Powered By Blogger

 TRUMP CÓ THỂ ĐANG CÓ CHIẾN THUẬT CHIA RẼ LIÊN MINH EU BẰNG VIỆC ÁP THUẾ MỚI KHÁC NHAU.




Tin t Handelsblatt:  Các chính trị gia EU cảnh báo rằng Donald Trump muốn gây chia rẽ giữa các quốc gia thành viên EU bằng cách áp đặt các mức thuế khác nhau. Điều này có thể là thử thách đối với cộng đồng quốc tế.

Donald Trump đã gây ra một cuộc tranh luận địa chính trị bằng mức thuế trừng phạt mới đối với các quốc gia thành viên EU. Trong bản ghi nhớ được công bố hôm thứ Năm 13-2, Tổng thống Hoa Kỳ đã trình bày “chính sách áp thuế trả đũa” của mình.

Điều đáng chú ý là mức thuế này sẽ không được áp dụng thống nhất cho tất cả các nước EU mà sẽ được đánh ở các mức khác nhau. Theo các chính trị gia cao cấp của EU, Trump đang đe dọa sẽ thử thách nghiêm trọng cho sự thống nhất của  Âu châu trong chính sách thương mại. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen đã công bố các biện pháp đối phó tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 61 năm 2025.

Theo những dấu hiệu ban đầu, nước Đức sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là ngành kỹ ngh ô tô của Đức. Mặt khác, các nước EU khác thậm chí có thể bị hấp dẫn bởi mức thuế quan thấp hơn. Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại tại Nghị viện châu Âu, mô tả lời đe dọa của Trump đối với tờ báo Handelsblatt là "một tuyên bố rõ ràng về sự chia rẽ của EU".

EU công bố các biện pháp đối phó

Phản ứng của châu Âu trước những lời đe dọa của Trump rất rõ ràng. Bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh vào thứ sáu 14-2 tại Hội nghị An ninh Munich, EU cho rằng chiến tranh thương mại và thuế mới trừng phạt là vô nghĩa. "Nhưng EU sẽ không bỏ qua những mức thuế mới vô lý này", Chủ tịch Ủy ban EU tuyên bố.

Bà von der Leyen cho biết thêm, là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, EU sẽ sử dụng các công cụ của mình để bảo vệ an toàn kinh tế và lợi ích của chính mình. Ủy ban EU cũng đã đưa ra tuyên bố chính thức về phản ứng quyết liệt và ngay lập tức.

Trong khi đó, các quan chức Ủy ban nhấn mạnh rằng mức thuế trả đũa sẽ chỉ được quyết định nếu Washington thực sự thực hiện các lời đe dọa của mình. Daniel Caspary, người phát ngôn về chính sách thương mại của nhóm EPP bảo thủ, kêu gọi một đường lối thống nhất và đoàn kết của Âu châu: “EU sẽ mạnh mẽ khi duy trì được sự thống nhất. Làm việc cùng nhau vì lợi ích của tất cả các nước châu Âu sẽ là công thức thành công.” Ông cảnh báo về nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm khích động các quốc gia thành viên riêng lẻ chống lại nhau.

Nguy cơ chia rẽ ở châu Âu?

Tuy nhiên, phản ứng đầu tiên của từng quốc gia EU đã cho thấy Trump có thể thành công với chiến lược của mình. Trong khi Berlin và Paris kêu gọi có lập trường cứng rắn với Washington, thì ở các thủ đô khác lại có những tín hiệu khác nhau. Một số quốc gia ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan hoặc thậm chí mong đợi lợi ích kinh tế vẩn đang chưa đưa ra lời chỉ trích.

Một ví dụ là Ý: Chính phủ La Mã, vốn ngày càng xích lại gần Washington trong những tháng gần đây, lại tránh đưa ra lập trường rõ ràng. Bà Thủ tướng Giorgia Meloni đã nhiều lần nhấn mạnh trong những tháng gần đây rằng Ý đang tìm kiếm mối quan hệ thương mại “thực dụng” với Hoa Kỳ. Ungarn, quốc gia có mối quan hệ thân thiết với Trump dưới thời Thủ tướng Viktor Orbán, cũng có thể muốn tránh xa đường lối cứng rắn của Brüssel.

Michael Bloss, một thành viên của Nghị viện Âu châu thuộc đảng Xanh, đã cảnh báo về những hậu quả lâu dài: “Trước các chính sách hung hăng của Trump, Âu châu không được phép để mình bị chia rẽ. Khi nói đến luồng thuế mới của Trump.

Tobias Cremer của SPD cũng nhấn mạnh đến nhu cầu hành động quyết đoán: "Trước chính sách ngoại giao và hải quan thất thường của Trump, EU hiện cần có hành động mạnh mẽ và thống nhất". Ông nhấn mạnh rằng Âu châu đã chuẩn bị tốt và"sẵn sàng phản ứng nhanh chóng và quyết đoán" ngay khi thuế mới của Hoa Kỳ có hiệu lực.

Lợi ích xung đột của hai nước lớn nhất EU cũng đưa ra một mục tiêu

Các chuyên gia cho biết Trump cũng có thể cố gắng gây chia rẽ giữa Đức và Pháp. Đặc biệt trong ngành kỹ nghệ sản xuất ô tô, lợi ích rất khác nhau. Trong khi Đức xuất cảng một số lượng lớn ô tô trực tiếp sang Hoa Kỳ, đặc biệt là mẫu xe hạng sang, thì Pháp hầu như không xuất cảng ô tô nào sang Hoa Kỳ.

“Mọi thay đổi trong các điều kiện khuôn khổ đều tác động đến tình hình kinh tế của ngành”, Chủ tịch Hiệp hội kỹ ngh Ô tô (VDA), Hildegard Müller nhấn mạnh. Ngoài các nhà sản xuất ô tô, ngành cung ứng cũng bị ảnh hưởng.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ngành kỹ ngh Đức phản đối phản ứng mạnh mẽ của EU đối với mức thuế mới có thể áp dụng của Hoa Kỳ. Chủ tịch VDA Müller cho biết thuế là công cụ đàm phán sai lầm. "Nếu mức thuế mới được đáp trả bằng thuế trả đũa, một vòng xoáy sẽ diễn ra và cuối cùng người tiêu dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn."

Người đứng đầu hiệp hội này đề ngh EU nên tận dụng thời gian - miễn là Hoa Kỳ vẫn chưa áp dụng thuế mới. Hiện nay, EU đang áp dụng mức thuế 10% đối với ô tô nhập cảng từ Hoa Kỳ. Ngược lại, mức thuế của Hoa Kỳ đối với ô tô từ EU là 2,5%. Một khả năng là EU sẽ điều chỉnh mức thuế mới của mình xuống mức 2,5%  – tuy nhiên, việc giảm thuế đơn phương sẽ được áp dụng cho tất cả các quốc gia xuất cảng sang EU, bao gồm cả Trung Quốc.

Theo Müller, ngành kỹ ngh ô tô Đức đang hy vọng vào một thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ, theo đó EU sẽ chỉ cho phép áp dụng mức thuế nhập cảng thấp hơn đối với hàng xuất cảng của Hoa Kỳ. Hy vọng rằng điều này sẽ cho phép cân nhắc đến lợi ích chung.

Sự ổn định của Châu Âu đang được kiểm soát chặt chẽ

Lời đe dọa áp thuế của Trump ảnh hưởng đến Âu châu vào thời điểm hiện nay về mặt địa chính trị. Trong khi EU phải đối mặt với áp lực kinh tế, sự bất ổn về chính sách đối ngoại tương lai của Hoa Kỳ đang làm gia tăng căng thẳng. Donald Trump đã ám chỉ rằng ông sẽ sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ sâu rộng với Nga trong các cuộc đàm phán về Ukraine, điều có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định của châu lục.

Nhiều quốc gia Âu châu lo ngại rằng việc Hoa Kỳ vội vã rút quân khỏi Đông Âu sẽ có lợi cho Nga. Do đó, một số chính phủ đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: một mặt, cách đến gần sự thống nhất của EU đối với chính sách đối ngoại và quốc phòng có tầm quan trọng cốt yếu. Mặt khác, một số quốc gia có thể muốn tránh phản ứng mạnh mẽ của EU đối với cuộc chiến thương mại của Trump.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 15 Februar 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét