Powered By Blogger

  CỐ VẤN ĐẶC BIỆT VỀ UKRAINE CỦA TRUMP VỀ UKRAINE LẠI GÂY BẢO VỀ BÌNH LUẬN CỦA MÌNH VÊ " VŨ KHÍ HẠT NHÂN CỦA UKRAINE"

Với hành vi của mình đối với Wolodymyr Selenskyj (47t), Donald Trump (78t) gần đây đã thu hút sự tức giận của nhiều người dân Ukraine. Tổng thống Hoa Kỳ đổ lỗi cho người đồng cấp ở Kiew về cuộc chiến đang diễn ra với Nga và tạm thời cắt viện trợ quân sự của Mỹ. Quân đội của Wladimir Putin là những người đã phát động cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Trong khi đó, tình hình đã lắng dịu và hai nước đã nối lại các cuộc đàm phán về khả năng ngừng bắn. Nhưng hiện nay, đặc phái viên của Trump về các nhiệm vụ đặc biệt, Richard Grenell (58t), một lần nữa lại gây ra sự bất bình ở Ukraine. Bối cảnh của sự việc này chính là những tuyên bố của ông về vũ khí hạt nhân trước đây được lắp đạt trên lãnh thổ Ukraine.

Donald Trump: Đặc phái viên Richard Grenell bình luận về vũ khí hạt nhân của Ukraine

Sau đây là những điều mà ông này đã bình luận: Richard Grenell đã bình luận trên X (trước đây là Twitter) vào thứ Ba 25/3 về một thỏa thuận năm 1994 được gọi là "Bản ghi nhớ Budapest". Vào thời điểm đó, Ukraine có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, họ đã trao trả toàn bộ vũ khí của mình cho Nga. Đổi lại, Ukraine được hứa sẽ bảo đảm an ninh. 

Các quốc gia ký kết thỏa thuận, gồm những quốc gia như Hoa Kỳ, Anh và Nga, đã tái khẳng định trong Bản ghi nhớ Budapest, cùng với những điều khoản khác, rằng họ sẽ bảo vệ chủ quyền và biên giới hiện có của Ukraine. Theo Tây phương, Moskau đã vi phạm thỏa thuận khi sáp nhập bán đảo Krim vào năm 2014 và xâm lược vào năm 2022.

Đặc phái viên Richard Grenell của Trump đã viết: "Chúng ta hãy làm rõ Bản ghi nhớ Budapest:

Những quả bom nguyên tử này là của Nga và còn sót lại. Ukraine đã trả lại vũ khí hạt nhân cho Nga. Họ không thuộc về Ukraine. Đây là một sự thật khó chịu." Chính trị gia Ukraine Oleksandr Merezhko (54t), người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại tại quốc hội nước mình, đã bày tỏ sự phẫn nộ sau những tuyên bố này của Richard Grenell . Ông "bị sốc" trước tuyên bố "hoàn toàn sai sự thật" của đặc phái viên Hoa Kỳ, Merezhko nói với truyền thông  Hoa Kỳ "Newsweek". Ông nói thêm rằng những tuyên bố đó là "một sự ô nhục tuyệt đối". 

Là quốc gia kế thừa Liên Xô, Ukraine là chủ sở hữu hợp pháp của những vũ khí hạt nhân này. Chúng là biện pháp răn đe khả thi duy nhất chống lại các cuộc tấn công của Nga. Tuy nhiên, theo Merezhko, Ukraine đã ở trong một vị thế "rất dễ bị tổn thương" vào những năm 1990 và có nguy cơ bị cô lập về mặt ngoại giao bởi Moskau và Washington.

Oleksandr Merezhko nhận được sự ủng hộ từ nhiều người, trong đó có Steven Pifer (71t), cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton (78t). Ông đã tham gia vào các cuộc đàm phán về Bản ghi nhớ Budapest. Người Mỹ mô tả vũ khí hạt nhân được lưu trữ tại Ukraine vào những năm 1990 là "của Liên Xô cũ, không phải của Nga". Các đầu đạn được cất giữ "do chính người Ukraine tiếp nhận". Ông cũng chỉ ra rằng hầu hết các hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa và các oanh tạc cơ chiến lược trong nước đã bị "loại bỏ". Pifer nói thêm: "Ukraine đã chọn gửi đầu đạn hạt nhân tới Nga để tiêu hủy vì Nga cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và không sử dụng vũ lực chống lại Ukraine". 

Bill Clinton thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn với đài RTE của Ireland năm 2023 rằng ông cảm thấy mình phải chịu một phần trách nhiệm cho cuộc xâm lược của Nga. Bởi vì ông đã giúp thuyết phục Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 27 März 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét