Powered By Blogger
 ĐẠO LÀM TƯỚNG NƠI 
THIẾU TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO

Viết để vinh danh tướng Lê Minh Đảo, một chỉ huy giỏi, một tướng quân trung thành tuyệt đối với Tổ quốc VNCH - Được thể hiện qua nguyện vọng của ông:

*Kiếp sau, tôi vẫn muốn làm người lính VNCH 
*Sau này, khi tôi mất, tôi sẽ phù hộ cho VNCH


Ông trước sau như một , sống trọn vẹn với quốc tịch VNCH, thật xứng là một quân nhân ưu tú của QL.VNCH, được toàn thể con dân nước VNCH kính trọng tuyệt đối: Với lý tưởng "Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm " ông đã làm rạng danh hàng ngũ QL.VNCH. Hôm nay Hậu duệ VNCH xin được trình bày một số nét về đạo làm tướng của ông. Trước hết, chúng tôi xin được lược qua một vài nét về cái đạo làm tướng của quân đội Đại Việt xưa.

ĐẠO LÀM TƯỚNG TRUYỀN THỐNG XƯA VÀ NAY

Là một tướng chỉ huy phải tròn trách nhiệm với sơn hà,  luôn giử được giữ tác phong đứng đắn của một cấp chỉ huy QL.VNCH,  thi hành chu toàn các trách nhiệm do quân đội giao phó trong việc bảo quốc an dân. Biết bảo vệ tính mạng của thuộc cấp, biết bảo vệ tài sản và mạng sống của đồng mình trước lằn đạn của quân thù. 

Ngoài ra còn phải trung thành tuyệt đối với tổ quốc, luôn đặt tổ quốc lên trên quyền lợi của cá nhân, tôn trọng hiến pháp, tuân thủ kỷ luật thép của quân đội, thương yêu thuộc cấp như anh em trong tinh thần "huynh đệ chi binh", một tình thương yêu truyền thống từ cấp thấp nhất tới cấp cao nhất trong QL.VNCH.

Đạo làm tướng là phải biết nếm khổ, vui sau cái vui của thuộc cấp đúng theo truyền thống nhân bản của quân đội Đại Việt, từng bách chiến bắch thắng với quân Đại Hán ln quân Nguyên Mông trong nhiều trận chiến long trời lỡ đất vào thế kỷ từ 10 tới 13. Đó chính là những cách ứng xử cần có của một cấp chỉ huy: "nắng không che lọng, trời lạnh không mặc áo cầu dầy, gặp chỗ đường khó thì xuống đi chưn; giếng nước trong quân đào xong, tướng mới được uống nước; cơm của lính nấu chín rồi, tướng mới được ăn; lũy trong quân xây xong rồi tướng mới được nghỉ; khi cực nhọc hoặc khi nhàn hạ, tướng phải cùng sống với quân lính" - như thế  mới là kế sách dùng binh lâu ngày để làm tăng thêm sức mạnh và tình đoàn kết keo sơn của quân đội.

Một mãnh tướng thì không cần biết quân đội nhiều hay ít, không cần biết địch mạnh hay yếu, ba quân đều tuân lệnh răm rắp, quân có thể biến hóa hàng muôn ngàn cách khác nhau theo ngón tay chỉ huy, ra quân bất ngờ, cử động thần diệu, một ngựa một kiếm có thể xung phong đi trước, khiến quân địch không kịp xoay trở, phải sợ mà tránh xa, đó là những mãnh tướng như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...

Đạo làm tướng truyền thống của quân đội Đại Việt ngày xưa và QL.VNCH ngày nay trên căn bản, không khác nhau bao nhiêu về đạo đức và phong cách lãnh đạo, sẳn sàng trung thành với lý tưởng QG, họ luôn nêu cao lý tưởng: Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm. Các đức tính trong đạo làm tướng của ngày xưa, người ta đều tìm thấy được nơi tướng của Lê Minh Đảo 

TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO VỚI TINH THẦN " PHỤ TỬ CHI BINH"

Tháng 8 năm 1300 trước khi lâm chung, Hưng Đạo Vương đã từng khuyên vua  Anh Tông về chiến lược tăng cường nội lực cho quân đội Đại Việt là; "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước dồn sức lại thì chúng (giặc) đành phải chịu trói… Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa to gió táp thì đó là tình thế dễ chế ngự… Phải gây dựng một đội quân cha con rồi có thể sử dụng được. Vả lại, nên dưỡng sức dân để làm kế gốc sâu rễ bền, đó là thượng sách giữ nước vậy" (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - 397).
Gây dựng một đội quân cha con, đó là mục đích mà Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320), và ông đã từng thực hiện được điều này. Ông sống rất bình dị, đối xử với quân sĩ như người thân, đồng cam cộng khổ, người bấy giờ gọi đoàn quân của ông là "Phụ tử chi binh" (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - 562). "Phụ tử chi binh" chính là "Huynh đệ chi binh " trong QL.VNCH trước năm 1975.


Tướng Lê Minh Đảo là hậu duệ của Trần Hưng Đạo, Quang Trung, những người đang kế thừa những di huấn , sách lược cứu nước và xây dựng một đạo quân hết lòng vì nước nên hành trang của các danh tướng VNCH đều thể hiện được phong cách "Huynh đệ chi binh" tướng là lính và luôn có tinh thần hoà hợp với lính. Đây chính là phong cách của những người lãnh đạo quân đội Đại Việt trước đây, còn gọi là là sách lược "Phụ Tử Chi Binh", một sách lược đã từng làm giặc Nguyên Mông tan tác 3 lần trước quân dân thời nhà Trần. " Phụ tử Chi Binh" là " Huynh Đệ Chi Binh" ngày nay.



TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO VỚI NGƯỜI LÍNH TỬ TRẬN

Trường hợp sĩ quan tử trận ông gửi thư phân ưu đích danh ký tên đến cha mẹ, vợ hoặc thân nhân gần nhất của anh em quá cố, với lời lẽ tha thiết, cảm động người đọc, an ủi phần nào sự mất mát của gia đình. Ông còn cử một sĩ quan cấp Tá, ít nhất là Trung tá (nếu sĩ quan tử trận cấp Úy) đến tận nhà phân ưu với gia đình và truy tặng Anh dũng Bội tinh, gắn lên di quan anh em quá cố. Nếu gia đình đơn chiếc, ông xuất quỹ Hậu phương yểm trợ tiền tuyến cấp cho gia đình một số tiền tương đối lớn, trang trải chi phí an táng.  Với binh lính ông cũng cư xử gần giống như cấp sĩ quan: http://www.sudoan18bobinh.com/phanngoctrung/4516877615
Trong những ngày dưỡng quân, thỉnh thoảng ông cho tổ chức khiêu vũ tại Câu lạc bộ đơn vị, mời tất cả sĩ quan SĐ đồn trú quanh vùng đến tham dự. Ông thường nói làm việc ra làm việc, chơi ra chơi. Người chiến sĩ phải vừa là lính mà cũng vừa là nghệ sĩ. Xem tính nghệ sĩ của tướng Lê Minh Đảo trong clip video kèm theo đây:https://www.youtube.com/watch?v=jrYKi9FmERE

Như trên đã trình bày một số nét chính về  đạo làm tướng của Thiếu tướng Lê Minh Đảo lúc nào ông luôn quan tâm với thuộc cấp, các sĩ quan trong sư đoàn 18 được ông quí trọng tuyệt đối lúc còn chiến đấu cũng như lúc bị thương hay khi tử trận. Ấy là chưa nói đến việc ông luôn luôn rộng rãi thăng thưởng công minh ngoài mặt trận, về vấn đề đặc cách cũng như thường niên và không ngần ngại giúp đỡ sĩ quan, binh lính các cấp trong sư đoàn 18.


TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO VỚI CÁC THƯƠNG BINH



Không những lo lắng quyền lợi binh sĩ, ông còn chăm lo sức khỏe từng anh em. Có lần ông đến Tổng Y Viện Cộng hòa thăm thương bệnh binh và tặng quà ủy lạo. Khi gặp các thương phế binh, ông dừng lại hỏi thăm. Có lần, một thương phế binh SĐ18BB than phiền chiếc xe lăn mình đang xử dụng xấu và nặng, nên khi di chuyễn bị khó khăn, anh này tỏ ý muốn có một chiếc xe mới tốt hơn, đẹp hơn và nhẹ hơn. Một anh thương phế binh SĐ khác có chiếc xe lăn của Đức muốn bán, và anh này đồng ý bán cho tướng Lê Minh Đảo, để anh mua xe lăn khác tốt hơn chiếc xe anh đang xài. Nghe thế, tướng Lê Minh Đảo liền móc bóp lấy tiền ra mua lại xe lăn để tặng cho anh TPB Sư Đoàn 18 của ông, trước sự chứng kiến của gần 30 thương phế binh.

Anh thương phế binh SĐ18 ngồi trên chiếc xe lăn, nghiêm người chào ông, lắp bắp lời cảm ơn mà nước mắt tuôn trào. Ông bắt tay an ủi, chúc anh mau xuất viện rồi tiếp tục thăm các thương binh khác. Cử chỉ của ông gây tiếng lành vang xa trong cũng như ngoài SĐ. 
Sau khi đến nhận chức Tư lệnh Sư đoàn không bao lâu, ông ra lệnh Khối Chiến Tranh Chính Trị CTCT in hàng ngàn giấy tờ ghi rõ quyền lợi binh sĩ và hạ sĩ quan, rồi chỉ thị các đơn vị phân phát cho từng binh sĩ, không sót một ai. Đồng thời ông ra lệnh Khối CTCT các cấp tổ chức học tập, giúp binh sĩ nắm vững quyền lợi mà đòi hỏi. Ông nhấn mạnh bằng một chỉ thị đặc biệt, với nội dung đơn vị nào không thi hành đúng sẽ bị khiển trách nặng. Nếu Đoàn Thanh tra Sư đoàn hoặc cá nhân ông đến thăm đơn vị, bất chợt hỏi một binh sĩ nào đó đã được học tập và nhận giấy tờ không, nếu thiếu sót thì các đơn vị trưởng liên hệ sẽ bị phạt nặng.
Từ khi nhận chức Tư lệnh Sư đoàn 18, ông được lệnh đưa Sư đoàn vào An Lộc thay thế Sư đoàn 5 Bộ binh  và Với sự tăng cường của Liên đoàn 5 Biệt động quân, Sư đoàn 18 trở thành đơn vị phòng thủ chính tại phía Bắc Sài Gòn. Ông nhiều lần chỉ huy Sư đoàn, liên tục hành quân giải tỏa trục đường 13, làm giảm áp lực bao vây của cộng quân vây quanh An Lộc. Với thành tích này nên nhân ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được đặc cách thăng cấp Chuẩn tướng khi mới 39 tuổi.

Theo lời kể của đại úy Phạm Hữu Đa, Khóa 25 VBĐL, tùy viên của Tướng Lê Minh Đảo, thì Sư Đoàn 18 BB đã đánh những trận nổi tiếng như: Võ Xu(1966), Suối Long(1967), Túc Trưng, La Ngà(1969), cùng với các đơn vị bạn đã truy đuổi và tiêu diệt cơ quan đầu não của địch (Cục R) trên đất Combodia, tham dự chiến trường An Lộc, và chiến thắng lớn nhất là trận Xuân Lộc, khi cả tuyến phòng thủ của đơn vị này chặn đánh quyết liệt quân Cộng Sản Bắc Việt vào những ngày cuối cùng cuộc chiến, Tháng Tư năm 1975. So với một số tướng lãnh VNCH khác đã tháo chạy từ những ngày trước đó, Tướng Lê Minh Đảo đã được dân chúng ngưỡng mộ và ca ngợi tinh thần dấn thân vì nước của ông. Thiếu tướng Lê Minh Đảo có đủ điều kiện bỏ Sư Đoàn 18 sang Mỹ, nhưng ông không đi, ở lại quyết chiến với cộng quan cùng với thuộc cấp, để rồi sau đó phải gánh chịu những trù dập của kẻ thù vì ông đã làm chậm bước chân của đoàn quân cướp nước khi tiến về Sài Gòn - để trả thù chúng đã nhốt ông 17 năm tù trong các trại cải tạo từ bắc tới nam với cái tội là "Tư Lệnh Sư Đoàn 18". Ông là vị tướng cuối cùng rời khỏi trại cải tạo cộng sản.

Ngày cuối cùng của VNCH, vào chiều 29 tháng 4, 1975, ông vẩn còn họp tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn đóng ở Long Bình, cùng bộ tham mưu bàn kế hoạch đưa SĐ về án ngữ phía Nam sông Sài Gòn bảo vệ thủ đô. Ngày hôm ấy chiếc trực thăng C&C của ông đậu tại BTL/SĐ với đầy đủ xăng nhớt và phi công cũng có mặt sẵn sàng để ông có thể bay ra Hạm đội 7. Nhưng ông nhất quyết không bỏ đơn vị chạy trốn như một số các tướng lãnh khác và sau đó bị cộng quân trù dập hơn 17 năm trường khổ ải.

LỜI KẾT:

Nơi tướng quân Lê Minh Đảo người ta tìm thấy tất cả đức tính nhân
bản truyền thống của một tướng quân trong quân đội Đại Việt ngày xưa - đạo làm tướng của ông chỉ thấy nơi  quân đội VNCH. Quân đội gọi là nhân dân không bao giờ có được những vị tướng gương mẫu - tướng cộng sản ngày nay còn tệ bạc hơn nửa, trong hạng chóp bu về tham nhũng thì không thiếu sự có mặt của các cấp chỉ huy từ đại tướng, trung tướng, thiếu tướng. Phùng Quan Thanh, một đại tưướng thuộc hàng tham những gộc, Ngô Xuân Lịch một tướng quân không biết trận mạc cũng như không hề biết đọc  bản đồ quân sự, còn các tướng CA thì đi bảo kê các đường dây buôn lậu, đánh bạc xuyên quốc gia trên mạng Internet....

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thi coi sinh mạng quân sĩ như là vật thí để bước lên con đường thăng quan tiến chức, ông là một tướng vô học về quân sự, lên tướng không qua một cấp bậc nào trong quân đội. Cách thăng tướng của QĐND giống như trong hàng ngũ của đạo tặc giang hồ, ông Giáp nổi tiếng với biệt tài là nướng quân.

Tướng phi nhân, như Lê Đức Anh, từng ra lệnh cho các chiến sĩ giử đảo Gạc Ma năm 1988, lấy thân mình làm bia cho Tàu cộng bắn, không được bắn trả để dâng đảo  Gạc Ma (Trường Sa) cho giặc Tàu. Tướng QĐND còn là những tướng hèn, không có khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và sinh mạng ngư dân ngoài biển. khi giặc Tàu xâm chiếm biển đảo VN thì lo bám bờ, xua ngư dân ra bám biển. Tướng QĐND phần lớn là hèn với giặc ác với dân.

Những cấp chỉ huy QĐND, năm này qua năm nọ, luôn đề cao giặc và tri ân giặc đả giúp súng đạn và nhân lực để thành công trong việc cướp miền nam. Đó cũng là nguyên nhân VN đã mất đi Hoàng Sa Trường Sa, núi Lão Sơn, 11.000 km2 trong Vịnh Bắc Bộ, Ải Nam Quan, 1/2 thác Bản Giốc, hang Pắc Bó nơi chúa vượn đỏ ra đời để tàn phá đất nước trong nhiều thập niên qua.

Hàng trang của QL.VNCH là hành trang "Nhân bản" giới hạn dùng vũ lực để cảm hoá địch quân, "lấy chí nhân thay cường bạo" từng thành công trong việc đem 200.000 quân cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia trong chiến dịch " Chiêu Hồi", góp phần không nh trong việc cứu lấy sinh mạng của thế lực thù địch với VNCH, cũng như đã từng cứu hàng trăm ngàm thương binh cộng sản đã bị cấp chỉ huy của họ bỏ lại, sau những lần phá hoại trong vùng trách nhiệm của VNCH trong suốt 20 năm xâm lăng miền nam VN.
Biên khảo từ Hậu Duệ VNCH
 Lê Kim Anh 22.03.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét