Powered By Blogger
CS BẮC VIỆT TỪNG ĐẠP ĐỖ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 
 SAU ĐÓ LƯỢM LAI ĐỂ LÀM BỆ PHÓNG CHO CHXHCNVN

Kinh tế là một trong những yếu tố quyết định chính cho sự đi lên của một quốc gia, nước có giàu thì dân mới hạnh phúc và kích thích được các nước trong khu vực và trên thế giới kết nối, giao lưu hàng hoá... Miền nam VN trước năm 1975 là một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản tự do với nền kinh tế thị trường. Miền bắc theo hướng tiến XHCN nên phải xây dựng XH theo khuôn khổ của nền kinh tế chỉ huy (hay còn được gọi là kinh tế kế hoạch hóa tập trung) là một hệ thống kinh tế trong đó mọi quyết định về sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa đều tập trung vào nhà nước. Thông qua các cơ quan kế hoạch của mình, nhà nước trực tiếp quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Hệ thống kinh tế chỉ huy đã từng tồn tại ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ trước đây, các nguồn lực cho sản xuất được phân bổ một cách tập trung thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội mà các cơ quan kế hoạch của nhà nước soạn thảo.
Sau năm 1975, Việt Nam là một quốc gia hoang tàn hậu chiến, thay vì dùng những chính sách để hoà giải xoa dịu cơn đau của chiến tranh, nhưng người cộng sản đã dùng bạo lực trấn áp, phân biệt đôi xử với người miền nam, cướp tài sản, đất đai, nhà cửa của người miền nam qua các chiến dịch đổi tiền, đánh tư sản, tập trung cải tạo, xua dân đi vùng kinh tế mới...một hình ảnh kinh hoàng cho người dân miền nam. Từ khi Sài Gòn bị cưỡng chiếm ngày 30-4-1975 cho đến cuối năm 1995,  tổng số bốn đợt người Việt bỏ nước ra đi, theo thống kê của UNHCR là 989,100 người, cả đường biển lẫn đường bộ. Số người tử nạn trên đường vượt biên không thể thống kê chính xác được. Người ta phỏng chừng có khoảng từ 400,000 đến 500,000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết.

Đuổi dân ra khỏi cửa nhà
Bắt đi kinh tế thật là xót xa
Không sao sống được cho qua
Nên đành lại phải trở ra Sài Gòn
Chẳng ai giúp đỡ chăm nom
Cùng nhau vất vưởng, lom khom vỉa hè
Màn sương chiếu đất phủ che
Sinh ra bệnh tật khò khè ốm đau
Nhưng mà có sống được đâu
Bộ đội kéo đến hàng xâu xúc liền
Chúng đem bỏ tại Tam Biên
Rừng sâu núi thẳm oan khiên buộc vào.

( ca dao thời XHCN)

Ngoài ra bác và đảng còn dùng chính sách vô nhân đạo đày ải con người và chủ nghĩa lý lịch để thanh lọc những người có thể kế tục sự nghiệp của mình, một quốc gia không có nhiều của cải gì sau chiến tranh để có thể đem lại an sinh xã hội cho dân chúng thì nhà cầm quyền Hà Nội lại dùng mô hình bao cấp của các quốc cộng sản đi trước để áp dụng trên toàn quốc bất chấp nguồn nội lực có hạn, một thời kỳ đói khổ bắt đầu khi nhà nhà đều phải giữ gìn cuốn sổ gạo nhằm mua cho gia đình mình lương thực cần thiết để có thể tồn tại - đây cũng là chiến lược kềm kẹp người dân qua vấn đề cung cấp lương thực. Thời kỳ này được gọi là bao cấp, được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 và lê lết dây dưa đến cuối năm 1989 trên toàn quốc.

Trong thời gian này, Công thương nghiệp bị đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó. Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam... Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cực khác làm phát sinh hiện tượng "phá rào" trong nông nghiệp, trong mậu dịch và trong việc quyết định giá cả lương thực đã cải thiện tình hình tại một số địa phương.

Hôm qua Đảng hứa quyết lòng:
“Cái kim sợi chỉ, Đảng không tơ hào.”
Hôm nay ma quỉ ập vào
Cái kim để lại, bạc vàng cào đi.
Dân khờ trố mắt xầm xì:
“Hôm qua thế ấy, hôm nay thế này.”
Đảng rằng: “Đảng có dối chi,
Vàng bạc quý giá, báu gì cái kim?”

( ca dao XHCN thời bao cấp)

Hay: 

Ở tận Hoa-Kỳ anh có biết
Quê hương em đếch có gì ăn
Em mới dọn đến vùng kinh tế mới
Vùng Bù Đăng hay vùng Bù Nho
Sắn ngô nhai mãi, khốn khổ vô cùng
Mỹ cút đi rồi, chồng học tập muôn năm….

(Bài hát «Vàm Cỏ Đông», sửa lời thành Vùng Bù Đăng)



Thời gian xây dựng thiên đường XHCN theo nền kinh tế tập trung là tội ác của đảng và bác, thể hiện bản chất man rợ của đám lãnh đạo lớp ba trường làng trong cái gọi là "giải phóng miền nam" lấy chủ thuyết cộng sản làm kim chỉ nam, dùng truyền thông gia nô để mị dân về một XH không có cảnh người bóc lột người, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu một xã hội đại đồng, công bằng và bình đẵng…... để rồi sau đó bác và đảng độc quyền tiến hành tịch thu của cải, cướp đất đai và tài sản của người dân qua chiến dịch cải cách ruộng đất trong những năm 1953-1956, giết oan 172,008 người. Nạn nhân bị giết hầu hết đều là giai cấp nông dân.

Rồi đến những ngày sau 30.4.1975, bác và đảng cưởng chiếm được miền nam, nhanh chóng xoá bỏ nền kinh tế thị trường, để hướng nhanh nền kinh tế miền nam sao cho đồng bộ với miền bắc XHCN. Mặt khác, đảng dùng bạo lực cách mạng để trấn áp các giai cấp khác ở miền nam, đồng thời lôi miền nam theo nền kinh tế tập trung,  đúng với mô hình XH của Marx. Đây là thời gian tăm tối nhất của người dân trên 3 miền đất nước, họ phải sống trong những ngày lầm than vì thiếu lương thực, không có gạo để ăn, phải ăn trộn với khoai, sắn, bo bo...như súc vật. Để nói lên hình ảnh tang thương của người dân vào thời này người ta đã tìm thấy những câu ca dao, vè..v..v  như sau:

Từ ngày Giải Phóng vô đây
Con chuột hết cống, con cầy hết phân
(Ca dao)

Từ ngày Giải Phóng vô đây
Ta ăn độn dài dài, ta ăn độn mì khoai


(ca dao)

Ai sinh thằng cáo thằng Hồ
Để em đói rách tô hô không quần
Ai sinh thằng Duẩn thằng Duân
Em đã không quần, cái áo cũng không

(ca dao)
Nền kinh tế tập trung của đảng đã đưa cả một dân tộc xuống hàng đồ đá. Tình trạng bế tắc kinh tế này kéo dài - Người dân 3 miền quá cơ cực, sắp sửa bước vào thời kỳ bạo loạn vì đói. Tính đến ngày 24/5/1988, thì miền Bắc đã có 19 tỉnh lâm vào tình trạng bị đói gay gắt, tà quyền csVN phải cầu cứu tới sự giúp đở của LHQ.

Tháng tư dân đứng xếp hàng
Chờ mua gạo ký, củi than, bột mì
Bột mì đổi lấy sợi mì
Vì không có gạo ăn mì thay cơm
Miền Nam gạo trắng ngon thơm
Bỗng dưng biến mất Đảng gom giấu rồi
Cho dân ăn gạo mốc thôi
Không ăn thì đói, treo nồi cầm hơi.


(Ca dao thời XHCN)

Nhân dân thì chẳng cần lo
Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cày
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang


(Ca dao thời XHCN)

Nhận thấy tình trạng này kéo dài sẽ gây nguy hại cho bạo quyền trong việc quản lý xã hội, nên  đám đầu lĩnh Ba Đình bắt buộc phải tháo gở bế tắc và xoay về nền kinh tế thị trường của tư bản, nhưng vì sợ bị chê cười vì làm kinh tế thất bại, nên đảng đã thêm vào cái đuôi "định hướng XHCN" sau cụm từ "kinh tế thị trường" để không đi ngược với hiến pháp 1992 và 2013 của nước CHXHCNVN và không làm mất đi tính tự tôn của các đầu lĩnh lớp 3 trường làng trong Bắc Bộ Phủ.
Năm 1986, sau khi Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư chính thức triệu tập các phiên họp của Bộ Chính Trị  để bàn về việc Đổi mới về kinh tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi mới, bắt đầu thực hiện việc đổi mới công nghiệp hóa-hiện đại hóa. 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Thê là từ đó, người dân thấy xuất hiện cụm từ "Kinh tế thị trường định hướng XHCN - KTTT-ĐHXHCN".

Trong quá trình đổi mới kinh tế, là thời kỳ tiến hành việc tư hữu hoá các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở Việt Nam từ hơn 12.000 DN, sẽ giãm dần đến năm 2001 còn 5.655 doanh nghiệp, và đến thời điểm tháng 10 năm 2016  còn 718 doanh nghiệp. Đám lãnh đạo Ba Đình tư hữu hoá để giảm bớt nạn tham nhũng trong các DN Nhà Nước (DNNN), giảm bớt nạn chạy chức chạy quyền...đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách nhà nước (NSNN). Doanh nghiệp nhà nước chỉ là những ổ tham nhũng để tàn phá tiền thuế người dân, làm thâm thụt NSNN.

Theo chỉ tiêu của đảng tính đến năm 2020, Việt Nam chỉ còn 103 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chủ yếu ở các ngành công nghiệp quốc phòng, xuất bản, thủy lợi, dịch vụ công cộng và một số tập đoàn lớn quan trọng đối với nền kinh tế chủ yếu thuộc các ngành độc quyền tự nhiên như Dầu khí, Điện lực và Viettel.

Năm 2017, Quân đội Nhân dân Việt Nam mới đưa ra kế hoạch sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp do quân đội sở hữu: chỉ còn 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, 12 công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý (nhà nước giữ trên 51% cổ phần đến năm 2019); đó chính là các doanh nghiệp  hoạt động cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Đây cũng là nơi làm giàu cho các quan tham nhũng gạo cội trong bộ quốc phòng như Phùng Quan Thanh, Ngô Xuân Lịch và hàng ngàn tướng tá khác của QĐND. 

TÓM LẠI:

Cái gọi là Kinh tế thị trường ĐHXHCN của Việt Nam chỉ là một quái thai lập dị do BCT/TW tự nghĩ ra- nên biết rằng tại các quốc gia khác, khi đã là kinh tế thị trường tất cả đều thuộc về tư nhân quản lý, nhà nước chỉ có nhiệm vụ kiểm tra và thu thuế, còn riêng tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại song song hai khối doanh nghiệp: nhà nước và tư nhân trong đó khối quốc doanh luôn được hưỡng những đặc quyền đặc lợi trên các lĩnh vực béo bở còn khối tư nhân như là những đứa con hoang bị cạnh tranh chèn ép trên mọi lĩnh vực từ vốn vay cho đến hoạnh họe, kiểm tra, hăm dọa…

"Đổi mới" cũng chính là thời kỳ mà đảng đã lượm lại mô hình kinh tế thị trường của các nước tư bản và VNCH trước 1975 đã xử dụng để xây dựng quốc gia. Trên thế giới hầu hết các nước tự do dân chủ đều xử dung mô hình KTTT để tạo cơm no áo ấm cho quốc dân. Các đầu lĩnh Ba Đình với kiến thức lớp ba trường làng nên vội vả lên án và phê phán gay gắt nền KTTT của các nước tư bản là giẩy chết trong thời gian hơn một thập niên sau khi chiếm được miền nam VN. Bọn người lấy chủ nghĩa Marx làm cứu cánh, tưởng đã đổi mới nhưng lại sa lầy vào một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào đàn anh TQ - một thứ XHCN anh em mèo chó. Đến nay gần như 85% nền KTTT-ĐHXHCN, là một nền KT nằm trong quỉ đạo của TQ.
Thiếu nhận thức thực tế về hướng đi lên của nền KTTT, lại quá u mê vào chủ thuyết XHCN, nên đồng bào VN đã phải sống trong cảnh bất hạnh vì cái dốt của lãnh đạo lớp ba trường làng, một thời đại tăm tối nhất trong lịch sử với các mô hình thí nghiệm xây dựng thiên đường XHCN. Kinh tế Thị Trường Đinh Hướng XHCN, là một mô hình rối loạn tư duy trong thời tan rả tản băng XHCN trên thế giới vào năm 1990. Định hướng xã hội chủ nghĩa là một mô hình tối nghĩa - Khi dùng đến cụm từ Định Hướng thì ai cũng hiểu rằng chỉ có những ai mất phương hướng mới cần phải dùng, cụm từ này gần như nói lên quyết tâm của đám đầu lĩnh Ba Đình trong việc bảo vệ thành trì loang lỡ, mục nát của một xã hội chó ngáp (XHCN)!

Tiên sư Cộng sản Việt Nam
Suốt đời bán cả giang san nước nhà
Còn trời còn nước còn non
Nếu còn cộng sản dân còn khổ đau.

“Kinh tế thị trường-Định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ là một cái quái thai của những đầu óc bệnh hoạn, hoang tưởng không bình thường nghĩ ra, trong đó họ tự cho phép mình đứng trên tất cả, ngay cả Hiến Pháp CHXHCNVN cũng chỉ là vô nghĩa với giai cấp lãnh đạo hôm nay, những con người mang tư duy hẹp hòi, không có tinh thần cách mạng xã hội, họ chỉ mang những tư tưởng lỗi thời, cá nhân chủ nghĩa và luật rừng của cái nhà nước gọi là Pháp quyền để dùng bạo lực trấn áp các giai cấp khác ngoài đảng. 

Tham luận từ Hậu duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 12.03.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét