Powered By Blogger

 HÀNG RÀO QUAN THUẾ MỚI CỦA TRUMP VỀ THÉP VÀ NHÔM SẼ GÂY TỔN THẤT LỚN CHO ĐỨC

Bastian Brauns tường thuật từ Washington: Donald Trump tuyên bố áp dụng mức thuế trừng phạt lớn đối với thép và nhôm nhập cảng, gây áp lực lên  Âu châu và đặc biệt là Đức. Liệu một cuộc chiến tranh kinh tế trên toàn thế giới có đang xảy ra?

Donald Trump hiếm khi mời các phóng viên đi cùng ông trên chuyến Air Force One của tổng thống đến văn phòng của ông trong suốt chuyến bay. Tuy nhiên, khi bay qua Vịnh Mexico vào Chủ Nhật 9-2, trên đường tới trận đấu Bóng bầu dục, một trận đấu cuối cùng của mùa giải bóng bầu dục ở New Orleans, Trump đã đưa ra một ngoại lệ. Ông mời các nhà báo đến, chỉ tay ra cửa sổ nhìn xuống biển bên dưới và giải thích rằng đây là "Vịnh Amerika".

Sau đó, ông đã ký một tuyên bố rằng từ nay trở đi - ngày 9 tháng 2 sẽ được kỷ niệm là "Ngày Vịnh nước Mỹ". Bởi vì vào ngày hôm đó, ông đã đến thăm khu vực được đổi tên lần đầu tiên bằng cách bay qua đó. "Tôi kêu gọi các quan chức nhà nước và toàn thể người dân Hoa Kỳ hãy kỷ niệm ngày này bằng các chương trình, nghi lễ và hoạt động phù hợp", Trump phát biểu.

Sau đó, theo cách thông thường, Trump gần như vô tình thả một quả bom khiến thị trường toàn cầu ngay lập tức rơi vào tình trạng hỗn loạn. "Tôi sẽ công bố mức thuế thép vào thứ Hai", ông nói một cách thản nhiên, như thể việc áp đặt hàng tỷ đô la vào các hạn chế thương mại thế giới:. "Bất kỳ loại thép  và nhôm nào nhập cảng vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế 25%. Trump nói. Các cuộc họp về chủ đề này sẽ diễn ra vào thứ Hai 10-2..

Với nhận xét này, Trump một lần nữa đang mở ra sự hỗn loạn và bất ổn cho nên kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với  Âu châu – và đặc biệt là đối với Đức, một trong những nước xuất khẩu thép lớn nhất sang Hoa Kỳ. Đây chính xác là tuần mà Phó tổng thống J. D. Vance đã tới Paris để tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Trí tuệ nhân tạo và cũng có lịch trình gặp Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen tại đó. Nói một cách chính xác là tuần mà J. D. Vance sẽ bay tới Hội nghị An ninh Munich ( Đức) cùng với đại diện đặc biệt của Trump về Ukraine, Keith Kellogg, và một phái đoàn gồm các thượng nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ.

Liệu cuộc chiến thương mại đáng sợ giữa Hoa Kỳ và Âu châu có bắt đầu không? Và điều này có ý nghĩa gì đối với nước Đức?

Đức là cường quốc xuất cảng kỷ ngh  quan trọng của Liên minh Âu  châu và do đó sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mức thuế mới mà Trump công bố. Theo cơ sở dữ liệu COMTRADE của Liên hợp quốc về thương mại quốc tế, tổng sản lượng nhập cảng của Hoa Kỳ từ Đức đạt tổng cộng 163,39 tỷ đô la vào năm 2024.

Năm 2024, Hoa Kỳ nhập cảng 2,68 tỷ đô la về các sản phẩm sắt thép, 1,54 tỷ đô la thép thô và 614 triệu đô la nhôm từ Đức. Điều này khiến Đức trở thành nước xuất cảng lớn nhất Âu châu sang Hoa Kỳ. Nhưng các nước EU khác cũng sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là Hòa Lan, Thụy Điển và Ý.

Trong cuộc tranh luận trên truyền hình với chính trị gia Đức Friedrich Merz (CDU), Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) đã đưa ra lời cảnh báo rõ ràng ngay cả trước khi Trump đưa ra tuyên bố: "Chúng ta có thể hành động như Liên minh Âu châu trong vòng một giờ". Tuyên bố của ông rõ ràng có ý muốn gửi tới Trump một tín hiệu v  trường hợp có nghi ngờ, EU sẽ thực hiện các biện pháp đối phó nhanh chóng và quyết đoán như vậy sẽ ảnh hưởng đến Đức. Liệu điều này có thành công hay không có lẽ vẫn còn phải chờ xem. Các vấn đề thương mại và do đó các biện pháp đối phó có thể nằm trong phạm vi quyết định của EU, đó là lý do tại sao chính phủ liên bang Đức hiện nay và chính phủ liên bang mới sau cuộc bầu cử vào cuối tháng 3-2025 sẽ phụ thuộc vào lập trường thống nhất của các nguyên thủ quốc gia trong liên đảng cầm quyền mới ở Đc.

Sự lặp lại của cuộc tranh chấp thương mại trước đó vào năm 2018

Động thái mới nhất của Trump gợi nhớ đến động thái áp thuế thép và nhôm của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên. Ngay cả khi đó, những điều này vẫn dẫn tới các mức thuế trả đũa lớn từ EU. Hậu quả kinh tế là rất đáng kể. Các nhà sản xuất thép và nhôm của Âu châu đã phải chịu tổn thất đáng kể, trong khi các ngành kỹ nghệ của Hoa Kỳ lại phụ thuộc vào kim loại nhập cảng từ Âu châu - bao gồm ngành xây dựng và sản xuất ô tô s phải vật lộn với chi phí sản xuất tăng cao.  Một khi EU đáp trả  thuế mới của Trump, bằng cách áp thuế trả đũa lên rượu Whisky, xe Mô tô Harley-Davidson và quần Jeans của Mỹ.

Ở Đức, tác động của mức thuế mới trước đó của Trump đặc biệt đáng chú ý trong ngành kỹ nghệ ô tô, vì nhiều công ty cũng sản xuất tại Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập cảng thép từ Đức. Kết quả là, các nhà sản xuất ô tô Đức như Volkswagen và BMW phải đối mặt với chi phí sản xuất cao hơn.

Vấn đề luôn là: hoặc các công ty chấp nhận thua lỗ hoặc mất lợi nhuận – hoặc họ chuyển mức giá cao hơn cho người tiêu dùng, điều này cuối cùng có thể dẫn đến hậu quả tương tự. Một điều rõ ràng là: "Sản xuất tại Đức" sẽ gặp nguy hiểm hơn bao giờ hết trong năm 2025.

Tác động đến ngành kỹ ngh Hoa Kỳ

Nhưng mức thuế mới của Trump dùng để đe dọa này cũng gây nguy hiểm cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Những tác động lâu dài của việc hạn chế nhập cảng thép đã được ghi chép đầy đủ. Ngay từ năm 1985, một báo cáo toàn diện của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã xảy ra ra việc : các ngành kỹ nghệ tiêu thụ thép của Mỹ - tức là xây dựng, cơ khí và sản xuất ô tô - có thể bị tổn thất đáng kể do chi phí về vật liệu sẽ cao hơn.

Tình trạng thâm hụt thương mại sản phẩm thép của Hoa Kỳ đã tồn tại từ lâu. Có những nỗ lực chính trị lớn nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập cảng, nhưng đây là một quá trình lâu dài. 

Lượng nhập cảng của Hoa Kỳ đã giảm 27,8% từ năm 2015 đến năm 2023. Dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ trước đó là Joe Biden, đã có một sự suy giảm đáng kể khác, và điều này diễn ra mà không có bất kỳ mức thuế trừng phạt nào  trên thế giới. Năm 2023, thâm hụt thương mại thép của Hoa Kỳ là 17,4 triệu tấn, giảm 15,0 phần trăm so với mức 20,4 triệu tấn của năm 2022. Nhưng nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn phụ thuộc vào hàng nhập cảng từ Âu châu và do đó sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu hàng nhập cảng trở nên quá cao như vậy.

Cách làm của Trump, điều mà ông cũng nhiều lần nhấn mạnh trong chiến dịch tranh cử tổng thống: Ông muốn thúc đẩy sản xuất thép trong nước bằng mọi cách có thể. Đó là lý do tại sao ông lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc công ty Nippon Steel của Nhật Bản thu mua các cơ sở sản xuất thép tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Trump có đạt được mục tiêu của mình bằng cách ngăn chặn các khoản đầu tư hay không?

Thương mại thế giới mất cân bằng

Phản ứng trước những lời đe dọa áp thuế tiếp theo của Trump có thể sẽ rất dữ dội, thậm chí vượt ra ngoài Âu châu. Tuần trước, Trung Quốc, cũng là nước xuất cảng thép, đã áp thuế 15% đối với hàng nhập cảng năng lượng từ Hoa Kỳ và thuế 10% đối với dầu mỏ và các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ để trả đũa các mức thuế mà Trump đã áp dụng. Bắc Kinh có khả năng sẽ leo thang hơn nữa ở bước tiếp theo.

Cùng lúc đó, Canada và Mexico – hai nhà cung cấp thép lớn nhất cho Hoa Kỳ – đang nỗ lực để được miễn việc áp thuế mới. Cả hai chính phủ đều tuyên bố đã được những thõa thuận đáng kể về việc này. Trump đã gia hạn việc áp thuế mới là 30 ngày. Hiện vẫn chưa rõ Trump đang xem xét mức thuế thép riêng biệt như thế nào.

Nhưng có một điều: Quyết định áp thuế mạnh đối với thép và nhôm của Trump sẽ gây ra hậu quả kinh tế sâu sắc ở cả hai bờ Đại Tây Dương và trên toàn thế giới. Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể phải chịu sự sụt giảm lần thứ ba liên tiếp do chiến tranh thương mại trên toàn thế giới, sau đại dịch Covid-19 và cuộc chiến xâm lược của Nga chống lại Ukraine.

Trong khi thế giới đang chờ đợi thông báo chính thức từ White House vào  thứ Hai, nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chương đầy biến động khác trong cuộc thương chiến trên toàn thế giới đang sắp xảy ra trong nhiệm kỳ của Trump

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 11 Februar 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét