Powered By Blogger
CÁI BÁNH CHƯNG CHO NGƯỜI BÊN KIA CHIẾN TUYẾN

Trong ẫm thực ngày tết Việt người ta thấy sự có mặt của bánh chưng như một giá trị vật chất và tinh thần không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam, đây là món ăn truyền thống có từ lâu đời ở nước ta, mà trong kho tàng ca dao tục ngữ có lưu truyền về loại ẫm thực này trong những ngày đầu xuân

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Người Việt Nam có tục lệ hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu, nơi chôn nhau cát rún. Nếu ai đó trong chúng ta nói: "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương tìm về với cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn. Ngày Tết đầu xuân là biểu tượng của đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành một nét văn hóa của ngày tết xưa: mang nặng tính nhân văn trong tình gia đình, tình thầy trò, bè bạn, chòm xóm láng giềng....
Mùng 1 Tết cha, 
Mùng 2 Tết mẹ, 
Mùng 3 Tết thầy
Nói lên được cái khởi đầu của một năm để mọi người đi lại, thăm hỏi nhau trong 3 ngày tết, nó còn nhắc nhở tính hiếu đạo trong những ngày đầu xuân, một nét văn hóa truyền thống độc đáo có từ lâu đời của người Việt chúng ta. Ngày mùng 1 thiêng liêng nhất nên ai cũng về từ đường bên họ nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi và chúc tụng họ hàng. Nét văn hóa trở thành một thứ Việt Đạo bất thành văn có trong tâm thức của mổi một người Việt.

Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, sự hiếu thảo, lòng kính trọng của người sống với người đã khuất, với tổ tiên, những người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất. Một món của ngày đầu xuân không thể thiếu, đó là cái bánh chưng truyền thống từ hàng ngàn năm qua. 
Nhưng truyền thống nhân văn cao đẹp đó trong những ngày thiêng liêng này đã bị văn hóa Marx-Lenin tàn phá tận gốc rễ từ khi được họ "hồ" du nhập vào VN đầu thế kỷ 20 cho đến nay. Với hồ chí minh và người cộng sản, thì ngày tết nguyên đán không phải là để trả ơn người chết cũng như những người sinh thành ra ta. Bác và đảng đã lợi dụng những ngày thiêng liêng này là dịp tạo thế bất ngờ giành thắng lợi cho giai cấp vô sản, bất chấp các hòa ước đã ký với VNCH về việc đình chiến trong 3 ngày đầu năm 1968. Hồ chí minh đã lùa thanh niên miền Bắc trong những ngày đầu năm thiêng liêng này vào nam, với chiêu bài "giải phóng miền nam , hcm ôm mộng sẽ ăn Tết tại Sài Gòn như chiến thắng của vua Quang Trung vào ngày mồng 5 tết ở Thăng Long. Nhưng giấc mộng chiếm cho bằng được miền nam vào năm Mậu Thân 1968 không thành, đã làm 58,373 thanh niên miền bắc tử trận trong dịp đầu xuân ở miền nam vì cái ngu xuẩn của đảng csVN và đám lãnh đạo Pắc Bó cũng như các đầu lĩnh Quân Ủy của chiến dịch Đông-Xuân, nên hồ ngã bệnh rồi lăn đùng ra chết một năm sau đó.
Trong cuộc tấn công vào 44 tỉnh lỵ của miền nam VN năm 1968, cs Bắc Việt đã thực hiện 3 đợt tấn công như sau: 
Đợt 1: 30-1 đến 28-3,
Đợt 2: 5-5 đến 15-6, 
Đợt 3: 17-8 đến 30-9 năm 1968
MẶT TRẬN NGÃ TƯ BẢY HIỀN
Trong chiến dịch Đông Xuân 1967 – 1968, Cộng sản Bắc Việt, núp dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã huy động 220.000 quân chính quy và 57.000 quân MTGPMN, đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam và cả quân đội đồng minh đã thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong không khí hoà bình. Ngay sau khi ký kệnh hưu chiến ăn tết do csBắc Việt đề nghị, sau đó người cs đã bất chấp dư luận vi phạm ngay thoả ước đã ký chưa ráo mực, Việt Cộng tấn công toàn miền Nam VN, đúng vào giao thừa để dành phần bất ngờ. 
Tại mặt trận tại Sài Gòn, cộng sản Bắc Việt trong đợt 1, đã dùng 15 tiểu đoàn tấn công khắp nơi ngay trong đêm giao thừa, khi tiếng pháo bắt đầu nổ để chào mừng ngày giao mùa, phá tan không khí thiêng liêng đón tết của người miền nam. Những con người khát máu đã lợi dụng tiếng pháo giao thừa, đồng loạt nổ súng. Lúc đó tại Sài Gòn chỉ có 2 tiểu đoàn nhảy dù ( TĐ1 và 8) đang chuẩn bị tham chiến tại Khe sanh. Cộng sản đã chiếm được đài phát thanh Sài Gòn ngay từ lúc chiến trân bắt đầu nổ ra, nhưng 2 ngày sau Nhảy dù đã chiếm lại được và đánh bật những tên đặc công ra khỏi đài phát thanh. Trong 10 ngày giao tranh với 2 tiểu đoàn cộng quân, quân lực VNCH do Nhảy dù, Thuỷ quân lục chiến, Biệt động quân và Cảnh sát Dả chiến đánh bật gần hết bọn khát máu ra lhỏi thành phố. 
Xem tường thuật toàn bộ các trđánh ở Sài Gòn: http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TetMauThan.htm
MẶT TRẬN NGÃ TƯ BẢY HIỀN SÀI GÒN NĂM 1968 ( đợt 2)
Trong đợt tấn công lần 2 của cs Bắc Việt, ngày 6/ 5/1968 Việt Cộng lại mở mặt trận ngã tư Bảy Hiền. một đơn vị Việt Cộng xâm nhập từ hương lộ 14 qua đường Hồ Tấn Đức, Lê Văn Duyệt ngã tư Bảy Hiền vào nghĩa trang quân đội Pháp. Vào lúc 8 giờ 30 sáng, các khu trục cơ A-1 Skyraider KQVNCH được gởi đến.
Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù khởi sự xuất phát từ Ngả Tư Bảy Hiền, chia làm 2 cánh,, từ cuối đường Lê văn Duyệt tấn công vào khu nghỉa địa. Cánh trái do Trung Tá Lê Văn Ngọc TĐT, chỉ huy 3 Đại Đội, tiến chiếm khu trường trung học Đắc Lộ, và khu "nhà thợ dệt" phía sau trường học. Cánh phải do Thiếu Tá Lê Minh Ngọc TĐP, điều động 2 Đại Đội 71 và 73, tiến theo đường Nguyễn Văn Thoại, về hướng Lăng Cha Cả. Nửa đường, Đại Đội 73 do Trung Úy Nguyễn Viết Thanh chỉ huy bắt đầu chạm địch. Cộng quân từ các công sự kiên cố bằng bê tông cốt sắt trong khu nghĩa trang cũa của Pháp, khai hỏa dữ dội vào đoàn quân Mủ Đỏ...
Các chiến sĩ ĐĐ73 Nhảy Dù hiên ngang dàn đội hình tác chiến, dùng lựu đạn khói màu làm màn che, rồi xung phong đánh cận chiến chớp nhoáng với tiểu liên và lựu đạn, nhanh chóng chế ngự chiến trường, chiếm lại khu nghĩa trang, dưới sự chứng kiến và khâm khâm phục của dân chúng và các ký giả VN và ngoại quốc... 


Trận xung phong này kết thúc với 60 Việt Cộng bị hạ, 11 bị bắt sống, khoảng 100 nhà cửa của dân chúng ở ngã tư Bảy Hiền phía bên mặt đường Lê Văn Duyệt bị thiêu hủy. Cây xăng Shell cũng bị cháy và lực lượng Nhảy Dù tịch thu được 30 võ khí đủ loại trong đó có một súng phòng không và một khẩu đại bác không giật 75 ly.
Toán Việt Cộng xâm nhập vào nghĩa địa Pháp coi như hoàn toàn bị tiêu diệt. Còn những phần tử khác tẩu thoát về ngã Phú Thọ Hòa.
Cánh quân của TĐ7ND tiếp tục lục soát giải tỏa cho đến cổng Phi Long của BTL Không Quân... mãi sáng ngày 7 tháng 5/1968 các đơn vị VNCH mới thanh toán hết những cán binh Việt Cộng chạy tán loạn và ẩn núp trong trại chăn nuôi của Bộ Canh Nông. Vì vậy mà lần đầu tiên dân chúng trong khu Ông Tạ (đa số là dân di cư Công giáo Bắc Việt) phải chạy loạn. Con đường Nguyễn Văn Thoại tới ngày 8 tháng 5/1968 mới mở lại sự lưu thông đều hòa

CÁI BÁNH CHƯNG TẾT CHO TÙ BINH CỘNG SẢN

Trong trận nầy các lực lượng Nhảy dù đã bắt sống được những tên đặc công từ trong các ống cống. Lính Nhảy dù đã đối xử rất tử tế. Một phóng sự được quay trực tiếp bởi các phóng viên chiến trường, ghi lại hình ảnh một người lính cộng sản đói khát sau nhiều ngày bị truy lùng vì bị bỏ rơi để tháo lui. Xem hình ảnh được ghi nhận nơi: https://www.youtube.com/watch?v=5uiYVCaNTms


Đây là những hình ảnh thay hàng ngàn lời nói về hành động nhân bản của người chiến sĩ quân lực VNCH đối với tù binh cộng sản. Nhìn người lính cộng sản đói khát nhiều ngày, được ăn cái bánh chưng từ lính Nhảy Dù đút cho, đũ thấy người lính cộng sản chiến đấu rất bơ vơ và cô độc trong đói khát vì không được tiếp tế. Những người bị đảng lừa bằng những giọng điệu xảo trá, ngon ngọt qua các mỹ từ "giải phóng miền nam"


Quan niệm của người chiến sĩ VNCH là dùng chiến tranh để khử chiến tranh, khử bạo, cãm hoá kẻ thù, mang hạnh phúc, yên bình đến cho đồng bào. Những hình ảnh thật từ Clip Video phóng sự chiến trường năm 1968, đã nói lên được bản chất và phong cách đối xử của quân đội VNCH với những người bên kia chiến tuyến. Họ luôn biết rằng mặt dù cộng quân là những người đối đầu trước lằn đạn của họ, nhưng vẩn biết đó là anh em cùng một dòng máu, những người lỡ lầm đi theo miếng mật của cộng sản, quay đầu lại với nhân dân miền nam. Ngày đầu xuân, chỉ vì tham vọng nuốt chửng miền nam để làm bàn đạp nhuộm đỏ toàn vùng Đống Nam Á theo đúng chiến lược của đệ tam quốc tế, đám đầu lĩnh Ba Đình đã không ngần ngại giết hại 58,373 thanh niên miền Bắc và 14 ngàn thường dân vô tội trong mấy ngày đần năm của Mậu Thân 1968.
Tóm lại truyền thông cộng sản, Ban Tuyên Giáo, và Dư luận Viên khi nhìn những hình ảnh thật về tính nhân bản này của QL.VNCH, đã vội tắt đài, im tiếng để khỏi hổ thẹn với những gì đã từng tuyên truyền xảo trá, đổi trắng thay đen về những người mà chúng từng mạ lỵ là ngụy quân. Cho tới nay, nhân dân VN đã biết ai là ngụy và ai chân sau 45 năm sống với cộng sản. Mượn một đoạn trích trong bài thơ Bài  ca " Giải phóng" của thi sĩ Phan huy để thay lời kết cho bài viết.
Bài Ca "Giải Phóng"
.........
Loài súc vật tự phong làm cách mạng
Giặc địa cầu đòi chiếm đóng hành tinh
Quân cướp nước dưới chiêu bài giải phóng
Rợ Mao Hồ dạy nếp sống văn minh

Rồi hung bạo như bầy sâu chết đói
Chúng tràn qua những thành phố miền Nam
Khiến một vùng giang sơn tươi hoa gấm
Lở loét, tiêu điều, ngơ ngác, thương tâm
........
(Phan Huy)

Biên khảo Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 20.1.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét