Powered By Blogger

 ÂU CHÂU KÊU GỌI HÒA BÌNH CHO UKRAINE MÀ KHÔNG CẦN SỰ BẢO VỆ CỦA HOA KỲ

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth đã loại trừ việc tham gia của lực lượng quân sự Hoa Kỳ vào lực lượng giữ gìn hòa bình ở Ukraine, sau khi chiến tranh nơi đây kết thúc. Trách nhiệm bây giờ thuộc về Âu châu .

Tuyên bố của người đứng đầu Pentagon Pete Hegseth nêu rõ, là Hoa Kỳ muốn có sự bảo đảm an ninh cho Ukraine thông qua sự hiện diện của quân đội Âu châu và nước ngoài trên lãnh thổ nước Ukraine.

Lực lượng này sẽ được đảm nhận mà trong đó không có sự tham gia của Hoa Kỳ và được xem không phải là sự hoạt động của NATO, nghĩa là các lực lượng tham gia sẽ không phải tuân theo các bảo đảm an ninh của Liên minh NATO.

LIỆU ÂU CHÂU CÓ THỂ GÁNH VÁC ĐƯỢC HAY KHÔNG ?

Các nhà bình luận người Mỹ bày tỏ sự nghi ngờ về công thức này của lực lượng gìn giữ hòa bình. Như Steven Erlanger của tờ New York Times lưu ý, "nếu không có sự tham gia của Mỹ vào hoạt động như vậy - với sự hỗ trợ trên không, phòng không và tình báo của Mỹ - thì lực lượng Âu châu sẽ phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng".

Bất kể điều kiện chính trị của những hành động như vậy là gì, điều quan trọng là phải trả lời câu hỏi, liệu châu Âu có khả năng thành lập một lực lượng đủ mạnh hay không để giữ gìn hoà bình cho Ukraine hay không ?

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vì khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh mới rất thấp - và Âu châu, nơi đây vẫn còn có tiềm tàng một ngành kỹ nghệ sản xuất vũ khí phát triển mạnh mẽ và còn có những lực lượng võ trang hùng mạnh. Nhưng t những năm 1980 đến nay -  họ đã bắt đầu giải trừ vũ khí hạt nhân thế nêm mất đi những khả năng đáng kể mà họ đã xây dựng trong nhiều năm trước 1980.

Một thước đo cho sự mất mát này đó là tình trạng thực tế hiện nay - ngoại trừ Đức - không có quốc gia NATO nào ở Âu chau có khả năng chế tạo xe tăng (Xe tăng Challenger 3 của Anh được sản xuất với sự hỗ trợ của Đức), máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 phải được mua từ Hoa Kỳ và sản lượng đạn pháo hàng năm trước khi Nga tấn công Ukraine là 20.000-30.000 quả, ít hơn lượng đạn mà Ukraine tiêu thụ trong một tuần.

Cấu trúc phái đoàn gìn giữ hòa bình Âu châu

Khi Tổng thống Selenskyj nói về 200.000 quân gìn giữ hòa bình, cần nhớ rằng quân đội NATO lớn nhất ở Âu châu  (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) là quân đội Ba Lan (216.000 quân), và chỉ có quân đội Pháp vượt mốc 200.000 quân một chút (204.000 quân).

Do đó - như tờ New York Times cùng nhiều tờ báo khácđề ra - việc thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình nhỏ hơn, gồm 40.000 người so với yêu cầu của Ukraine có thể là một thách thức nghiêm trọng đối với Âu châu, nhưng không phải là không thể.

Quân đội  Âu châu và sự giúp đỡ của Mỹ

Việc nhờ đến sự hỗ trợ của Hoa Kỳ không phải là ngẫu nhiên - trong nhiều năm,  Âu châu chủ yếu cử các đội quân viễn chinh nhỏ được hưởng lợi, như trường hợp các lực lượng được cử đến Afghanistan hoặc sự can thiệp của Pháp vào Mali. Chiến dịch lớn cuối cùng có sự tham gia của lực lượng lớn châu Âu là Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, trong đó liên minh gồm 27 quốc gia đã chiến đấu chống lại quân đội Iraq.

Trong khi đó, lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine - như người Mỹ cũng đề ra - không chỉ có thể đóng vai trò là "vật cản". Họ phải có trang bị các xe bọc thép, pháo binh mạnh, hỗ trợ trên không và phòng không hiệu quả.

Một lực lượng quá nhỏ - trong tình huống không được NATO bảo vệ hoặc không nhận được lời hứa hỗ trợ của Mỹ - có thể khuyến khích Nga thử nghiệm năng lực thực sự của mình. Vì vậy, khó có thể tưởng tượng rằng nó sẽ được hình thành nếu không có sự hợp tác và hỗ trợ của Washington.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 14 Februar 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét