác NATO quyết định trong suốt cả năm và sau đó được phân chia vào mùa hè". Một điều rõ ràng là: "Đức sẽ phải chi nhiều hơn cho quốc phòng trong tương lai, thậm chí còn nhiều hơn 2 phần trăm sức mạnh kinh tế mà chính phủ hiện tại đang đạt được".

Liên quan đến lập trường có thể có cho mục tiêu 5% mới, có khả năng sẽ được tranh luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở The Hague vào tháng 6/2025, Pistorius cho biết: "Chính phủ liên bang sẽ đến The Hague vẫn chưa được thành lập".

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2 Februar 2025

CÁC NƯỚC Ả RẬP BÁC BỎ ĐỀ NGHỊ CỦA TRUMP VỀ DI DỜI DÂN Ở DẢI GAZA

Bộ trưởng ngoại giao của một số quốc gia Ả Rập có ảnh hưởng đã phản đối việc di dời người Palestine khỏi Dải Gaza. Họ đang phản đối lại đề ngh của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, họ cho rằng Ai Cập và Jordan nên tiếp nhận người Palestine từ Gaza. Ông cho biết khi trả lời câu hỏi của một nhà báo, điều này có thể là tạm thời hoặc lâu dài. Dải Gaza thực sự là một bãi phá dỡ, hầu như mọi thứ đều bị phá bỏ, Trump nói tiếp.

Bộ trưởng ngoại giao các nước  Ägyptens, Jordaniens, Katars, Saudi-Arabiens, der Vereinigten Arabischen Emirate, và đại diện cao cấp của Chính quyền Palestine và Liên đoàn Ả Rập cho biết việc di dời sẽ gây nguy hiểm cho sự ổn định của khu vực và kéo dài xung đột.

Tuyên bố cho biết, quyền của người Palestine không được phép bị vi phạm, "dù là thông qua các hoạt động định cư, trục xuất hay phá hủy nhà cửa hoặc sáp nhập". Điều này cũng áp dụng cho việc “di dời hoặc trục xuất người Palestine khỏi đất đai của họ theo bất kỳ cách thức, hoàn cảnh và lý do chính đáng nào”.

Theo Liên Hợp Quốc, có hơn hai triệu người đang sống ở Dải Gaza. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã cảnh báo về khả năng trục xuất cư dân vùng bờ biển. Liên Hợp Quốc cũng phản đối mạnh mẽ ý tưởng này.

Các bộ trưởng ngoại giao và các nhà lãnh đạo Ả Rập khác cũng mô tả vai trò quan trọng của Hoa Kỳ trong nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn lâu dài trong cuộc chiến ở Gaza. Nhóm này "mong muốn được hợp tác với chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để đạt được hòa bình công bằng và toàn diện ở Trung Đông."

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2 Februar 2025

9000 NGƯỜI ĐỨC ĐÃ BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI SỰ KIỆN CỦA ĐẢNG AFD 

Tin từ dpa: Hàng ngàn người biểu tình ở Neu-Isenburg phản đối sự kiện vận động tranh cử của đảng AfD. Đụng độ với cảnh sát nổ ra và người biểu tình đã đốt cháy hai xe cảnh sát. Các quan chức cho biết có khoảng 9.000 người biểu tình. Theo người phát ngôn của cảnh sát, vào buổi chiều thứ bảy 1/2.

Đảng AFD là một đảng cực hữu của Đức, số thành viên còn khiêm tốn so với  hai đảng lớn là CDU/CSU và SPD. Gần đây đã được Elon Musk và Trump lên tiếng ủng hộ công khai, đã làm người dân Đức phẩn nộ và biểu tình phản đối liên tục về hiện tượng AfD đang lan rộng khắp nơi trên nước Đức.

Hai nhân vật lãnh đạo Hoa Kỳ, đã can thiệp sâu vào cuộc tranh cử sắp tới của Đức sẽ diễn ra vào tháng 2 này. Đây là một hành đông không được sự đồng tình của dân Đức

Cuộc biểu tình đã đụng độ với cảnh sát

Người phát ngôn cho biết một xe cứu hỏa đã được điều đến hiện trường để dập tắt mọi đám cháy tiếp theo. Bom khói đã được các người biểu tình đốt lên. Một người đã bị bắt giữ tạm thời. Khoảng 30 đến 40 người cũng tham gia biểu tình ở lối vào hội trường của AfD.

Trước đó, một số người đã phá rào chắn và tấn công lực lượng cứu cấp. Do đó, các cảnh sát phải sử dụng bình xịt hơi cay và dùi cui. Người phát ngôn cho biết một cảnh sát và một người tham gia biểu tình đã bị thương.

Do số lượng người tham gia quá đông, cảnh sát đã điều động thêm nhiều cảnh sát khu vực khác đến để giải tán người biểu tình. Những người biểu tình mang theo áp phích và biểu ngữ có khẩu hiệu như: “Phản đối việc chuyển sang cánh hữu!” Không có chỗ cho chủ nghĩa phát xít!”

Nhiều cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch diễn ra trong suốt cả ngày ở khu vực thành phố. Cảnh sát cho biết họ đã điều động nhiều cảnh sát trong và xung quanh Neu-Isenburg và "đã chuẩn bị tốt", người phát ngôn cho biết.

Graffiti tại văn phòng CDU

Vào sáng sớm, các quan chức phát giác ra những hình vẽ bậy tại một văn phòng của CDU ở thành phố phía nam bang Hesse. Cảnh sát cho biết hai cửa sổ và một cánh cửa đã bị phun sơn đỏ. Hai tấm áp phích tranh cử cũng bị hư hại. Các quan chức nghi ngờ sự việc có liên quan đến sự kiện AfD và do đó có lý do chính trị.

Ngay từ đêm thứ sáu 31/1, cửa ra vào của hội trường sự kiện đã bị những người không rõ danh tính phá hoại, và thiệt hại tiếp tục xảy ra tại một nhà hàng. Trong cả ba trường hợp, cơ quan an ninh nhà nước của cảnh sát đã tiếp nhận cuộc điều tra và mối liên hệ có thể có giữa các tội ác đang được xem xét. Các nhân chứng được yêu cầu liên hệ với Trụ sở Cảnh sát Đông Nam Hesse. 

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 1 Februar 2025

  HAMAS TRAO TRẢ 3 CON TIN ISRAEL ĐỂ ĐỔI LẤY 183 TÙ NHÂN PALESTINE

Ngày 1-2, Hamas đã trả tự do cho 3 con tin Israel trong đợt trao đổi mới nhất theo thỏa thuận ngừng bắn với Israel, hoàn tất đợt trao đổi con tin lần thứ tư.

Theo Đài CNN, 3 con tin người Israel được Hamas trả tự do bao gồm ông Keith Siegel, người Mỹ gốc Israel, ông Yarden Bibas, cha của con tin trẻ nhất bị bắt giữ trong đợt tấn công ngày 7-10-2023 và ông Ofer Kalderon, công dân mang hai quốc tịch Pháp - Israel.

Trên Telegram, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chào đón 3 con tin trở về quê hương bằng một thông điệp ngắn:“Chào mừng trở về nhà, Yarden Bibas, Ofer Kalderon và Keith Siegel. Cùng với tất cả công dân Israel và nhiều người dân trên toàn thế giới, vợ chồng tôi ôm chầm lấy các bạn vì các bạn đã trở về”, Thủ tướng Netanyahu viết.

Ngoài ra, ông Netanyahu cho biết đang hướng về những con tin đang bị giam giữ và cam kết tiếp tục hành động để đưa họ hồi hương.

Ngày đầu tiên ngừng bắn, 3 con tin Israel và nhiều tù nhân Palestine được thả, Hamas mặc đồ cảnh sát

Sau khi Hamas thả 3 con tin, người phát ngôn của Cơ quan điều hành nhà tù Israel cho biết tất cả 183 tù nhân Palestine đã được trả tự do từ các nhà tù của nước này.

Theo tuyên bố trên, các tù nhân sẽ được chuyển từ nhiều nhà tù khác nhau trên khắp Israel đến hai nhà tù Ofer và Keziot, trước khi được trả về Gaza và khu Bờ Tây bị chiếm đóng.

Theo Hãng tin AFP, ba xe buýt chở tù nhân Palestine được Israel trao trả đã đến thành phố Khan Yunis, phía Nam Dải Gaza. Tại đây, họ sẽ được khám sức khoẻ ở bệnh viện trước khi về nhà.

"Tôi cảm thấy vui mừng mặc dù chúng tôi đã trải qua hành trình đầy đau đớn và khó khăn", ông Ali Al-Barghouti - tù nhân đang thụ án chung thân tại một nhà tù ở Israel đã chia sẻ.

Thỏa thuận ngừng bắn Israel - Hamas đạt được sau nhiều tháng đàm phán do Katar và Ai Cập làm trung gian với sự hỗ trợ từ phía Mỹ đã chính thức có hiệu lực vào ngày 19-1.

Trong giai đoạn sáu tuần đầu tiên của thỏa thuận, Hamas sẽ thả 33 con tin, gồm phụ nữ, trẻ em và những người trên 50 tuổi, còn Israel sẽ thả hàng trăm tù nhân người Palestine, bắt đầu rút lui khỏi một số khu vực Gaza, tạo điều kiện để viện trợ nhân đạo trở lại đây dễ dàng hơn.

Trong giai đoạn hai, Hamas sẽ thả các con tin nam giới còn lại, trong khi Israel rút hoàn toàn khỏi Gaza. Cuối cùng, giai đoạn ba sẽ là trao trả thi thể các con tin đã chết và bắt đầu công cuộc tái thiết Gaza.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 1 Februar 2025