Powered By Blogger
NGƯỜI DÂN ĐANG ĐÓI DIỆN VỚI 432 LOẠI 
THUẾ PHÍ DO MAFIA CSVN ĐẶT RA

Trước khi đi vào các loại thuế phí trong thời đại Hồ chí Minh, người viết xin được sơ lược chính sách thu thuế (sưu) trong thời quân chủ ở nước ta để so sánh với hiện tại, có như thế đồng bào chúng ta mới biết được thời đại nào người dân được hạnh phúc hay bất hạnh khi phải  sinh tồn để từ đó có một  quyết định chính chắn cho số phận của mình và con cháu, khi phải đối diện với một chế độ bóc lột con người tàn khốc đến tận xương tuỷ.

Ngày xưa thu thuế để xung vào công khố của nhà vua, phúc lợi người dân còn tuỳ thuộc vào mức độ anh minh đức độ của từng vị vua. Thời nay tuy không còn chuyên chế như thời quân chủ, nhưng lại phải sống trong một chế độ độc tài toàn trị thì còn khổ sở hơn thời quân chủ mà không có minh quân lãnh đạo bằng đức trị. Thời đại CHXHCNVN thu thuế để vổ béo bầy sâu của đảng csVN. Cách thu thuế, thu phí của chính quyền đia phương theo kiểu bóc lột tàn bạo nhất trong lịch sử của Việt tộc - vượt trội và khốc liệt hơn cả thời phong kiến và thực dân Pháp cả trăm lần. 

Ttrong thời phong kiến, cũng có nơi thu sưu tô vừa phải, dân còn có cái để sống, cũng có nơi bóc lột tận xương tủy bởi các quan tham. Nhưng rất tiếc!! trong thời đại do các đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó cai trị ở thế kỷ 21, khoảng cách để trở về thời phong kiến nghe ra xa lắc xa lơ nhưng cách bóc lột thì thiếu điều còn cái lai quần cũng phải nộp. Kiểu bóc lột thời HCM đúng với câu mà chúa đảng csVN đã từng nói: “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng gấp mười ngày nay” bác và đảng đã có kế hoạch làm ra nhiều loại thuế phí gấp trăm lần ( không phải chỉ có mươi lần) hơn xưa để bóc lột đồng bào mình dưới chiêu bài xây dựng XHCN....xây dựng tổ quốc..

Đời ông cho tới đời cha,
Đời nào khổ cực như ta đời này
Ngoài đồng cắm cọc giăng dây
Vườn nhà đóng thuế vợ gầy con khô,
Xâu cao thuế nặng biết chừng mô hỡi Trời!
(Ca dao thời XHCN)


Đám đầu lĩnh Ba Đình này tha hồ đè cổ người dân ra để bóc, để vặt lông, một thằng tiến sĩ đỏ Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế của Việt Nam  từng tự hào về cách trấn lột người dân qua việc thu thật nhiều thuế phí, tên này còn ví việc làm đó như cách vặt lông vịt, hắn phát biểu: “Thu thuế cũng như “vặt lông vịt”, đừng để kêu toáng lên” thật bất hạnh cho Việt tộc khi phải sống với bọn ác thú đội lốt người đến từ Pắc Bó.

KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH THUẾ THỜI QUÂN CHỦ

Tới cuối nhà Trần, rồi nhà Lê trở đi cho đến nhà Nguyễn thì sưu (sưu là một trong thứ thuế của chế độ phong kiến và quân chủ) bắt đầu được tính theo đầu người, cũng có phân tuổi tác để thu cao hay thấp. Điều đáng chú ý là có lúc thuế chỉ được đánh trên mỗi nam giới trưởng thành, không tính vào phụ nữ hay trẻ em. Đồng thời khi có thiên tai thì có thể cắt giảm hay miễn trừ thuế. Ví dụ như nhà Nguyễn có quy định rằng:

Thuế lệ tuy định như vậy, nhưng năm nào ở đâu mất mùa, như là bị hoàng trùng, đại hạn hay là nước lụt, v.v… thì nhà vua chiếu theo sự thiệt hại nhiều ít mà giảm thuế cho dân. Lúa 10 phần thiệt hại tới 4 phần thì khoan giảm cho hai phần thuế; thiệt hại 5 phần thì giảm cho 3; thiệt hại 6 phần thì giảm cho 4; thiệt hại 7 phần thì giảm cho 5; thiệt hại 8 phần thì giảm cho 6; thiệt hại 9 phần thì giảm cho 7; thiệt hại hết cả thì giảm cả. Hoặc nhà nước có lấy dân đinh đi làm đường, đào sông, xây thành v.v… thì cũng được giảm thuế.
Sưu thuế ám chỉ đến các loại thuế nói chung dưới thời quân chủ (mà chúng ta quen gọi là thời phong kiến), bao gồm thuế thân (còn gọi là sưu), các loại thuế sản vật (khoáng sản, sắt), một số loại thuế liên quan đến ruộng đất, v.v. Bên cạnh đó, còn có khái niệm “tô”, chính là một phần sản phẩm do người nông dân làm ra, nộp lại cho chủ đất (địa chủ), “tô” không thuộc về thuế mà là thỏa thuận của bản thân nông dân và chủ đất. Nói về thuế thời quân chủ thì chủ yếu nhất chính là thuế thân và thuế ruộng đất. 

Cách tính thuế cũng khá đa dạng và thay đổi theo từng chế độ quân chủ khác nhau. Ví dụ như ở Việt Nam, thời nhà Lý thì thuế đinh (sưu) được phân theo đinh bộ hay hộ tịch của mỗi làng. Thuế đinh thời này được tính căn cứ theo số ruộng của mỗi người, ai không có ruộng thì khỏi phải nộp. Cách làm này được kéo dài sang thời nhà Trần. Ngoại trừ khi có việc binh đao, thì các huyện mới phải thu bổ theo số ruộng. Như vậy cách tính thuế của những chế độ quân chủ này không gây ra mâu thuẩn hay bất công cho người đóng thuế.

Ưu điểm của thuế thời quân chủ bao gồm:

Thời Lý, Trần, thu thuế theo ruộng, người có của cải mới thu.
Các thời sau này, có những lúc chỉ đánh thuế đối với nam giới trưởng thành, không đánh thuế phụ nữ trẻ em.Ngoại trừ các mặt hàng đặc biệt như khoáng sản, muối, rượu, v.v., các mặt hàng khác không thu thuế. Đánh thuế dựa theo sự thiệt hại nhiều ít của người dân trong thiên tai. Không đánh thuế các phường hội. Không có thuế thu nhập.Trong rất nhiều sản phẩm giao dịch không có thuế.

Chúng ta biết rằng thuế gắn liền với sự hình thành và phát triển của một chế độ. Ngay từ khi chế độ ra đời thì thuế cũng xuất hiện, nó là sản phẩm tất yếu từ sự xuất hiện chế độ, ngược lại nó cũng đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy công quyền của một triều đình hay một nhà nước. Nói ngắn gọn, thuế là để phục vụ guồng máy nhà nước từ nhỏ như thôn, xã, huyện cho đến tỉnh thành kinh đô.. Người viết xin dẩn chứng các loại thuế thời nhà Nguyễn, một triều đại có từ thế kỷ 19 đến 20 có thời gian không xa với thời đại HCM.
CHÍNH SÁCH THU THUẾ THỜI NHÀ NGUYỄN

Thời Vua gia Long: Bên cạnh việc quy định lại các loại thuế như thuế thân, thuế điền, vua Gia Long còn đặt ra các loại thuế mới như:
• Thuế sản vật: đánh vào cây quế (đánh vào việc khai thác cây quế ở rừng), ai đóng thuế sản vật cây quế thì được miễn trừ thuế thân.
• Thuế Yến: đánh vào khai thác yến sào, ai nộp thuế yến thì được tha việc binh lính.
• Thuế hương liệu, thuế sâm, thuế gỗ...tất cả nộp bằng tiền hoặc sản vật.
• Ðịnh lại thuế đánh vào các tàu bè ngoại quốc ra vào buôn bán.
• Thuế mỏ.

Thời Vua Minh Mạng: Chế độ thuế vẫn duy trì như thời Vua Gia Long.
Thời Vua Thiệu Trị: chính sách thuế vẫn như thời vua Minh Mạng.
Đến thời  Vua Tự Ðức: Có thêm thuế nha phiến đánh vào việc bán thuốc phiện.

Sử sách đã ghi nhận một số triều đại được coi là tiến bộ ( Lý, Trần, Lê Sơ): ngoài việc giữ nước, mở mang kinh tế, phát triển dân trí và xây dựng một nền văn hóa có bản sắc dân tộc còn theo đuổi một số chính sách thuế hợp lòng dân, nêu được các mẫu mực về việc sử dụng chi tiêu công theo quan điểm phục vụ quốc kế dân sinh, lợi ích nước nhà.

THUẾ MÁ TRONG THỜI PHÁP THUỘC.

Cơ chế tài chính do Pháp thiết lập ở Ðông Dương đầu thế kỷ XX không nằm ngoài mục đích bao trùm là vơ vét của cải của thuộc địa để làm giàu cho mẩu quốc Pháp. Chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra các thuế ngoại ngạch tức là loại thuế gián thu như thuế tiêu thụ thuốc lá, thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan); thuế trực thu thì có thuế môn bài, thuế thổ trạch. 

Nói tóm lại việc thu thuế từ những thời trước triều đại Hồ Chí Minh, người dân đóng thuế nhưng trong một chừng mực nào đó để có thể còn tồn tại và còn tích luỹ,  gom được một chút của cải cho gia đình, cho con cái, không đến nổi phải  mất trắng như trong thời đại do cộng sản cai trị.

CHÍNH SÁCH THUẾ PHÍ THỜI ĐỘC TÀI CS TOÀN TRỊ 

Để biết chính sách thu thuế, phí của chế độ độc tài toàn trị, độc quyền đánh thuế cộng sản VN trên các phạm trù liên quan đến đời sống cơ cực của người dân, TS Ngô Trí Long, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả (Bộ Tài chính), cho biết hiện nay có đến 432 khoản phí và lệ phí đang được triển khai thu trên cả nước. Cụ thể, có 357 khoản phí và 75 khoản lệ phí; trong số này có 393 khoản thuộc thẩm quyền quyết định của trung ương, còn lại phân cấp cho địa phương.
Theo nhận định của TS Long, VN nằm trong số những nước có mức thu thuế và phí rất cao so với khu vực. Trung bình trong 5 năm qua, tỷ lệ thu thuế, phí tính trên GDP (không kể dầu thô) của VN là hơn 20%, trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan chừng 15,5%, Philippines 13%, Indonesia 12,1%...  “Việc thu phí và lệ phí đang bị lạm dụng, diễn ra ở mọi lĩnh vực trong đời sống của người dân, từ các loại phí dịch vụ chung cư cho tới phí chồng phí trong giao thông, y tế, giáo dục. Đáng nói là tình trạng “phép vua thua lệ làng” rất phổ biến trong thu phí. Xem: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/432-loai-phi-de-doanh-nghiep-nguoi-dan-13475.html
Ngủ đêm cũng tính phí

Ngày 30.8.2013, UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định điều chỉnh tăng mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Đặc biệt, mức phí lần này (được áp dụng từ 1.1.2014) chia thành hai phần riêng biệt, bao gồm phí tham quan và phí ngủ đêm trên vịnh. Cụ thể, phí ngủ đêm trên vịnh Hạ Long là 200.000 đồng/khách/đêm; ngủ 2 đêm sẽ có phí 350.000 đồng/khách; 3 đêm là 400.000 đồng/khách. Phí ngủ đêm trên vịnh Bái Tử Long là 150.000 đồng/khách/đêm, 2 đêm 300.000 đồng/khách và 3 đêm giá 350.000 đồng/khách. Điều này đồng nghĩa với việc du khách tham quan kết hợp ngủ đêm trên tàu, ngoài chi phí thuê phòng còn phải trả thêm phí ngủ đêm trên vịnh. Xem: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/432-loai-phi-de-doanh-nghiep-nguoi-dan-13475.html

Đám quan tham lãnh đạo trong nhiều cơ quan quản lý hiện nay thi đua phát huy sáng kiến móc túi người dân bằng đũ cách, một khi thiếu hoặc muốn tăng ngân sách, khi bọn này muốn kiếm tiền là nghĩ ngay đến việc thu phí. Tuy nhiên, thu phí thì nhiều nhưng chất lượng dịch vụ lại không tương xứng. Đơn cử, một ban quản lý chợ cũng có thể "đẻ" ra tới 7 - 8 loại phí để thu, như phí vệ sinh, phí an ninh trật tự, phí trông giữ xe… Nhà thương cũng đẻ ra việc thu phí những người đi chăm sóc bệnh nhân..cho đến các cô thầy giáo dưới mái trường XHCN cũng nghĩ đến cách làm tiền học sinh và phụ huynh bằng các loại thu phí....Trên quốc lộ 1 từ bắc tới nam chúng đặt gần 40 BOT để thu phí.....

“Trong khi  các nước chung quanh VN có xu thế là giảm thu phí, tăng chất lượng dịch vụ, còn VN thì ngược lại. Trong bối cảnh các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh, làm ăn vì kém tài dẩn đến thua lỗ hiện nay mà đụng cái gì cũng nghĩ ngay đến thu phí, lệ phí thì nguồn lực của người chịu phí bị tác động kinh khủng. Điển hình là là tiền điện tiền gas, đám đầu lãnh EVN tự ý nâng giá điện lên cao để bù lỗ, một loại phí từ sáng kiến của các quan tham.
Người nông dân hiện nay là thành phần phải đóng nhiều thuế phí nhiều nhất. Anh Dương quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cho biết trong vụ thu hoạch hè thu vừa qua gia đình anh phải nộp tất cả 20 loại thuế, trong đó có những loại thuế, phí nhà nước cũng như tỉnh không quy định mà chính quyền huyện, xã lại đề ra và bắt dân phải nộp. người nông dân hiện nay, tính quân bình  phải gánh đến 131 khoản đóng góp, trong đó có 93 loại phí, lệ phí theo quy định của nhà nước và 38 khoản đóng góp xã hội khác

Ở khía cạnh rộng lớn hơn, lạm thu phí khiến môi trường kinh doanh trở nên phức tạp, rối rắm và khắc nghiệt; doanh nghiệp thường xuyên bị thuế, phí, lệ phí… bao vây. Ở các nước, người ta làm gọn các loại thuế, phí nhưng ở ta thì chẻ nhỏ ra. Xem: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/farmers-in-vn-pay-too-many-kinds-of-tax-n-fees-hd-08222016142859.html
Ngoài một số loại thuế phí vừa kể người dân còn thấy các loại phí hết vô lý như:
*Thuế viếng chùa. Xem: https://vnexpress.net/goc-nhin/thu-phi-truoc-cua-chua-3718239.html
*Thuế phí trong việc thả bò ăn cỏ. Xem:  https://tuoitre.vn/nong-dan-tha-bo-ra-dong-gam-co-phai-dong-thue-20180419160011605.htm

Đất nước VN bất hạnh khi lũ tham quan và các đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó luôn rình rập dòm ngó hàng ngày đến tài sản tích luỹ của người dân. Một cái khốn nạn chưa từng thấy là bọn đầu lĩnh Ba Đình ngày đêm đang còn tính kế để vét luôn 500 tấn vàng và số đô la dự trử trong dân. Tuy tới nay chúng chưa ra tay, nhưng chúng đã có kế hoạch và chắc chắc bọn cướp ngày này một ngày nào đó sẽ xúc tiến việc này, chúng sẽ không bỏ qua một bất cứ việc gì cho dù là bất nhân thất đức chúng cũng làm, để nuôi một lực lượng 11 triệu người trong bộ máy ăn hại, bán nước và làm khổ dân. Thưa đồng bào , hiện tà quyền csVN còn kêu gọi hiến máu để chúng xuất cảng sang Âu Châu, không một chuyện làm gì gì để bóc lột được là chúng sẳn sàng làm bất chấp là phi đạo đức hay phi nhân bản.
Đồng bào tôi ơi!!xin đừng im lặng và thờ ơ trước những bất công vô lý mà tà quyền csVN áp đặt lên đầu lên cổ người dân. Dân là nước, nước có thể nâng thuyền và đũ sức để lật bất cứ loại thuyền lớn nhỏ nàậ - đó là nguyên lý sinh tồn cho bất cứ một dân tộc nào biết tận dụng hiệu quả của nguyên lý này. Hôm nay 432 loại thu thuế phí con số này không bao giờ dừng lại ở đây mà sẽ còn tiếp tục leo đến đỉnh tham cao nhất của bọn Mafia csVN. 

Biên khảo Hậu Duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 20.5.2019.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét