Powered By Blogger
MÙA MƯA LẠI VỀ - SÀI GÒN MÙA NƯỚC NỔI
Nói tới những cơn mưa đầu mùa ở Sài Gòn là nhớ tới lời văn ví von của nhà văn Hoàng Hải Thuỷ, ông đã ví cái đẹp sau cơn mưa ở Sài Gòn trước 1975 như sau: “Sài Gòn sau cơn mưa lớn sạch như người đàn bà đẹp mới tắm xong…”. Còn nay thì sao? 
Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh năm nay, 
Ôi rầu rĩ biết bao! 
Bao năm chống ngập rồi, 
Mà giờ sao lênh láng phố phường! 
Tiền dân chi ra bao nhiêu, 
Sao chẳng làm ra ngô ra khoai! 
Ôi bao nhiêu ông cam kết thật hay, 
Nhưng nay vẫn quá ê chề! 

Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh … 
Là mùa mưa ngập úng... kinh hoàng!!!" 
( Trương Minh Thơ)
 
Ngày xưa trước 1975 theo lời kể của hàng triệu chứng nhân còn sống hiện nay, họ cho biết Sài Gòn ngày nay tức thành "Hồ" sau cơn mưa không còn là người đàn bà đẹp vừa mới tắm xong mà là một bải rác lầy lội bùn sình đầy chất bẩn đũ loại tràn ngập khắp nơi...nổi kinh hoàng của người dân nơi đây là phải sống với nước bẩn trên 66 tụ điểm ngập quá rún trên toàn thành phố. Đây chính là hậu quả của các đỉnh cao trí tuệ chỉ biết nhìn Sài Gòn như là một nơi để kinh doanh bất bất động sản, chúng thi nhau xây dựng nhà cửa bừa bải trên những vùng được coi là túi chứa và thoát nước của thàh phố. Các con kênh bị lấp bừa bải để lấy đất bán tháo bán rẻ nhét vào túi của các quan tham.https://hoanghaithuy.wordpress.com/2010/06/07/sai-gon-mua/

Cũng như mọi năm gần đến mùa mưa, hàng triệu người Sài Gòn đã bắt đầu lo lắng những "điểm tụ nước" - theo cách nói của Trung Tâm Chống Ngập Úng Thành Hồ, có được giải toả cho dân nhờ hay chưa? Năm ngoái theo thống kê của các quan chỉ có 10 điểm trong thành phố là bị ngập trầm trọng còn lại 22 điểm khác được đảng cho là "tụ nước"- cách nói này của các quan. Thế nên, người dân thành "Hồ" phải hiểu: "22 điểm này cứ mổi năm mưa đến là chúng xúm lại tụ nước cho cả thành phố, vì chúng là những điểm nước tụ về đó để tránh ngập cả thành phố.
Thật sự thì khác với lời của đảng nói, thành "Hồ" sau mổi trận mưa người dân thấy có tất cả là 66 nơi bị ngập nước. Đây là một đề tài mà các trí tuệ đỉnh cao csVN đã không thể giải quyết được trong nhiều  thập niên qua. Cứ mổi năm vào đầu mùa mưa về là đám lãnh đạo thành phố sẽ bắt đầu hợp xướng bản hùng ca " kế hoch chống ngập sắp hoàn thành", năm nay 2019 thì đám đầu lĩnh của thành "Hồ" cho biết là công trình thoát nước 10.000 tỷ đồng cho thành "Hồ" sẽ hoàn thành vào cuối năm nay sau gần một 1 năm bị đình chỉ thi công. Đó là một tín hiệu cho biết trước là dân Sài Gòn còn phải tiếp tục sống với lũ lụt sau những cơn mưa của mừa mưa năm nay. Sự thoát nước vẩn chưa xong!! Kể từ ngày cướp được Sài gòn đám quan Pắc Bó chưa bao giờ làm được một việc tốt nào cho dân Sài Gòn được hưởng, chỉ thấy toàn là hại dân hại nước.
Người dân không quên các quan chức lãnh đạo cao cấp của sở GTVT trong trận mưa lớn năm ngoái vào chiều ngày 19.5.2018 ở thành Hồ đã nói với người dân: " toàn Sài Gòn chỉ có mười con đường bị ngập từ… 10 cm đến 25 cm", các tên đại diện Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM còn giải thích thêm, còn lại thì 22 con đường khác chìm trong nước chỉ là… “tụ nước sau mưa”?!. Chúng nói láo và cố tình trốn trách nhiệm nên phải che đậy về tình trạng bất lực của chúng trong việc chống ngập tại thành Hồ. Lời biện bạch quanh co của các đỉnh cao trí tuệ cộng sản đều giống nhau...Cách nói của Sở GT-VT thành "Hồ" giống như tên quan Văn Phú Chính, Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ngày 25/7/2017 đã từng tuyên bố trước báo chí là: 400 tấn cá chết ở Tuyên Quang, Phú Thọ và Hoà Bình là "vì sặc nước?" - Cái tinh vi của bọn quan chức VC là như thế đó! Bởi thế trong kho tàng Ca dao người ta có tìm thấy được một câu ca dao xem ra rất phù hợp với những trường họp này.

Mất mùa đổ tại thiên tai
Được mùa bởi tại thiên tài đảng ta.

NGUYÊN NHÂN NGẬP NƯỚC:

Hệ thống sông rạch, ao hồ bị lấn chiếm, thu hẹp dần: Trong vấn đề thoát nước đô thị, hệ thống sông, rạch, ao hồ (điểm tiếp nhận và lưu trữ tạm thời nguồn nước thoát của thành phố) là rất quan trọng. Về nguyên tắc, tổng khả năng tiếp nhận và vận chuyển của hệ thống này phải bằng hoặc lớn hơn khả năng thoát của tất cả các hệ thống thoát nước nội vùng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, không những một số sông, rạch bị lấn chiếm, thu hẹp và biến mất, mà còn nhiều diện tích ao hồ, đầm lầy, vùng trũng ngập nước ở TP.HCM cũng bị san lấp. Đặc biệt, khu vực Quận 7 là nơi trũng thấp, mật độ sông rạch cao, đóng vai trò rất quan trạng đối với khả năng thoát nước cho toàn thành phố, nhưng hiện đã dành phần lớn diện tích cho phát triển đô thị, san lấp và lấn chiếm nhiều đoạn sông, rạch, ao hồ, đầm lầy... Đến nay, đã có khoảng 30% diện tích với hơn 100 kênh, rạch (có diện tích khoảng 4.000 ha) đã bị lấn chiếm. Trên toàn thành phố hiện cũng còn tồn tại 59 trường hợp xây dựng lấn chiếm cửa xả (thuộc 23 tuyến đường), 105 hầm ga (thuộc 41 tuyến đường), 13,9 km cống và 394 hầm ga (thuộc 92 tuyến đường), 61 vị trí lấn chiếm kênh, rạch phục vụ việc thoát nước cho thành phố.

Thế nên tình trạng ngập lụt ở Sài Gòn được ghi nhận càng lúc càng tệ hại hơn sau mỗi năm, dù tà quyền cs luôn hứa hẹn bằng các tuyên bố “sẽ hết ngập vào năm…” cùng lúc, đổ hàng trăm triệu đô la từ tiền thuế của dân vào các “dự án chống ngập.” nhưng ngập vẩn hoàn ngập.

 
Theo một thống kê được công bố vào năm 2015 thì từ 2004 đến 2014, tà quyền thành phố Sài Gòn đã dùng hết 24.300 tỉ để chống ngập, mỗi năm, công khố phải chi 4.250 tỉ để trả vừa vốn, vừa lãi cho những khoản tiền khổng lồ đã vay để chống ngập. Tuy nhiên tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn mỗi ngày một tồi tệ hơn.
Năm 2016, chính quyền thành phố Sài Gòn loan báo đem ba khu đất ở quận 7 và quận 9 (một có diện tích 5.500 mét vuông, một có diện tích 31.414 mét vuông và một có diện tích 42.000 mét vuông) để “đổi” các dự án chống ngập mới.
Theo các quan vc thành phố Sài Gòn, nếu cải tạo 3.407 cây số cống thoát nước, nạo vét khoảng năm cây số kênh rạch, làm 10 cống ngăn thủy triều, xây khoảng 150 cây số đê, 100 hồ điều tiết nước và 12 nhà máy xử lý nước thải,... thì Sài Gòn sẽ đỡ ngập (?!) Cứ mổi năm là chúng có  đẻ thêm kế hoạch mới chống ngập cho thành "Hô, tiền thì chi ra đều đều, nhưng số phận của dân Sài Gòn là phải sống với nước, riêng năm 2019 có nhiều dự án chống ngập đã được hiến kế, hệ thống chống ngập 10.000 tỷ nghe các lãnh đạo của thành "hồ" tiết lộ là sẽ hoàn thành sau mùa mưa 2019- một công trình đã ngưng gần 1 năm.

Tình trạng của Sài Gòn ngày nay đến giờ rất bi đát, không cần đến mưa, chỉ cần thủy triều lên, Sài Gòn không mưa cũng ngập. Còn mưa thì… khỏi bàn!. Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/sai-gon-thanh-pho-ho-chi-minh-trieu-cuong-ngap/4403840.html
Những ai từng sống ở Sài Gòn trước 1975 đều biết trước đây SG không bao giờ
có trường hợp bị nặng như những năm sau 1975, trước năm đây dù mưa to gió lớn cỡ nào thì Sài Gòn vẫn không bị ngập nước ở mức độ khủng khiếp như bây giờ. Hàng triệu người Sài Gòn vẩn còn sống họ có thể là những chứng nhân cho việc này.

Sau năm 1975, khi Sài Gòn bị "giải phóng" bởi lũ khỉ rừng Bắc Pó, chúng thấy kênh rạch nhiều, đất nhiều nơi còn trống nên đã đấp kênh lấy đất bán tháo bán đổ, xây dựng thành phố nhưng không biết đến yếu tố thoát nước của Sài Gòn. Các con kênh bị lấp chính là những con kênh để thoát nước thay vì chúng nạo vét để nước lưu thông, thì bọn quan ngu vì tham tiền đã lấp lại để bán đất. Đó là một trong những nguyên nhân đưa đến thảm hoạ cho dân Sài Gòn ngày nay, sau mổi trận mưa là phải sống với nước bẩn, chuột, rác...lềnh bềnh trong nhà. Theo như các quan thành "Hô" cho biết :"Riêng trong năm 2019, TP.HCM sẽ triển khai thực hiện hơn 200 dự án chống ngập với tổng kinh phí khoảng 8.000 tỉ đồng". Xem: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tphcm-chi-8000-ti-dong-chong-ngap-trong-nam-2019-1068648.html


CÁCH QUY HOẠCH THÀNH PHỐ SÀI GÒN VÀ VẤN ĐỀ THOÁT NƯỚC

Qua công trình nghiên cứu và khảo sát để quy hoạch xây dựng và phát triển khu vực đô thị Sài Gòn, các kiến trúc sư tài ba người Pháp đã xếp khu quận 7 ( Phú Mỹ Hưng hiện nay) là "vùng cấm". Họ để hoang tự nhiên cho vùng đầm lầy vì đây chính là cái túi"chứa nước tự nhiên" cho Sài Gòn vào những lúc trời đổ mưa lớn! 

Nhìn tổng thể thế đất của Sài Gòn là từ cao xuống thấp dần từ hướng bắc xuống nam. Các vùng cao của Sài Gòn nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét.


6 Khu vực thoát nước của TP.HCM

Vùng trung tâm gồm các quận 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11, Phú Nhuận và một phần các quận Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Thạnh, Tân Bình, kênh rạch chính là Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ Bến Nghé.
Vùng Bắc gồm một phần của các quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Chánh và huyện Hóc Môn, kênh rạch chính có Tham Lương - Bến Cát, Bến Đá - Rạch Bà Hồng.
Vùng Tây gồm một phần quận 6, 8, Tân Bình, Bình Chánh. Kênh rạch chính có Rạch Chùa, rạch Nước Lên
Vùng Nam gồm một phần các quận 7, 8, Bình Chánh, Nhà Bè, kênh rạch chính có Kênh Đôi - Kênh Tẻ.
Vùng Đông Bắc gồm một phần quận 9, Thủ Đức.
Vùng Đông Nam gồm một phần quận 2, 9, Thủ Đức.

Thanh phố Sài Gòn là một thành phố có tính địa dư đặc biệt là thấp dần từ bắc xuống Nam. Và theo nguyên lý tự nhiên, nước luôn di chuyển từ cao xuống thấp. Điều này cho thấy nước của Sài Gòn sẽ có khuynh hướng chảy về các vùng phía Nam Sài Gòn. Nếu trên con đường di chuyển này của nước thoát bị ngăn cản, không trở về được điểm thấp, thì thành phố sẽ ngập !! Vùng thấp của Sài gòn chính là vùng Phú Mỹ Hưng ngày nay - Nơi có nhiều công trình xây cất làm cản đường lưu thông của nước trong thành phố về đây. nước thoát không có lối thoát nên tràn ra khắp các nơi có thể, gây ảnh hưởng tới các vùng gần đó như các quận 1, 3, 5…bị ngập. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là một khu đô thị mới thuộc quận 7, nằm ngay vị trí  phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh chiếm diện tích khoảng 3000ha với nơi sinh hoạt của 30.000 người có thu nhập cao.

Trước 1975, có 3 dự án quan trọng quy hoạch và phát triển thành phố Sài Gòn. Cả 3 dự án này có những điểm chung: đều quy hoạch phát triển thành phố trên vùng đất cao, dọc bờ sông, và theo hướng bắc và đông bắc; ( tạo nhiều ao hồ ở vùng trũng để điều tiết lượng nước mưa tránh ngập lụt cho thành phố; nhiều sông rạch và hệ thống hầm cống thoát nước chảy tự nhiên theo độ dốc.

Đồ án quy hoạch đầu tiên do đại tá công binh Pháp Coffyn đệ trình lên thống đốc Bonard năm 1862, theo đó Sài Gòn được thiết lập trên bờ sông có địa hình cao, với diện tích 2.500 ha cho dân số 500.000 người. Để thoát nước tự nhiên theo triền dốc, thiết lập hồ nhân tạo điều hòa nước mưa hay thủy triều đào ở vùng trũng. Hồ này có một số cửa được mở ra để nhận nước sạch từ sông và kinh rạch chảy vào khi nước thủy triều lên, và bằng cách này nó sẽ tống nước dơ ra kinh rạch bằng một hệ thống các ống dẫn ra kinh Bến Nghé, Thị Nghè và sông Sài Gòn khi nước triều xuống. Cứ hai lần một tuần nước chảy vào và xả ra sẽ làm sạch hệ thống nước thải của thành phố.

Năm 1943, kỹ sư Pugnaire cùng với kiến trúc sư Cerutti, công bố kế hoạch chỉnh trang Sài Gòn – Chợ Lớn và phát triển thành phố đến tận năm 2000 với dân số dự kiến tăng trên 1 triệu vào năm 2000. Trong kế hoạch này hai ông đưa ra đề xuất là phải đào một cái hồ ở phía tây đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng ngày nay), một mặt lấy đất tôn cao nền để xây dựng nhà cửa và điều quan trọng là để chứa nước mưa.

Quanh hồ nhân tạo lớn này sẽ thiết lập một khu triển lãm, vận động trường thể thao, những câu lạc bộ thể dục và bơi lội, cùng các cơ quan hành chính của tỉnh Gia Định. Một hệ thống thoát nước dựa vào chính dòng chảy tự nhiên bằng một hệ thống kinh mương nối nhau chảy thoát ra sông. Dự án chưa được thực hiện vì chiến tranh .

Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, nhóm kiến trúc sư do ông Lê Văn Lắm lãnh đạo, gồm quý ông như KTS Ngô Viết Thụ, KS Trần Lê Quang, v.v. đã công bố “Dự án thiết kế thủ đô Sài Gòn”. Dự án nghiên cứu rất chi tiết, từ lịch sử, địa lý đến điều kiện xã hội học, qui hoạch, thiết kế công trình đến kế hoạch trù liệu tài chính.

Theo dự án này, thành phố chỉ nên phát triển và mở rộng trên vùng đất cao, theo trục xa lộ Biên Hòa, hướng về phía bắc và đông bắc (Thuận An, Biên Hòa) và Tây Bắc (Củ Chi). Thiết lập một đô thị Sài Gòn mới song hành với Sài Gòn cũ. Các cơ sở kỹ nghệ, và đại học phải dời ra khỏi Sài Gòn cũ, để dân chúng tự động đến định cư ở thành phố mới.

Dự án còn khuyến cáo là bất luận trong trường hợp nào thành phố cũng không được phát triển kỹ nghệ và đô thị hóa về hướng nam và đông nam thành phố như Nhà Bè, Cần Giờ, và Bình Chánh, vì đó là khu vực trũng, xử dụng như hồ nước điều thủy khi có mưa to. Nếu có xây cất thì chỉ cho phép nhà thấp tầng, nhà vườn, và duy trì hình thái nông nghiệp sinh thái, không được bêtông hóa toàn bộ bề mặt để cho nước ngấm .http://www.thesaigonpost.us/2018/10/tai-sao-sai-gon-ngap-nuoc.html

Ngược lại với các công trình nghiên cứu của người Pháp và các chuyên viên của VNCH, phe thắng cuộc với cái trí tuệ kém cỏi tự tôn vô lối, đã sa lầy trong việc chống ngập làm tiêu hao không biết bao nhiêu là tiền thuế của người dân bởi những tên lãnh đạo đầu ngành ngu dốt - gây không biết đau khổ cho người dân Sài gòn mổi khi mưa xuống. Sài gòn sau ngày bị "giải phóng" đã từ hòn ngọc viển đông xuống thành bải rác thối sau những cơn mưa, nó cũng đã giết chết "người đẹp sau khi tắm "của nhà văn Hoàng Hải Thuỷ. Mượn bài nhạc chế của tác giả Trương Minh Thơ để thay lời kết cho bài viết này.


Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh 

Mùa mưa này về trên quê ta 
Khắp phố phường nước ngập bao la 
Mưa chưa to, giông bảo còn xa, 
Đường thành sông, bùn rác ngập nhà! 

Thành phố Hồ Chí Minh quê ta 
Đã mấy năm chi bao tiền ra 
Chi bao tiền ra để thay cống thoát… 
Lo cho… lúc mưa về! 

Thành phố Hồ Chí Minh năm nay, 
Trời mưa đường bổng biến thành sông! 
Nước mênh mông mà không lối thoát! 
Người đang đi tự dưng mắc lầy! 
( tác giả Trương Minh Thơ))

Biên khảo Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ 23.5.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét