Powered By Blogger
LÝ LONG TƯỜNG - ÔNG TỔ "THUYỀN NHÂN TỊ NẠN" VIỆT NAM HAY VỊ CỨU TINH CỦA HÀN QUỐC
1.BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI ĐẠI CỦA LÝ LONG TƯỜNG:
Ông là Hoàng tử triều đại Nhà Lý sinh ra vào năm 1174, trong bối cảnh triều đại Nhà Lý (nước Đại Việt) đang trong hoàng hôn của buổi chiều tà. Nhà Trần lên thay thế, khi đó để giành lấy quyền lực của dòng họ Trần, Thái sư Trần Thủ Độ đã cho Trần Cảnh (sau này lên làm vua lấy hiệu Trần Thái Tông) cưới Lý Chiêu Hoàng (vị nữ Hoàng đế đầu tiên cũng như cuối cùng của nước Đại Việt). Sau đó, Trần Thủ độ "tăng tốc" quá trình thanh trừng các thế lực còn sót lại của Nhà Lý nhằm dọn đường và củng cố quyền lực cho cháu mình là Trần Cảnh.
Trước nguy cơ bị thanh trừng, Lý Long Tường đã đến Thái miếu dòng họ Lý gom toàn bộ các bài vị dòng họ tổ tiên lên tàu cùng 6.000 gia thuộc (người nhà và gia nô) đi ra Biển Đông. Đi nửa đường đến Đài Loan gặp bão lớn và con của ông là Lý Long Hiền bị bệnh nên ông để lại ở Đài Loan cùng 200 gia thuộc.
Sau đó đoàn thuyền tiếp tục lên đường đến Cao Ly (Hàn Quốc ngày nay). Theo lịch sử Cao Ly thì vua Cao Ly khi đó là Cao Tông nằm mơ thấy 1 Con Chim Phượng Hoàng cực lớn bay từ phương Nam lên. Thấy giấc mơ quá lạ, ông kể lại cho quan chiêm tinh của mình nghe, các quan nghe xong rồi đều đồng loạt tâu rằng:
“Xin chúc mừng hoàng thượng. Phượng Hoàng là vua của loài chim, còn có nghĩa là dòng dõi hoàng tộc cao quý và mang điềm lành. Nay nó đậu xuống nước ta nghĩa là bệ hạ là vị Thiên Tử được lòng Trời, nên ông Trời cho chim Phượng đến, cũng có nghĩa là thời gian ngắn sắp tới sẽ có người tài giỏi thuộc dòng dõi cao quý đến từ phương Nam, không phải phía Nam của nước ta (Cao Ly) mà là đến từ một quốc gia phía Nam. Người này chắc là mãnh tướng mà bệ hạ đang mong chờ”.
Cao Tông nghe vậy mừng rỡ vô cùng, liền xuống chiếu cho người đi tìm khắp nơi. Trùng hợp vào thời điểm đó, hạm đội lưu vong của Lý Long Tường cũng vừa cập bến Cao Ly.
Vua Cao Tông ra lệnh đón tiếp Lý Long Tường thật trịnh trọng và đồng ý cho Ông cùng gia quyến ở lại Cao Ly tị nạn. Tại đây, Ông cho mở ra các "Độc thư đường" dạy văn thơ thi phú và "Giảng võ đường" dạy võ cho dân Cao Ly. Người dân Cao Ly theo học rất đông.
2.CHỐNG QUÂN NGUYÊN-MÔNG, TẠO DỰNG LỊCH SỬ CAO LY OAI HÙNG:
Năm 1232, Oa Khát Đài (Ogotai -một viên tướng khét tiếng của Nhà Nguyên khi đó, Nam chinh Bắc phạt không địch thủ) đem quân xâm lược Cao Ly cả 2 đường Thủy-Bộ. nhưng nhờ vào tài học Binh pháp mà Lý Long Tường thừa kế được từ những bậc tiền Nhân như Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt...ông đã đánh bại Oa Khát Đài. Khi lãnh đạo toàn quân, toàn dân của Cao Ly ông cưỡi 1 con Ngựa Trắng nên người dân Cao Ly hay gọi ông với 1 cái tên đầy yêu thương là BẠCH MÃ TƯỚNG QUÂN.
Nhà Nguyên nổi tiếng với các chiến dịch trên bộ nhưng sau này đã phát triển thêm thủy quân để tấn công các nước như Đại Việt, Cao Ly, Nhật Bản. Lúc ấy lực lượng gửi đến Cao Ly cũng là lực lượng hùng mạnh ghê gớm. Xứ Cao Ly thời đó hải quân không mạnh lắm, vậy vì sao trong thời gian ngắn lại có thể đánh bại quân Nguyên Mông cường như thế? Điều này có được hoàn toàn nhờ công của Lý Long Tường.
Cũng cần nhấn mạnh một chút là, xét về khả năng chiến đấu của Hải quân thì Hải quân nhà Lý thời đó là không có đối thủ ở châu Á (lục quân cũng không kém khi có thể đánh bại nhà Tống xâm lược). Nước mạnh nhất châu Á thời đó là nhà Tống cũng chịu nhục khi Lý Thường Kiệt ngang nhiên mang hải quân viễn chinh hoành hành vô địch thủ ngay trong lãnh thổ Tống ở Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu.
Vì thế Lý Long Tường khi ấy là Đại Đô Đốc Hải Quân, ông đã đem đi 3 hạm đội mạnh nhất gồm 6.000 thủy thủ và gia thuộc, đó là những tinh anh trong Hải quân nhà Lý. Cái cần thiết nhất để xây dựng hải quân tinh nhuệ chính là lực lượng thủy thủ nòng cốt tinh thông hải chiến và một vị đô đốc cùng bộ chỉ huy chuyên tác chiến biển xa. Lý Long Tường đã đem cả hai thứ này dâng lên cho vua Cao Ly.
Năm 1253, khi Lý Long Tường đã xấp xỉ 80 tuổi, Đại Hãn Mông Ca lãnh đạo quân Nguyên Mông xâm lược Cao Ly lần 2. Lý Long Tường đã lãnh đạo toàn quân, toàn dân Cao Ly đánh giặc Nguyên Mông ròng rã 5 tháng trời. Khiến cho toàn quân Mông Cổ bại trận, buông khí giới đầu hàng quân Cao Ly tại Thụ Hàng Môn 
Sau chiến công này, vua Cao Ly đổi tên Trấn Sơn thành Hoa Sơn, phong Lý Long Tường làm Hoa Sơn Quân hay Hoa Sơn Tướng Quân (Hwasan Sang Gung) ban cho vùng Hoa Sơn làm thực ấp để sinh sống và thờ cúng tổ tiên. Kể từ đó đã bắt đầu huyền thoại của một trong những dòng họ cổ xưa và danh giá nhất Hàn Quốc – Hoa Sơn Lý Thị.
Khi mất, ông được chôn tại núi Di Ất (gần Bàn Môn Điếm bây giờ).Thời gian sống ở Hoa Sơn, Lý Long Tường thường lên đỉnh núi ngồi trông về phương Nam mà...khóc vì nhớ về quê nhà, nơi ấy gọi là "Vọng quốc đàn".
3.HẬU DUỆ NHÀ HỌ LÝ TẠI HÀN QUỐC:
Lời sấm truyền hàng trăm năm đã được ứng nghiệm sau hơn 700 năm kể từ ngày Lý Long Tường đặt chân lên Cao Ly. Rừng Báng giờ đã thành đồng ruộng xanh ngắt, ngòi Tào Khê giờ cạn trơ không còn nữa, cũng đã đến lúc những cánh chim xa quê được quay trở về với quê cha đất Tổ.
Trong các hậu duệ của Lý Long Tường, nổi tiếng hơn cả là Lý Thừa Vãn (Lee Seung-man) - Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc. Vào ngày 6/11/1958, ông ghé Sài Gòn trong chuyến viếng thăm Việt Nam Cộng Hòa, ông từng tuyên bố với Tổng thống Ngô Đình Diệm rằng Tổ tiên của ông là người Việt Nam và ông là cháu đời thứ 25 của Lý Long Tường.
Ngoài ra còn có Tướng Thủy Quân Đô Đốc - Lý Thuấn Thần (hình kèm theo) với thành tích đáng kinh ngạc bằng mưu lược của binh pháp Thủy chiến (Đại Việt) dùng 13 Tàu Hải quân Triều Tiên đánh bại 166 Tàu Hải quân thiện chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên - Nhật Bản (1592-1598)
Ngày 18/5/1994, Lý Xương Căn – hậu duệ đời thứ 31 chính là người họ Lý đầu tiên làm được “sứ mệnh tổ tiên” – đã làm lễ cúng bái tổ tiên ở nơi thờ cúng 8 vị vua nhà Lý – ở TX. Từ Sơn, Bắc Ninh.
Năm 2000, ông Lý Xương Căn đã đưa cả gia đình gồm cụ thân sinh (Lý Khánh Huân), vợ và 3 con về Hà Nội sinh sống. Cậu con trai út sinh ra vào năm ông về thăm quê nên đặt tên là Lý Quốc Việt.
Ngoài gia đình ông Lý Xương Căn, một hậu duệ khác nổi tiếng tại Seoul là ông Lý Hy Luận (Chủ tịch cộng đồng họ Lý xuất thân từ Hoa Sơn), cựu Tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng lớn Booyoung lẫn tham gia Tập đoàn công nghiệp chế tạo Hyundai cũng có nhiều đóng góp xây dựng kinh tế ở Việt Nam.
Năm 2003, Chủ tịch tập đoàn tài chính Golden Bridge (tức Cầu Vàng) Lý Tường Tuấn, một hậu duệ của Lý Long Tường sang Việt Nam, về đền Đô bái yết tổ tiên. Năm 2006, ông thành lập văn phòng đại diện ở Hà Nội. Năm 2008 ông được vinh danh là một trong những nhà tài trợ lớn nhất của châu Á.
Xem thêm các nguồn khác:
1.Lý Long Tường,  từ thuyền nhân tị nạn thành đại tướng  2 lần đánh bại Nguyên Mông cho Hàn Quốc
2.Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỷ 12-13

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét