Powered By Blogger
 NHỎ MÀ CÓ VÕ - ĐÀI LOAN KHÔNG HÈN NHƯ ĐÁM ĐẦU LĨNH VN
Đài Loan tuy là nước nhỏ và bị uy hiếp thường xuyên của Tàu Cộng từ hơn nửa thế kỷ qua, tuy nhiên Đài Loan luôn đáp trả những đòn tấn công bằng võ mồm hay quân sự của TQ nhắm vào an ninh quốc gia Đài Loan. Gần đây nhất, để thấy bản lĩnh của Đài Loan trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, tờ Tapei Times hôm 31.12.2018 dẫn lời giới chức Đài Loan loan tin có tổng cộng 25 tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển xung quanh Bành Hồ thuộc chủ quyền của Đài Loan, trong đó có ít nhất 2 tàu dùng lưới rà lớn và thiết bị chuyên dụng đánh bắt tận đáy biển. Để ngăn chận sự phá hoại ngư trường của các Tàu cá TQ , lực lượng tuần duyên Đài Loan ngày 29.12 điều tàu tuần tuyên 2.000 tấn và một tàu vũ trang đến khu vực phía nam Bành Hồ. Tàu tuần duyên Đài Loan đã phun vòi rồng nước để đuổi tàu cá Trung Quốc ra khỏi vùng biển trên. Tiếp theo vụ việc đó là lời đáp trả của bà Tổng Thống Thái Anh Văn trước thái độ ngạo mạn của Tập Cận Bình trong ngày 2.1.2019, nhắc lại và khẳn định việc " Môt quốc gia hai chế độ" với Đài Loan và Tập nói về việc thống nhất Đài Loan với đại lục là điều "tất yếu", cảnh báo sẽ chống lại những nỗ lực thúc đẩy độc lập cho hòn đảo và nói Trung Quốc sẽ không từ bỏ phương án sử dụng vũ lực để thu hồi Đài Loan.
Trong bài phát biểu, Tập tuyên bố vô căn cứ rằng "Giấc mơ thống nhất Trung Hoa là giấc mơ chung của đồng bào eo biển", và đưa ra mô tả sự thống nhất dưới hình thức "một quốc gia, hai chế độ" sẽ "đảm bảo lợi ích và sự thịnh vượng của Đài Loan” giống như mô hình ở Hồng Kông và Macao.
Không khiếp nhược như đám đầu lĩnh Ba Đình , cùng ngày hôm đó, nhà lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn đã phản bác: “Đài Loan tuyệt đối không chấp nhận "một quốc gia, hai chế độ". Đa số người dân Đài Loan cũng kiên quyết phản đối lời tuyên bố xấc xược này của Tập - Đây là sự đồng thuận cao giửa lãnh đạo và dân trong một đất nước dân chủ tự do, Bà Thái Anh Văn yêu cầu Bắc Kinh nên thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân Đài Loan nhiều hơn trước khi buông lời doạ nạt. Hành động TQ gây áp lực lên Đài Loan nhằm để che đậy Kinh Tế đang suy sụp trước sự tấn công toàn diện về mậu dịch của Ông Trump lên TQ.
Sau bài phát biểu kêu gọi thống nhất của Tập cận Bình, hôm 2.1.2019, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Đại học Chengchi - Đài Loan (NCCU) cho thấy chỉ có 15% người Đài Loan muốn thống nhất với Trung Quốc. Ngay sau đó cơ quan ngoại giao Đài Loan ngay hôm 2.1.2019 cũng đã đáp trả lời cảnh báo “bảo lưu phương án dùng vũ lực” để thống nhất với Trung Quốc của Tập bằng lời kêu gọi tôn trọng quyền tư do và dân chủ tại Đài Loan. “Chỉ 23 triệu người dân Đài Loan mới có quyền quyết định vận mệnh của họ”.
KHÁI QUÁT VỀ ĐÀI LOAN
Trung Hoa Dân quốc (tiếng Trung: 中華民國) là một chính thể quốc gia cộng hòa lập hiến tại Á Châu, còn được gọi là Đài Loan - Taiwan (tiếng Trung: 臺灣 hay 台灣) hay Trung Hoa Đài Bắc. Chính thể Trung Hoa Dân quốc được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1912 tại Nam Kinh, được xem là chính thể cộng hòa đầu tiên và lâu đời nhất ở  Á Châu còn tồn tại đến ngày nay. Dân số ước lượng (năm 2017)23.539.816 người (hạng 55). Người lãnh đạo Đài Loan hiện là nữ Tổng Thống Thái Anh Văn được bầu cử trực tiếp bằng lá phiếu từ người dân.

Đài Loan từ thập niên 1960 trở đi có sự phát triển nhảy vọt về kinh tế-xã hội, tạo nên "một Đài Loan hùng mạnh". Đến thập niên 1990, Đài Loan tiến vào hàng ngũ quốc gia phát triển, thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người nằm ở mức quốc gia phát triển cao. Đài Loan có ngành chế tạo và khoa học-kỹ thuật tối tân và vững mạnh, chiếm vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, kỹ nghê thông tin, truyền thông, điện tử chính xác. Về kinh tế, chủ yếu thông qua kỹ nghê cao để thu vào ngoại tệ. Để phát triển kinh tế Đài Loan lấy công nghiệp công nghệ cao  làm trung tâm với sự hỗ trợ của ngành du lịch.


Chịu ảnh hưởng của áp lực ngoại giao của Trung Cộng, trong thập niên 1970 có rất nhiều quốc gia thừa nhận Trung Cộng bỏ rơi Đài loan, đồng thời chạy theo nguyên tắc "một Trung Quốc" của Trung cộng đề xướng mà đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân quốc - Đài Loan. Hiện tại, vì không còn tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc, thiếu thừa nhận ngoại giao quy mô lớn nhưng Đài Loan vản còn một số nước bất chấp phản đối của Trung Cộnng vẩn thừa nhận và đặt liên hệ ngoại giao với Đài Loan - có 16 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và Vatican duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân quốc, hầu hết đặt cơ cấu đại diện ngoại giao tại Đài Bắc.

Năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội Đài Loan đạt 523,567 tỷ USD, GDP/người đạt 22.317 USD. Chấp hành chính sách, xuất khẩu thương phẩm, đầu tư sản xuất trở thành động lực chính trong việc cải cách sản xuất, sản phẩm cơ giới công nghiệp là mặt hàng xuất cảng lớn nhất. Kinh tế Đài Loan tăng trưởng mạnh khiến dự trữ ngoại hối của Đài Loan chỉ đứng sau Trung Cộng, Nhật Bản và Nga (2014), dự trữ ngoại hối cuối tháng 7 năm 2015 là 421,96 tỷ USD. Đài Loan cùng với Hồng Kông, Nam Hàn và Singapore được xếp vào nhóm Bốn con rồng châu Á. Năm 2014, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Đài Loan là 45.853,742 USD, xếp thứ 19 thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2017 là: 24.027 đô la Mỹ (hạng 34)
Khi được hỏi về chính sách đối ngoại của Đài Loan về chủ quyền tại biển đông, Bà Thái Anh Văn cho biết Đài Loan sẽ luôn luôn hoan nghênh "bất kỳ hành động nào giúp duy trì hòa bình ở Biển Đông cũng như duy trì quyền tự do đi lại".
Nguyện vọng của người Đài Loan về việc thống nhất với Trung Cộng bằng một  cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2018 bởi Đại học Chengchi (NCCU) cho thấy chỉ có 3% người Đài Loan muốn thống nhất với Trung Quốc. Trong khi một cuộc khảo sát khác, được thực hiện bởi cơ quan an ninh Đài Loan vào năm 2016, cho thấy 72% người Đài Loan muốn độc lập tách khỏi Trung Quốc.

QUỐC PHÒNG ĐÀI LOAN

Theo thông báo của Toà Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump đã ký thông qua Đạo luật Sáng kiến Tái đảm bảo châu Á (ARIA) cùng 12 đạo luật khác hôm 31/12/2018 Đạo luật ARIA thúc đẩy sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của Washington với các đồng minh như Đài Loan, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm vũ khí.
ARIA đề xuất ngân sách trị giá 1,5 tỷ USD trong thời hạn 5 năm nhằm nâng cao quan hệ hợp tác về kinh tế, ngoại giao và an ninh của Mỹ với các đồng minh chiến lược trong khu vực. Đạo luật này cũng thúc đẩy chính quyền Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan theo định kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu phòng vệ của hòn đảo này, đồng thời tăng cường các chuyến thăm của giới chức quân sự cũng như chính quyền Mỹ tới Đài Loan theo quy định của Đạo luật Đi lại Đài Loan.


Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã gửi lời cám ơn tới Quốc hội và Tổng thống vì đã ký thông qua đạo luật ARIA nhằm cho phép Mỹ tăng cường hợp tác và duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Đài Loan trong nhiều năm tới.

Theo Taiwan News, đạo luật ARIA ra đời để đối phó với tầm ảnh hưởng và mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực. Trong khi đó, Bắc Kinh chỉ trích đạo luật vi phạm nguyên tắc “Một Trung Quốc”
Từ khi được Tổng thống Donald Trump ũng hộ, bà Thái Anh Văn đã lèo lái Đài Loan vươn mình ra thế giới bên ngoài đồng bộ với việc tăng trưởng ngân sách quốc phòng để đối phó với sự tấn công Trung Cộng bằng quân sự. Quốc hội Đài Loan đã thông qua một khoản chi dành cho chi tiêu Quốc phòng năm 2019 sẽ là 346 tỉ Đài tệ (258.622 tỉ đồng), tăng 18,3 tỉ Đài tệ so với năm trước đó. Trong số này, 73,6 tỉ Đài tệ sẽ được phân bổ cho hoạt động đóng mới vũ khí nội địa, tạo nên cơ hội kinh doanh khổng lồ đối với nền kinh tế phát triển của Đài Loan.
Quân đội Đài Loan đã được trang bị các vũ khí chủ yếu do Hoa Kỳ cung cấp,  như 150 máy bay chiến đấu F-16A/B Block-20 MLU, 6 máy bay E-2 Hawkeye, 63 trực thăng chiến đấu Bell AH-1 Cobra, 39 trực thăng do thám Bell OH-58 Kiowa, 3 khẩu đội pháo MIM-104 Patriot và còn được Hoa Kỳ chuyển giao kỹ thuật chế tạo tàu frigate lớp Oliver Hazard Perry.


Quân đội Đài loan đang tại ngũ là 290.000 quân, quân đội dự bị là 1.675.000 người. Quân đội Đài Loan được trang bị loại phi cơ chiến đấu tối tân của Mỹ F-16V là loại mới nhất của dòng chiến đấu cơ F-16, do tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sản xuất. Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã dành 129,6 tỉ Đài tệ (4,21 tỉ USD) để nhờ Lockheed-Martin nâng cấp 143 chiếc F-16A/B thành F-16V. Theo Trưởng cơ quan phòng vệ Đài Loan khi đó là Phùng Thế Khoan cho rằng phi đội F-16V có thể hỗ trợ vùng lãnh thổ này đối phó chiến đấu cơ tàng hình J-20 và J-31 của Trung Quốc. Đài Loan có thể sẽ trở thành nơi đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng F-16V, theo thông tin của cơ quan phòng vệ Đài Loan.
Trong những năm gần đây, Đài Loan đã tìm cách mua những kỹ thuật và phụ tùng cần thiết để nâng cấp hạm đội tàu ngầm vốn lỗi thời cũng như hướng tới việc tự sản xuất tàu ngầm. Bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc, hồi tháng Tư, Washington đã đồng thuận để các nhà thầu của Mỹ giúp đỡ Đài Loan xây dựng năng lực tự sản xuất tàu ngầm quân sự. Tuy nhiên, ngoài Mỹ, Đài Loan vẫn cần sự giúp đỡ của nhiều quốc gia khác do Mỹ hiện chỉ sử dụng các động cơ hạt nhân trên tàu ngầm, trong khi Đài Loan lại muốn động cơ sử dụng điện – diesel.
Và sau nhiều năm tranh luận, vào ngày 10/7/2018, Đài Loan ra tuyên bố s mua 108 xe tăng chiến đấu M1A2 Abram của Mỹ, nhưng hiện không rõ bao giờ lô xe tăng đầu tiên sẽ được Mỹ chuyển giao cho Đài Loan. Trong việc tăng cường phòng thủ Đài Loan cũng đã có đơn đặt hàng để mua thêm máy bay chiến đấu tàng hình F 35 của Mỹ. Đây là vũ khí mà Đài Loan mua của Mỹ trong việc làm chùn bước mộng xâm lăng của Tàu Cộng.
Đây là những việc làm của bà Thái Anh Văn Tổng Tư Lệnh Tối Cao quân đội Trung Hoa Dân Quốc đã thực hiện trong những năm vừa qua nhằm đối đầu với việc thống nhất bằng vũ lực của Tàu Cộng đối với Đài Loan. Bà Thái Anh Văn còn cho biết bà sẳn sàng ứng phó và trả đủa các cuộc tấn công từ Trung Quốc.

TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG GIỬA TÀU CỘNG VÀ ĐÀI LOAN

Theo Reuters, quân đội Trung Quốc (PLA) hiện có 2,3 triệu binh lính, sĩ quan..., gấp gần 10 lần Đài Loan (280.000 người) và là đội quân đông nhất thế giới. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc 70 tỷ USD mỗi năm cho quân đội, trong khi Đài Loan là 10 tỷ USD  chi cho quốc phòng.

Về không quân, Trung Quốc có hơn 2.000 máy bay, gấp 5 lần Đài Loan. Trước đây, Bắc Kinh sử dụng nhiều máy bay của Liên Xô, hoặc “hàng nhái” của Moscow. Nhưng gần dây, TQ chế tạo được nhiều khí tài mới, mà điển hình là chiến đấu cơ J-10. Trong khi đó, chủ lực vê không quân của Đài Loan vẫn là những chiến đấu cơ của Mỹ như F-16, Mirage 2000 của Pháp...Trong tương lai Đài Loan sẽ tự sản xuất những hoả tiễn hành trình, Tàu ngầm tối tân bằng kỹ thuật chuyễn giao từ Mỹ....để có thể ngăn chặn được vũ khí của Tàu Cộng một cách ngang ngữa. Với sự phát triển về kinh tế và dự trữ ngoại hối, ít ra trong suốt nhiệm ký 2 năm tới của tổng thống Trump, Đài Loan sẽ không còn nao núng lo sợ với những lời đe doạ từ Bắc Kinh.

Về hải quân, Trung Quốc có lực lượng tương đối nhiều hơn Đài Loan: có 26 tàu khu trục (Đài Bắc có 9), 47 tàu hộ tống (Đài Bắc có 22), 63 tàu ngầm (Đài Bắc có 4)... và đang dự trù đóng thêm một hàng không mẫu hạm. Sự so sánh chỉ để loè VN và các nước nhỏ láng giềng có đường biên giới chung với TQ, về sức mạnh phòng thủ của TQ chứ không phải là lực lượng để tấn công. Thế nên, sức mạnh đó của TQ từng bị Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà hạ gục trong một cuộc Hải chiến 30 phút tại Hoàng Sa ngày 19.1.1974. 

NHÌN NGƯỜI LẠI NGHĨ ĐẾN TA

Nhìn Đài Loan với dân số 23 triệu, nhỏ gấp 4 lần dân số VN (gần 100 triêu), họ không có các đỉnh cao trí tuệ, không có tới 24.000 tiến sĩ, không có các đầu heo như 496 tên trong Quốc Hội và 19 tên thái thú ngu xuẩn trong Bộ Chính Trị, nhưng họ có dũng lược bảo vệ nền độc lập của quốc gia họ. Quyêt tâm của họ lớn hơn các tên lãnh đạo Ba Đình - những tên chỉ biết cúi đầu liếm gót giày của Tập Cận Bình. Quân số của CHXHCNVN lúc nào cũng tự tôn là đã từng đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ Mỹ và Pháp, thế nhưng không dám đương đầu với những sự xâm nhập trái phép của bọn hải tặc TQ trên vùng biển chủ quyền VN khác với truyền thống chống ngoại xâm cao độ của tổ tiên VN.

Lich sữ VN từng ghi nhận những trận đánh oanh liệt, từng thắng 13 lần xâm lược của Bắc Phương, nhưng từ khi Hồ chí Minh và đảng csVN cầm quyền, thì chưa bao giờ đám đầu lĩnh dám lên tiếng đòi lại những phần đất mà Tàu Cộng đã nuốt chửng của VN từ năm 1979 và những năm tiếp sau đó. Đám đầu lĩnh cộng sản rất hèn, đến độ Tàu Hải Quân và CSB của Tàu Cộng đâm tàu đánh cá ngư dân VN, thì chỉ nói là tàu lạ đâm, chưa bao giờ dám lên tiếng thẳng là." tàu của TQ đâm tàu cá VN"  Chúng hèn, lôi theo 800 tờ báo gia nô cùng loan tin như nhau. Nhục hơn nửa là gần đây hai quả ngư lôi của TQ được phát giác ở bờ biển VN, đám hèn Ba Đình và truyền thông gia nô không dám lên tiếng đó là ngư lôi của TQ, mặc dù trên thân 2 quả ngư lội này có chữ TQ, chúng chỉ dám lên tiếng là vật thể lạ! Xem: https://tuoitre.vn/phat-hien-vat-the-giong-ngu-loi-dat-vao-bo-bien-phu-yen-20181219134304554.htm

Độ HÈN của đám đầu lĩnh csVN đã vượt kỷ lục Guinness trên cả độ hèn của Lê Chiêu Thống ngày xưa. Những tên đầu lĩnh khiếp nhược Ba Đình đã làm hổ thẹn cả một dân tộc có truyền thống chống xâm lược từ hơn 2 thiên niên kỷ.

Tóm lại: Bà Thái Vân Anh là một hình ảnh đáng tự hào của dân tộc Đài Loan trước thế giới về tinh thần cương quyết kháng cộng và giử vững độc lập quốc gia đến hơi thở cuối cùng. Đám lãnh đạo Ba Đình không đáng để xách dép cho bà, dân Đài Loan thật hạnh phúc khi có được một người nữ lãnh đạo tuyệt vời, trong việc phát triển đất nước, tạo phúc lơi cho người dân và việc đưa Đài Loan thoát  khỏi tầm ảnh hưởng với Trung Quốc. Hình ảnh của bà Thái Anh Văn làm người viết chơt nhớ đến môt câu nói của bà Triệu Thi Trinh (225-248) , nữ anh hùng của Việt tộc: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Hải kình ở biển Ðông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chớ không thèm bắt chước người ta cúi đầu cong lưng để làm tỳ thiếp cho người ta".

Biên khảo chính trị, hậu duệ VNCH Lý Bich Thuỷ 7.1.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét