Powered By Blogger
HƯƠNG XƯA NGÀY TẾT - VỚI CHỢ HOA SÀI GÒN TRƯỚC 1975
Mùa xuân là mùa gieo lộc, mùa hạnh phúc, lòng người rộng mở, vạn vật giao hoà. Thơ Nguyễn Bính góp phần thổi vào mùa xuân sức sống, gợi lên trong lòng người đọc những xúc động, bâng khuâng chìm đắm..Hãy lắng nghe “Xuân về” của Nguyễn Bính để lạc vào một cõi yên bình trong trẻo….

Xuân Về 
Tác giả: Nguyễn Bính
(1937)

 Đã thấy xuân về với gió đông .
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe 
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng

Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc giắt bà già tóc bạc
Lần lần tràng hạt niệm nam mô .

Đến khi đàn khỉ Pắc Bó tràn vào Sài Gòn , những ngày đầu xuân đã mất hết hương xưa vì chợ Hoa Tết tại đường Nguyễn Huệ đã không còn nửa trong những dịp xuân về .


Gió xuân đang đuổi tàn đông 
Mai đào hé nụ đơm bông đón chào 
Nắng hồng tỏa nhẹ lên cao 
Cho vui niềm ấm ngọt ngào tình xuân 
Xuân về để ấm lòng dân 
Trả ơn tổ phụ tình thân gia đình 
Xuân xưa xuân mãi thanh bình 
Xuân giờ còn có ân tình quê hương ?
Xuân giờ còn có tình thương 
Hay xuân còn lại trăm đường khổ đau 
Ngày xưa xuân trổ hoa màu 
Ngày nay máu đỏ thay mầu ngàn hoa 
Quê hương đã mất xuân ngà 
Dân tôi còn lại xuân là cõi mơ .......!
( thi sĩ Xuan Ngoc Nguyen)



Ngày đầu xuân tức là bắt đầu cho chu kỳ mới của một năm 365 ngày, đó là lúc mà người Việt khắp nơi ăn mừng ngày Tết Nguyên Đán - ngày đầu của một năm, đó là những ngày họp mặt gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Theo phong tục tập quán lâu đời của Việt tộc, vì người Việt luôn luôn gắn bó với tình cảm gia đình (tổ tiên, cha mẹ, anh em, bà con thân thuộc) nặng hơn các gắn bó hay sự liên hệ khác "Bà con xa hơn láng giềng gần" ám chỉ sự trân trọng, tôn quí trước hết là tình máu mủ, kế đó là tình nghĩa xóm làng. Ngày tết người Việt thường mời gọi ông bà tổ tiên cùng về chung vui với con cháu....trong những ngày đầu một năm. Ngày tết mang ý nghĩa ngày xum họp gia đình, mọi người dù ở đâu xa cũng về nơi chôn nhau cắt rún căn nhà của cha mẹ tổ tiên, hoặc trở về mái ấm gia đình nơi đã từng bảo bọc nuôi dưởng mình từ bé. Thế nên ngày Tết còn mang  ý nghĩa là đoàn viên. Trong mấy ngày Tết tụ họp gia đình bè bạn lối xóm để hàn huyên tâm sự ăn nhậu trong sướt mấy ngày đầu xuân.

Tóm lại, ăn Tết là sự trở về với Trời Đất, ông bà, tổ tiên. Ăn Tết phải có thờ cúng, cỗ bàn, sum họp. Ăn Tết phải có ý nghĩa « Tôn quí Trời ». 

Chữ Tết Nguyên Đán mang các nghĩa: Tết do chữ Tiết, có nghĩa là ngày lễ; Nguyên có nghĩa là bắt đầu; Đán có nghĩa là buổi sớm mai. Vậy Tết Nguyên Đán là ngày mở đầu cho một năm mới với nhiều hy vọng và may mắn mới.

Đúng ra phải dùng cả ba chữ Tết Nguyên Đán, nhưng người Việt ta có tính giản dị nên chỉ gọi Tết hay Ngày Tết. Chữ Tết được dùng trong nhiều thành ngữ như : Ngày Tư Ngày Tết, Năm Hết Tết Đến, Sống Tết Chết Giỗ, Tết Nhất, Chợ Tết, Ăn Tết, Chúc Tết, Thiệp Tết, Quà Tết, Lương Tết, Tết Thầy, Tết Xếp…Ngày Tết mang rất nhiều phong tục cổ truyền và các phong tục này đã thấm nhuần trong lòng người Việt Nam từ xưa đến nay. 

Những ngày cận tết khoảng trung tuần tháng Chạp, phố xá, chợ búa bắt đầu thêm nhộn nhịp, nhất là các buổi chợ cuối năm càng tưng bừng tấp nập, đông đúc kẻ bán người mua. “Đông như chợ Tết”. Vào những ngày chợ Tết hàng hóa tràn ngập, nhiều gấp bội ngày thường, nào gian hàng vải, gian hàng bánh mứt, hàng hoa, hàng trái cây, dưa hấu bày bán la liệt. Thấy dưa hấu là thấy Tết. Dưa hấu lềnh khênh, chất cao thành đống. Khách mua cố lựa những trái dưa khi cắt ra ruột đỏ tươi vì người ta cho rằng mua dưa đầu năm lựa đuợc những trái dưa ruột đỏ thắm thi suốt năm gặp tòan những điều may mắn. Còn những người bán thì trưng bày những trái dưa mẫu ruột đỏ au để chiêu dụ khách hàng. Đặc biệt là vào những ngày cận Tết, ta thấy các ông đồ Nho râu tóc bạc phơ gò mình trên những tờ giấy hoa ở vỉa hè hay góc chợ, múa bút viết những câu đối với những nét chữ “Rồng bay, Phượng múa” để bán cho những khách hàng mua về dán ở nhà hay ở bàn thờ.

NGƯỜI SÀI GÒN XƯA "ĂN TẾT"

 Trong ngôn ngữ của VN, ăn  Tết không phải là ám chỉ đến những cái gì mà mình « ăn » được ", tuy rằng xuất phát từ động từ "ăn". Người Sài Gòn ăn Tết" mang ý nghĩa là sửa soạn tất cả mọi thứ để chuẩn bị cho việc mừng ngày đầu xuân, trong đó có việc sửa soạn những món ăn  truyền thống trong ngày mấy ngày Tết  và  những việc chuẩn bị trang  trí nhà cửa như: chùi bộ lư trên bàn thờ gia tiên, vẽ câu đối. Tóm lại " ăn Tết" là công việc chuẩn bị tất cả những gì cần thiết cho việc chào đón nàng xuân viếng nhà, kể từ khi đưa ông Táo về trời, công việc bắt đầu từ lúc thời gian thượng nêu ở miền quê kéo dài cho đến ngày hạ nêu. Sài Gòn tuy không có nêu, nhưng bắt đầu rộp rịp cái không khí ăn Tết từ ngày đưa ông táo 23 tháng chạp.
Về ẩm thực thì người Sài Gòn sửa soạn cho việc nấu bánh tét, nấu bánh chưng, làm muối dưa, kiệu chua, làm mứt Tết - cho khách viếng nhà trong ngày đầu xuân. Song song vấn đề chun bị vấn đề ẩm thực , một công việc không thể quên đó  là việc sửa soạn  chăm sóc cây mai trước nhà.  Người Sài Gòn vì sống ở thành phố nên trong nhà không thể có cây mai trồng trước sân như người miền quê, đó cũng là lý do hình thành chợ Hoa truyền thống ngay giửa thủ đô hoa lệ Sài Gòn. 

Chơ Hoa SG được nhóm suốt chiều dài con đường Nguyễn Huê,  bắt đầu từ ngã tư Lê Lợi trước mặt Toà Đô Chính cho đến hết con đường Nguyễn Huệ, khu chợ Hoa tập trung đông nhất là từ thương xá Tax cho đến toà Hoà giải.

Sài Gòn niềm nhớ không quên 
Vẫn còn trong mộng hằng đêm hiện về 
Trăng sao giữ mãi lời thề 
Một ngày đất nước tình quê cho người 
Một ngày đẹp sáng tình đời 
Sài Gòn trở lại muôn lời yêu thương 
Dù xa cách vạn đại dương 
Tôi về xây lại thiên đường dâng em .
Sài Gòn hai tiếng ấm êm 
Còn trong nỗi nhớ xót mềm trái tim .
(T/G thi sĩ Xuan Ngoc Nguyen)

ĐƯỜNG NGUYỄN HUỆ: CHỢ HOA SÀI GÒN NGÀY TẾT

Chợ Hoa Tết của người Sài Gòn nằm trên con đường Nguyễn Huệ, đây cũng là con đường gắn với một số kỷ lục mà nhiều đường khác không có. Đường gần trụ sở chính quyền thành phố nhất, gần nhà hát có tuổi đời lâu nhất Sài Gòn (Nhà hát Thành phố). Đây cũng là nơi có vòng xoay (bùng binh) đầu tiên của Sài Gòn và cũng là của Việt Nam xây năm 1890, nơi giao cắt giữa hai con đường lớn ở trung tâm thành phố là đường Bonard (sau đổi thành Lê Lợi) và đường Charner (sau đổi thành Nguyễn Huệ). Người dân thường gọi nơi này bằng cái tên dân dã: “Bùng binh Cây liễu”. Đường Nguyễn Huệ hiện tại giữ kỷ lục con đường nội thành có bề ngang rộng nhất (64m) và cũng là con đường đầu tiên của Việt Nam được lát đá granite toàn bộ.
Đường Nguyễn Huệ còn rất nổi tiếng vì là con đường trung tâm đầu tiên của Sài Gòn được chính quyền trước năm 1975 cho làm chợ hoa vào dịp tết cổ truyền. 

Khi chợ hoa này bị VC dẹp bỏ sau năm 1975, vào mỗi dịp tết đường Nguyễn Huệ được chọn làm đường hoa, chủ yếu để trưng bày, mất hẳn không khí của phiên chợ đặc biệt vốn chỉ diễn ra trong vài ngày cuối năm Tết đến.

Sài Gòn xưa nổi tiếng với những khu phố nhộn nhịp, đông đúc, luôn được ví là hòn ngọc viễn đông. Chợ hoa Tết hình thành vào khoảng trung tuần tháng chạp  hàng năm, hoa đũ loại trong chậu hoặc nguyên cây bày bán dọc trên đường Nguyễn Huệ. 

Chợ Hoa truyền thống của dân Sài Gòn có từ thơi Pháp thuộc , thời điểm chính xác thì không ai biết. Ban đầu, vị trí đường Nguyễn Huệ là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn…Sau đó, người Pháp đã lấp kênh và hình thành Đại lộ Charner, sau đổi tên thành Nguyễn Huệ. Mỗi dịp Tết, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về bến gần đó được tập trung trải dài trên đại lộ này, để rồi hình thành chợ hoa Sài Gòn.
Nguyễn Huệ là con đường có bề ngang lớn nhất của Thủ đô VNCH, nó nằm ngay trung tâm của Sài Gòn. Theo tài liệu hiện có trên mạng về con đường NH, cho thấy đây là nơi tập trong những rạp hát như Rex, Eden, các khách sạn,  trung tâm mua bán loại sang của người Sài Gòn như Eden và Tax. Thương xá Tax đáng được nhắc đến đó vì đó là khu mua bán sầm uất , còn được gọi là "Thương Xá Tax"  một di tích lịch sử của Sài Gòn có từ thời Pháp thuộc, nay đã bị cs thành Hồ đập bỏ để xây một cao ốc cao 40 tầng.

MỌT SỐ HÌNH ẢNH CỦ CỦA CHỢ HOA SÀI GÒN TRƯỚC 1975
Biên khảo hậu duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng
24.1.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét