Powered By Blogger
CÓ LÀM ĐÚNG NHƯ TỔ THÌ MỚI GIỖ TỔ!
Từ ngàn xưa đến nay, đạo đức truyền thống luôn là một trong những giá trị tốt đẹp của Việt tộc được ông cha ta truyền lại từ đời này qua đời khác. Một trong số đó chính là đạo lý về lòng biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” . Thế hệ môn sinh hậu bối chúng ta hôm nay, dù đang được sống trong một môi trường đầy đủ những điều kiện vật chất và tinh thần, nhưng không thể nào quên công lao của sáng tổ đã dày công phát triển môn phái, để ngày hôm nay có mặt khắp nơi trên thế giới với hàng trăm ngàn người đũ mọi lứa tuổi tham gia đầu quân vào môn phái với nhiều quốc gia và chủng tộc khác nhau, vì vậy mỗi người chúng ta cần trân trọng và biết ơn đến sáng tổ Nguyễn Lộc, người đã cho ta một sinh hoạt lành mạnh từ thể chất đến tinh thần với một trái tim từ ái và bàn tay thép để bước vào đời. Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là như thế nào? Ở đây, theo nghĩa đen, khi ta “ăn quả” tức là hưởng thụ những tinh hoa, những trái thơm quả ngọt, ta không thể nào quên đi những “kẻ trồng cây”, là những người đã có công vun xới, cuốc đất để tạo ra nó. Từ đó, sâu xa hơn, ông cha ta đã rút ra một bài học đạo lý về lòng biết ơn vô cùng sâu sắc: Chúng ta luôn phải nhớ ơn thế hệ đi trước và những người đã vất vả tạo ra môn phái để các thế hệ hậu bối chúng ta có được một trái tim từ ái biết sống cho mình đúng với đạo lý của Việt tộc và vì người chung quanh.

"Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" là chính đạo của Việt tộc. Hôm nay nhân mùa giỗ lần thứ 59 (1960-2019) của sáng tổ Nguyễn Lộc, những hậu bối chân chính của môn phái cùng nhau đốt nén trầm hương  để tưởng nhớ về người sáng lập ra môn phái Vovinam, cố võ sư Nguyễn Lộc một thanh niên yêu nước trong thời loạn thế, vào lúc mà đất nước nằm trong tay thực dân Pháp.

Giỗ tổ là lúc mà người môn sinh nhớ đến những di ngôn của sáng tổ và làm theo những di ngôn và những sự giáo huấn của sáng tổ. Tuy nhiên sáng tổ chúng ta đã di cư vào miền nam năm 1954 để lánh nạn cộng sản sau khi hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20.7.1954 chia đôi VN thành hai quốc gia với hai chính thể khác nhau. Sau khi vào miền nam 1954, ông đã bắt tay vào việc phát triển môn phái dưới chế độ VNCH đệ nhất, môn phái vào lúc đó chưa có được cơ hội phát triển lớn mạnh, thì sáng tổ đã qua đời sau một cơn bạo bệnh, nhưng ông đã để lại một di sản lớn và hữu ích cho công cuộc dựng nước và đào tạo nhiều thế hệ Việt Võ Sĩ hữu ích trong việc cứu nước khi tổ quốc nguy biến và xây dựng đất nước bằng học thuyết "cách mạng tâm thân".

GIỖ TỔ .

" Cách mạng tâm thân " để dạy đời
Thế hệ tiếp nối mãi không thôi
Rèn luyện Tâm hồn luôn trong sáng
Thân thể cương cường dáng trí nhân
Ra tay hiệp nước phò nguy khốn
Dẹp bạo cuồng ngông lúc bất bình
Ai ơi hãy nhớ lời Tổ phụ
Võ Đạo luôn là nét sáng tươi
Kính dâng tâm khói lên sáng tổ
Cách mạng Tâm Thân mãi Việt Thường.

( Môn sinh Nguyen van Duoc)

Trong mùa giỗ lần thứ 59 năm nay, những hậu bối trẻ chúng tôi quyết tâm noi gương những hành động chính trị và di ngôn của sáng tổ đã để lại, để có được một bàn tay thép uy vũ bất năng khuất trước bạo quyền cộng sản và biết kết hợp cùng với hàng ngũ yêu nước yêu dân chủ trong nước cứu đồng bào chúng ta ra khỏi nhà tù lớn, nơi mà tà quyền cộng sản đã giam cầm người dân VN trong một môi trường phi dân dân chủ, thiếu nhân quyền và dân quyền với hàng trăm loại thuế trấn lột cuộc sống hàng ngày của người dân - một chế độ công an trị với những bộ luật do đảng độc tài toàn trị sáng tác để cướp đất, cướp nhà dân một cách bất công....Bàn tay thép và trái tim từ ái của Việt Võ Sĩ chúng ta không thể để chủ nghĩa và đảng cộng sản chi phối trong sinh hoạt môn phái bởi những võ sư phản đồ đang nằm trong cơ cấu lãnh đạo của hệ thống Vovinam Quốc doanh trong và ngoài nước. 

Nhớ nguồn, là nhớ đến sáng tổ Nguyễn Lộc là biết làm theo di ngôn sáng tổ đã để lại sao cho xứng đáng với người sáng lập ra môn phái. Những môn sinh đang cộng tác với bạo quyền dù bất cứ dưới hình thức nào đều được coi là đi ngược với di ngôn của sáng tổ, là phản đồ, không xứng đáng với đứng trước bàn thờ tổ trong những dịp giỗ tổ hàng năm. Những võ sư phản đồ phải tự biết ăn năn trước bàn thờ tổ vì đã làm tổ phải xấu hổ vì đang bỏ chính đạo để bước vào con đường tà đạo, một con đường phản lại dân tộc và môn phái Vovinam chính thống, chính danh do võ sư Nguyễn Lộc sáng lập.
Chúng tôi những người trẻ hậu bối ở Hải Ngoại sẽ tôn trọng và trân quý tất cả những môn sinh biết đi đúng hướng và con đường của sáng tổ Nguyễn Lộc đã bước đi từ thập niên 1950 và rất khinh bỉ những môn sinh đang lạc lối mà không biết quay về với chính nghĩa dân tộc. Hôm nay trong bối cảnh sơn hà nguy biến vì nạn cộng sản chúng tôi nguyện sát cánh cùng với quốc dân đồng bào yêu dân chủ tự do trong và ngoài nước để làm đúng trách nhiệm của người Việt Võ Sĩ trước cơn quốc nạn, trái tim từ ái của chúng tôi sẽ đập đồng nhịp với nhịp đập của đồng bào thân thương chúng ta. Chúng tôi rất hảnh diện là đã làm đúng theo di ngôn của cố sáng tổ Nguyễn Lộc về trách nhiệm của những người môn sinh có trái tim từ ái.  

Trong ngày lễ giỗ tổ là lúc để người môn sinh nhớ nguồn nhớ về những di ngôn và làm theo những gì sáng tổ đã làm trong việc phát triển môn phái đúng theo con đường chính đạo của Việt tộc, nhằm đào tạo nhiều thế hệ Việt Võ Sĩ xứng đáng trong việc cứu nước và dựng nước với đôi bàn chân cứng đá mềm, với trái tim từ ái, với tinh thần tự quyết dân tộc trong việc đi tìm lộ trình dân chủ hóa đất nước. Hậu bối Lý Bích Thủy xin dâng nén trầm hương với lòng thành kính lên sáng tổ Nguyễn Lộc trong mùa giỗ tổ 2019. 


Lý Bích Thủy 12.5.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét