Powered By Blogger
DI SẢN VNCH HIỆN VẨN CÒN ƯA CHUỘNG TẠI MIỀN NAM
Khi ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup và là chủ nhân ông của hãng xe hơi Vinfast hiện nay, còn đi tắm mưa ở Hải phòng, thì tại thủ đô VNCH, hảng " Sài Gòn Xe Hơi Công Ty" đã cho xuất xưởng hàng ngàn chiếc xe du lịch và những chiếc xe thông dụng có tên là " LA DA LAT" vào năm 1970, chiếc xe Made in Việt Nam Cộng Hoà được chế tạo tại miền nam VN.

Vì có nhiều ưu điểm nên chiếc xe La Dalat đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ở miền nam vào đầu thập niên 1970. Chiếc xe lăn bánh khắp phố phường  trong năm đầu 1970, sau đó tràn lan khắp các tỉnh thành miền nam, rồi chúng lăn bánh luôn qua Lào và Bỉ. 
Sự tiện lợi của của chiếc xe La Da Lạt do Sài Gòn Xe Hơi Công Ty sản xuất được các giới ưa chuộng vì mẩu mã thanh lịch, ít hao xăng, gọn nhẹ đặc biệt với bộ nhún (chống dằn xóc) của hãng xe Citroen Pháp nên người lái cảm thấy êm và thoải mái khi chạy trên những chặn đường xấu có độ dằn xóc cao. La Da Lat đã đáp ứng được giới yêu xe thời đó, nên đã nhanh chóng tăng mức sản xuất để  đáp ứng với thị trường nội địa và các nước lân cận như Cam Bốt và Lào. Chiếc xe La Da Lat cùng đã được ra mắt và chưng bày ở Bỉ. Con số xuất xưởng tuy không quá lớn trong thời gian từ đầu năm 1970 đến tháng 4/1975 vào khoảng 5000 chiếc. Khi cộng sản Bắc Việt cướp Sài Gòn thì hãng xe " Sài Gòn 


TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT XE LA DA LAT 

Chiếc xe La Dalat được thiết kế theo mẩu mã của chiếc Méhari và chiếc Babybrousse của hãng Citroen của Pháp, đây là loại xe du lịch rất thành công ở các thuộc địa cũ của Pháp.

Sài Gòn xe hơi Cty đã nhập động cơ của hãng Citroën  vào Việt Nam và những cơ-phận chính như tay hệ thống tay lái - còn lại đèn, kén báo hiệu quẹu trái phải, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe có 2 loại: bằng lá thép uốn  hoặc bằng vải, v.v. được chế tạo tại Sài Gòn.

Động cơ 4 thì, giải nhiệt bằng gió, 602 phân khối, 2 cylinder đối xứng (không phải thẳng đứng), hộp số gồm 4 số tay, lực chuyền động t trục bánh trước. Dài 3,5 mét, rộng 1,53 mét, cao 1,54 mét. Nặng khoảng từ 480 đến 590 kí-lô tùy theo kiểu.

Lúc chiếc xe này được tung ra thị trường năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25 cho đến năm cuối cùng khi hảng Citroën đóng cửa vào tháng 4/1975 thì tỉ lệ tăng lên 60/40. Trong 5 năm sản xuất, Sài Gòn xe hơi công ty trong 5 năm đã cho xuất xưởng được trên 5000 chiếc xe ra thị trường với 4 kiểu khác nhau: loại 4 chổ ngồi hoặc xe thực dụng với 2 chổ ngồi và thùng chở hàng.
LỢI ÍCH CỦA XE LA DA LAT:

Xe La Dalat đáp đúng thị hiếu và túi tiền của mọi giới ở Việt Nam : ít tốn xăng, dễ sửa chửa, cơ phận dễ thay thế và đặc biệt là các cơ phận như cánh cửa, kiếng xe, v.v. đều có thể "tự chế", dễ làm hơn các loại xe Mỹ, Nhật và rẻ tiền. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì hoàn toàn được chế tạo tại Việt Nam. Các bạn có thể hình dung được bộ mặt của Sài Gòn 1969 và Hà Nội 1974 rất khác biệt với cùng thời gian và không gian, qua video clip so sánh ở đây: 

Nếu như miền nam VN không rơi vào tay cs Bắc Việt thì với 50 năm kinh nghiệm và phát triển, thì ngày nay đũ trình độ để có thể cho ra đời những chiếc xe cạnh tranh được với các dòng xe khác có mặt trên thế giới. Và nếu như Sài Gòn không rơi vào tay đàn khỉ Pắc Bó thì miền Bắc không có chút cơ hội nào để theo kịp ngành sản xuất xe hơi của VNCH

Khi các chú bộ đội từ Hà Nội vào miền nam tháng tư 1975, đang còn mơ màng về cái đổng (đồng hồ) hai ba người lái, cái đài (Radio) hay cái nồi ngồi trên cái cốc (cà phê phin), thậm chí các chú "giải phóng quân" từng lên giọng với dân miền nam: Hà Lội chúng em "cà rem ăn không hết đem phơi khô" để dành ..hay "cái truyền hình" (TV) nhiều đến chạy khắp đường phố....Cái văn minh tiến bộ của miền bắc là như thế đó! Vào thời này ở Hà Nội, trái tim của tổ quốc, người dân đang còn xử dụng 95% phương tiện xe đạp để đi lại, trên đường khó tìm thấy bóng dáng của một chiếc xe hơi, ngoài xe quân đội và xe công vụ của các quan cao cấp. Còn lại là phải xử dụng những chiếc tàu điện bệnh hoạn chạy leng keng ở các trục chính của Hà Lội. Xin mời xem hình ảnh về nếp sinh hoạt của người Hà Lội vào thập niên 1975-1980, để biết so sánh:  https://www.youtube.com/watch?v=KSwpYGit38U

Thời gian chiếc La Da Lat ra đời thì Hà Lội chưa có một chiếc xe nào mang mác Made in VNDCCH lăn bánh trên 36 phố phường của thủ đô, cho đến khi chiếc Vinfast của tỷ phú Mì Tôm ra đời, tức đi sau VNCH gần 1/2 thế kỷ. 
LỊCH SỬ CỦA  SÀI GÒN XE HƠI CÔNG TY

Năm 1919, cùng lúc xuất hiện tại Pháp, xe ô tô của Citroën đã được xuất sang thị trường Đông Dương. Năm 1915, tổng số cá xe ô tô được nhập cảng vào Đông Dương chỉ ở mức giá 1 triệu franc, con số này tăng gấp 33 lần, lên đến 33 triệu franc vào năm 1920. 
Năm 1926, thị trường Đông Dương có tổng cộng 10.299 chiếc xe lăn bánh trên khắp nẻo đường, trong đó có 5.678 xe ở Nam Kỳ, 2.866 ở Bắc Kỳ, 966 ở An Nam, 683 ở Cam Bốt và 106 ở Lào.

Ngay từ khi xuất hiện cách đây 100 năm, Citroën đã trở thành một thương hiệu quá quen thuộc tại  Sài Gòn. Ban đầu được độc quyền phân phối thông qua Les Etablissements Bainier d’Indochine Auto-Hall, Citroën đã lập ga-ra riêng vào năm 1933, tiếp theo là công ty SAEO (Công ty Xe hơi Viễn Đông), rồi đổi thành Xe hơi Citroën Công ty, và cuối cùng là Saigon Xe hơi Công ty.

Citroën có lịch sử gắn bó lâu đời với Đông Dương. Đến khi Pháp rút khỏi Đông Dương thì vẫn còn một chi nhánh lớn của Citroën ở Sài Gòn. Đây cũng là chi nhánh duy nhất của Citroën tại châu Á, có nghĩa là không phải các nhà nhập cảng xe hơi, mà là chi nhánh thực sự của tập đoàn Citroën của Pháp có trụ sở đặt tại Sài Gòn chịu trách nhiệm phân phối cho toàn vùng châu Á.

Ngay từ khi thành lập, nhà sáng lập André Citroën chú ý đến nhiều đến tính sáng tạo cho các mẩu mã, đặc biệt là giá bán không quá đắt. Citroën đã trải qua nhiều giai đoạn quan trọng. Giai đoạn thứ nhất là thời kỳ phát triển rất mạnh từ năm 1919 dưới sự điều hành trực tiếp của nhà sáng lập André Citroën. Phát minh xe phát động cầu trước (Traction avant) đạt được thành công vang dội. 

Tiếp theo là giai đoạn chiến tranh, hoạt động sản xuất của công ty bị chậm lại, thậm chí là gần như ngừng hoạt động. Sau đó nhà sáng lập André Citroën qua đời, công ty không còn khả năng tài chính và cuối cùng được tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin mua lại.

Ngay sau Thế chiến II, Citroën có thêm một phát minh mới, 2 CV, cũng đạt được thành công lớn. Khách hàng phải chờ vài tháng, thậm chí vài năm để mua được xe 2 CV mà họ đặt. Thời gian sau, Citroën lại cho ra dòng xe DS, cũng là một phát minh đầy sáng tạo. Citroën lại gặp khó khăn về tài chính và được tập đoàn Peugeot mua lại, trở thành tập đoàn PSA Peugeot-Citroën .
Từ chiếc xe Traction Avant, 2CV đến DS hay dòng ID…, sản phẩm của Citroën đã chinh phục được giới tiêu dùng ở Đông Dương. Năm 1933, đầu năm 1934, Citroën xuất xưởng dòng xe Traction Avant, được đánh giá là tiên phong với hệ thống dẫn động cầu trước. Dòng xe này từng được nhập vào Đông Dương với số lượng lớn. Ngoài ra, còn phải kể đến dòng xe Citroën ID19 (1955-1975), độc đáo với thiết kế không có nhíp mà dùng hệ thống giảm xóc bằng thủy lực, mỗi lần vận hành sẽ bơm hơi lên

Đến khi Pháp rút khỏi Đông Dương sau năm 1954, miền nam Việt Nam có xu hướng mua xe hơi Mỹ nhiều hơn. Xe Citroën nhập rất khó bán trong giai đoạn này. Ngoài ra, sau Tuyên bố Phnom Penh của tướng Charles de Gaulle vào cuối năm 1966 lên án Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam, mọi hình thức nhập xe nguyên chiếc và linh kiện ô tô bị cấm. Chỉ có khoảng 30 xe DS được xét duyệt nhập vào miền nam Việt Nam và tất cả đều được sản xuất tại nhà máy Forest của Citroën tại Bỉ, không bị cấm vận. Chiếc cuối cùng, DS 23 « Prestige », được bán cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào đầu năm 1975..

Trong thời gian này Citroën phải cạnh tranh gay gắt với các xe hơi Mỹ và xe Nhật. Vì vậy, tập đoàn Pháp quyết định tự sản xuất mẫu xe Việt. Tác giả tập sách Lịch sử Citroën DS ở châu Á, từng tiếp xúc với Jacques Duchemin, vị giám đốc cuối cùng của "công ty xe hơi Citroën" ở Sài Gòn, cho biết: Chiếc xe hơi đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam với thiết kế và phụ tùng từ Việt Nam chính là một chiếc Citroën, vào khoảng năm 1969, ở Đà Lạt, nên chiếc xe hơi do Sài Gòn Xe Hơi Công Ty sản xuất được mang cái tên thân thương của thành phố Đà Lạt (La Da Lat).

Sau đó chiếc xe La Da Lat được đưa vào Sài Gòn, được thiết kế và lắp ráp tại chỗ, ở Sài Gòn, trong công ty con của Citroën năm 1970. Có thể nói chiếc xe được mang mác " Made in Việt Nam" với cái tên mới là "La Da Lat". Hiện giờ người ta vẫn còn có thể thấy di sản của kỹ nghê sản xuất xe hơi (ô tô) của VNCH. Một di sản hết sức giá trị về nền công nghiệp của một quốc gia tân lập, chỉ sau 15 năm thành lập quốc gia, VNCH đã có bước bức phá về công nghiệp sản xuất ô tô hạng nhẹ cho thị trường Đông Dương.

Hiện nay dòng xe "La Da Lạt" sản xuất trong thời VNCH 1970 vẩn còn nhiều ở miền nam và được các tay chơi xe tân trang lại và xử dụng nhiều ở Sài gòn, ngoài ra các tay chơi xe cũng thành lập Clup xe La Da Lat để bảo tồn như một loại xe cổ giá trị và là những chiếc xe đầu tiên của do VN chế tạo. 

Tiện đây cũng cần nói thêm về chiếc xe ô tô  do Bắc Việt chế tạo vào năm 1959 mang tên là " Chiến Tháng" (?!), đây là chiếc xe chỉ có trong hình do Ban Tuyên Láo đưa ra để bịp người dân vì quá thua kém VNCH trong việc sản xuất ô tô, thế nên Ban Tuyên láo bắt buộc phải phịa ra một chiếc xe Ô tô sản xuất trước VNCH, để giử mặt mủi cho cái gọi là "phe thắng cuộc". Xe này là " dòng xe tàng hình đầu tiên trên thế giới được Hà Lội sản xuất. 
Có một điều lạ, là không ai thấy được nguyên vẹn chiếc xe này, hình chụp chỉ một nửa chiếc xe thôi và không ai có thể kiếm ra được tài liệu và hình ảnh chi tiết của chiếc xe này trên Google, cũng không thấy nói đến các đặc tính kỹ thuật
nói là được Bắc Việt đã sản xuất bao nhiêu chiếc hiệu Chiến Thắng, thông số kỹ thuật như thế nào? và giá mổi chiếc bán là bao nhiêu? Trên Wikipedia cùng thấy nói tới việc Bắc Việt đã sản xuất được chiếc xe tàng hình này t năm 1958. 

Người viết gọi nó là tàng hình vì đảng csVN không lưu lại được vết tích của nó để cho đồng bào thưởng lãm tài nghệ của các đỉnh cao trí tuệ miền bắc vào cuối thâp niên 50 (t.k20). Chỉ thấy các ngòi bút gia nô của đảng trên Wikipedia viết theo các tài liệu do Ban Tuyên Láo đưa ra. Giống như nhân vật có tên là Lê Văn Tám, cây đuốc sống của Ban Tuyên Láo. Xem thêm LVT nơi đường link: https://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/ve-cau-chuyen-le-van-tam

Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH, Võ Thị Linh 16.03.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét